Giống lúa mang bản quyền Việt Nam có những đặc tính rất ưu việt

Việt Nam đã đầu tư nhiều cho công nghệ di truyền, đặc biệt là trong việc chọn tạo giống lúa. Vì vậy trong 5 năm qua các nhà khoa học nông nghiệp nước ta đã tạo ra được nhiều giống lúa mang bản quyền Việt Nam có những đặc tính rất ưu việt, đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu. Phải chăng vì thế mà chúng ta có thể “nới tay” trong việc kiểm soát diện tích lúa và không phải lo lắng về vấn đề an ninh lương thực?

Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Trần Duy Quý, nguyên Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, sẽ đưa ra câu trả lời cho bạn đọc.

Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Trần Duy Quý, nguyên Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam


Xin Giáo sư cho biết những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong việc chọn tạo và lai tạo các giống lúa có năng suất cao và chất lượng tốt trong thời gian qua ?


Khoảng 5 năm trở lại đây các nghiên cứu về chọn tạo các giống lúa ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Có hai nhóm, hai mảng - nghiên cứu về lúa lai và lúa thuần bằng phương pháp truyền thống kết hợp với phương pháp công nghệ sinh học. Nói đến lúa lai thì phải nói đến các nhà khoa học nổi tiếng, đầu đàn, đó là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Trâm, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, nguyên Phó Viện trưởng Viện Sinh học Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Cùng với các cộng sự của mình bà đã cho ra một loạt giống lúa lai hai dòng mang bản quyền Việt Nam, như là TH3-3, TH3-4, TH3-5. Đấy là sự đột phát trong 5 năm trở lại đây. Các giống lúa lai này có năng suất cao, tính thích ứng rộng, chất lượng gạo khá, đáp ứng được một phần nhu cầu hạt giống lúa lai ở trong nước.

Tiếp theo là các giống lai “siêu lúa” của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Hoan, cũng ở Viện Sinh học Nông nghiệp, và của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Hoàng ở Trung tâm Lúa lai, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Riêng Viện Di truyền Nông nghiệp lại tập trung vào mảng lúa thuần do Bộ môn Di truyền đột biến và Công nghệ lúa lai tiến hành. Trong nhiều năm cơ quan này đã tạo ra được nhiều giống lúa năng suất cao, khả năng kháng bệnh tốt, có sự thích ứng mạnh với sự biến đổi thời tiết như QR1, QR2, I01, J02, PC68, DT 68.

Giáo sư có thể cho biết, Việt Nam sẽ đi theo hướng nào trong việc chọn giống lúa – giống lúa lai hay lúa thuần chủng?

Lúa thuần và lúa lai khác nhau ở chỗ: lúa thuần mình gieo cấy rồi để giống được từ vụ này sang vụ khác mà không phải mua giống, ít nhất trong 3 vụ, nếu biết chọn lọc và bảo quản. Còn lúa lai, sau khi thu hoạch lấy thóc thương phẩm thì phải mua hạt giống khác để gieo vụ sau. Nếu dùng lúa lai của vụ trước làm giống thì nó sẽ tự thụ và phân ra cây cao, cây thấp, không đồng đều, năng suất giảm đi về mặt lý thuyết là 25%. Vì thế lúa lai không để giống được. Đó là khác biệt căn bản giữa lúa lai và lúa thuần.

Lúa lai thì phải có dòng bố và dòng mẹ, khi cho thụ phấn với nhau thì tạo ra con lai F1. Lúa thuần là giống lúa cũng do lai tạo ra giữa bố và mẹ nhưng cho chọn lọc tự thụ trong nhiều đời, ít nhất thừ 8 đến 12 đời, từ đó chọn được một dòng thuần hoàn toàn để tự thụ và làm giống. Lúa lai thì chỉ qua một đời thôi. Lúa lai có nhiều ưu thế, cho năng suất cao hơn lúa thuần ít nhất 15 – 20%, thích ứng rộng.

lúa gạo Việt nam

Hiện nay Việt Nam đi theo cả hai hướng nhưng lúa thuần vẫn mạnh hơn, chiếm tới 75 – 80%.

Nếu chọn vài giống lúa có thể sánh được với các giống lúa tốt nhất của thế giới, của Thái Lan, của Mỹ thì chúng ta có giống lúa Sóc Trăng (ST 20), hiện tại giá lúa ST 20 còn đắt hơn gạo Thái. Tại Việt Nam gạo Thái bán với giá 22.000 đồng/kg ở siêu thị thì gạo ST 20 được bán với giá 26.000 - 29.000 đồng/kg. Gạo Tám Thơm vẫn có chỗ đứng tại thị trường Việt Nam vì nó có ưu thế đặc trưng như hạt gạo sau khi nấu chín có độ dẻo và bóng, tuy nhiên việc xay xát phải rất thận trọng vì hạt gạo dài nên dễ gãy.

Tùy từng vùng khí hậu mà lúa lai hay lúa thuần được ưa dùng. Ở miền núi phía Bắc nông dân dùng lúa lai nhiều vì đặc tính dễ thích ứng với thời tiết lạnh và năng suất cao. Với đồng bằng hay ngập úng thì lúa thuần ưu thế hơn.

Bây giờ khoa học công nghệ cho phép tạo ra những giống lúa lai cho hạt gạo thơm, dẻo còn hơn các giống lúa thuần. Nhưng nhìn chung, chất lượng, mùi thơm của các giống lúa lai vẫn còn thua các giống lúa thuần đặc sản, chẳng hạn giống HIT 100, HIT 108, HIT 122 của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.

Thưa Giáo sư, như vậy là các nhà khoa học nông nghiệp Việt Nam đã có bước tiến lớn trong việc chọn tạo và lai tạo các giống lúa. Vậy nhưng tại sao chúng ta vẫn phải nhập các giống lúa của Trung Quốc?

Hiện nay một số giống lúa lai của Trung Quốc vẫn được nhập về nhưng với tỷ lệ rất thấp. Lúa lai ở Việt Nam mỗi năm chỉ có 500.000 ha, trong số này ta nhập của Trung Quốc 70%, khoảng 350.000 ha. Còn 150.000 ha do ta tự túc giống. Tuyệt đại đa số diện tích trồng lúa của Việt Nam, hơn 6 triệu ha lúa thuần (2 vụ), là do ta tự túc giống cả. Không nhất thiết chúng ta phải tự lo toàn bộ các giống lúa lai vì các giống tốt của Trung Quốc cũng là thành tựu của trí tuệ loài người. Nếu giá rẻ và phù hợp với thổ nhưỡng, thời tiết của ta thì chúng ta nhập.

Hơn nữa, một trong những lý do các giống lúa lai của Trung Quốc có chỗ đứng ở Việt Nam là vì các tỉnh của ta vẫn áp dụng chính sách trợ giá (cho lúa lai). Nếu Chính phủ mình quyết định bỏ hoàn toàn việc trợ giá thì các giống lúa lai Trung Quốc khó vào được Việt Nam vì giống lúa thuần của chúng ta cũng đạt năng suất 7 – 8 tấn/ha, không kém gì lúa lai, chất lượng gạo tốt mà để giống cho mùa sau cũng được.

Các doanh nghiệp của Việt Nam đi mua giống lúa lai của Trung Quốc hay bị lừa ở chỗ: có giống lúa lai cùng một mẹ nhưng khác bố với giống lúa được quảng cáo, nhìn bằng mắt thường không phân biệt được vì hình dáng, màu sắc đều mang đặc điểm của mẹ. Nếu doanh nghiệp Việt Nam thích giống Nhị Ưu 838 thì một số doanh nghiệp Trung Quốc thiếu nghiêm túc sẽ cho ra một loại giống tương tự Nhị Ưu 838, có cùng mẹ nhưng khác bố, để giảm giá thành và rút ngắn quy trình lai tạo. Bố khác thì sẽ cho đặc tính của con khác. Đến khi lúa đã gieo và phát triển thì mới phát hiện ra, năng suất không cao như nông dân mong muốn, ví dụ chỉ đạt 6 tấn thay cho 8 tấn/ha.

Thưa Giáo sư, vì chúng ta có thể chọn tạo, lai tạo những giống lúa năng suất rất cao nên việc kiểm soát diện tích lúa cũng như vấn đề an ninh lương thực không cần đặt ra một cách gắt gao chăng?

Quan điểm chung của các nhà khoa học, không chỉ của riêng tôi, là như thế này: Về mặt lý thuyết năng suất lúa có thể còn lên nữa, tới 10 tấn/ha/vụ, sản lượng lương thực có thể đạt 55 – 60 triệu tấn trong vài chục năm nữa. Tuy nhiên, để đảm bảo an ninh lương thực chắc chắn trong thời kỳ biến đổi khí hậu thì Việt Nam dứt khoát phải giữ được 3,8 triệu ha lúa. Nếu diện tích lúa giảm thì sẽ xuất hiện nguy cơ thiếu lương thực vì có những năm xảy ra lạnh kéo dài, lụt, nước biển dâng…  Những giống lúa hiện có không thể thích ứng ngay được.

Chẳng hạn, mưa liên tục thì các giống lúa của chúng ta bị ngập, không chịu được úng và chết hết, mất mùa và ảnh hưởng đến an ninh lương thực ngay. Muốn tạo giống mới phải có ít nhất 5 – 7 năm. Chưa kể thóc gạo còn được chế biến làm bún, bánh, để chăn nuôi… Rồi số dân tăng. Mỗi một năm dân số Việt Nam tăng xấp xỉ 1 triệu người, bằng một tỉnh. Nuôi được số người sinh thêm này không phải dễ. Chủ trương của Nhà nước từ nay đến năm 2050 giữ 3,8 triệu ha trồng lúa là rất đúng đắn. Có thực mới vực được đạo. Không đảm bảo an ninh lương thực thì sẽ dẫn đến bất ổn chính trị. Vì vậy an ninh lương thực là vấn đề mấu chốt của bất cứ quốc gia nào.

Trần Quang Vinh

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !