Ký ức khốn khổ của nữ sinh bị mẹ ép học tiếng Anh

Tôi hiện là nữ sinh lớp 11 tại một trường công lập bình thường. Trước đây, tôi đã phải trải qua những ký ức không vui suốt thời gian học cấp 1 và cấp 2 vì bị mẹ ép học tiếng Anh.

Nhớ lại 5 năm học tiểu học, năm nào tôi cũng là học sinh giỏi, đặc biệt tôi thường được thầy giáo khen ngợi học tốt môn tiếng Anh.

Thế nên năm lên lớp 6, tôi được mẹ xin cho vào một lớp chuyên tiếng Anh, trong lớp có nhiều bạn giỏi hơn tôi. Với tâm thế “không được phép học kém hơn bạn”, tôi mải miết học hành ngày đêm, thường xuyên thèm ngủ nên tới lớp cứ đờ đẫn như người mất hồn.

Quãng thời gian đó chính là quãng thời gian khủng hoảng của tôi. Một buổi chiều mẹ đi họp phụ huynh về, biết tôi sa sút thành tích học tập, mẹ nổi giận nghi ngút mắng chửi: “Mày có muốn tao tống cổ mày ra khỏi nhà không, vất vả nuôi mày ăn học mà mày học hành thế à”. Kèm theo sau là một cái tát trời giáng.

Tối đó mẹ còn bắt tôi đứng úp mặt vào góc tường, không được ăn tối và bắt tôi hứa học kỳ tới sẽ lấy lại phong độ học tập, đặc biệt là môn tiếng Anh.

Khi đó, kỳ thực, trong tâm trí tôi ngán đến tận cổ môn học này dù ai cũng nói tôi có “khiếu” tiếng Anh.

{keywords}
Ảnh minh họa

Tôi còn nhớ, từ hồi học mầm non, mẹ đã tha lôi tôi đi hết trung tâm tiếng Anh này đến nhà thầy cô nổi tiếng khác để học ngoại ngữ, thậm chí mẹ còn thuê gia sư về dạy tiếng Anh cho tôi vào buổi tối. Tình trạng kéo dài tới các năm học tiểu học khiến cuộc sống suốt mấy năm liền của tôi đều quanh quẩn với việc học tiếng Anh.

Mẹ tôi luôn tâm niệm rằng tôi phải trở thành công dân toàn cầu, nếu không học tiếng Anh thì sau này lớn lên tôi sẽ chẳng làm được công việc gì danh giá.

Việc học thêm của tôi không có gì ngoài ngoại ngữ. Có lần tôi nói với mẹ rằng mình rất thích học vẽ nhưng mẹ bỏ ngoài tai, bảo là vẽ vời là việc lông bông. Hồi lớp 2, ông nội tặng tôi hộp bút vẽ, màu nước và tập giấy vẽ nhân dịp sinh nhật. Tôi mừng rơn, đi học về là vẽ. Thấy thế, mẹ tôi mắng mỏ rồi xé hết giấy vẽ, ném hết bút vào thùng rác.

Với mẹ tôi, chỉ có học tiếng Anh thì tôi mới có tiền đồ. Tôi nhẫn nhịn và chạy theo guồng đua do mẹ vạch ra, nhưng đến khi lên cấp 2 thì tôi lại ghét cay ghét đắng môn tiếng Anh. Tôi cho rằng vì nó mà tôi không được học vẽ, vì suốt ngày đi học thêm tiếng Anh nên không được đi chơi đây đó như những đứa bạn hàng xóm. Cứ nghĩ đến việc học từ vựng tiếng Anh, nghe giao tiếp tiếng Anh, làm bài tập tiếng Anh... là tôi phát khùng lên.

Đã vậy, mẹ lại hay khoe khoang với mọi người rằng: "Con bé nhà em thích học tiếng Anh lắm, học ngày học đêm, có hôm bảo nó ngủ sớm đi mà không chịu, năm vừa rồi vừa giành giải nhất thi Toán – tiếng Anh…".

Tôi nghe những lời ấy mà trong lòng chỉ muốn hét lên “Toàn là mẹ bắt con học đó chứ, con đâu có thích tiếng Anh đâu”. Dần dà tôi chán nản, sợ cảnh tan học về nhà đối diện với mẹ.

Kỳ 2 năm lớp 7, tôi phản kháng việc đi học tiếng Anh bằng cách tự ý bỏ tiết tại trung tâm ngoại ngữ. Hậu quả là tôi bị mẹ phát hiện và ăn một cái tát ngay ngoài đường đông người qua lại.

Như thể bao nhiêu uất ức dồn nén được dịp bung ra, tôi khóc rất nhiều rồi chạy sang nhà ông nội. Chưa cần mẹ cấm ăn cơm tôi đã nhịn ăn.

Hôm sau, nghe lời ông bà khuyên nhủ tôi vẫn đến lớp tiếng Anh theo ý muốn của mẹ nhưng tinh thần uể oải, học không vào đầu 1 chữ nào.

Cuối năm thành tích học tập của tôi lại thê thảm. Mẹ lại đánh tôi. Khi đó tôi sợ quá, ú ớ không biết nói gì, không cử động được, co ro và run rẩy…

Lần này, bố tôi đã lên tiếng can thiệp vào việc mà mẹ tôi vốn đã phân chia không có “phận sự” của bố. Bố cho rằng mẹ đã quá áp đặt chuyện học hành của tôi, nhất là ép tôi học tiếng Anh cho bằng được. Bố dẫn chứng rất nhiều gương học sinh vì áp lực học hành mà bỏ nhà ra đi, rồi gặp chuyện này chuyện kia.

Cuối cùng mẹ chịu “tha” cho tôi bằng việc cho chuyển trường vào đầu năm lớp 8. Tôi cũng không phải đi học tiếng Anh ở trung tâm nữa, chỉ phải học theo môn trên lớp. Cuối tuần, tôi được bố đưa đi học vẽ một buổi ở trung tâm văn hóa thanh thiếu nhi.

Đến giờ khi là học sinh THPT, tôi đã lấy lại cân bằng trong học tập, cũng không còn quá ghét môn tiếng Anh nữa. Tôi vẫn theo đuổi đam mê học vẽ của mình, tôi muốn sau này được học Đại học Mỹ thuật Công nghiệp để trở thành một nhà thiết kế trong tương lai.

Bạn đọc Hương Anh

Thanh niên hành động ngăn nạn buôn bán, giết mổ chó mèo

Với sự hiểu biết khi tham gia cuộc thi, thanh niên sẽ là cầu nối khuyến khích những người khác suy ngẫm về hậu quả của việc kinh doanh, vận chuyển và giết mổ thịt chó mèo.

Tạo sân chơi cho học sinh ứng dụng kiến thức giáo dục STEM

Cuộc thi đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, nhằm nuôi dưỡng năng lực tiếp cận công nghệ giải quyết các vấn đề của xã hội.

'Học sinh toàn đạt danh hiệu khá, giỏi sao phải lo chuyện đi học thêm?'

Chuyên gia giáo dục Lê Đông Phương nêu nghịch lý: “Qua báo cáo tổng kết các năm học, đa số học sinh được xếp loại khá giỏi, số yếu kém chỉ chiếm rất ít, vậy tại sao xã hội, phụ huynh cứ phải lo chuyện học thêm, dạy thêm?”.

Thầy cô Học viện Nông nghiệp Việt Nam trổ tài gói bánh chưng

Từ ngày 12/1- 24/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ hội Xuân, lễ hội gói bánh chưng và hội thi văn hóa ẩm thực truyền thống chào Xuân Ất Tỵ 2025.

Tử vong do tai nạn giao thông liên quan rượu bia: 6/10 người trong độ tuổi 15 - 29

Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy cứ 10 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia thì có 6 người trong độ tuổi từ 15 đến 29.

Học viện nông nghiệp Việt Nam ra mắt câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên

Trong khuôn khổ Lễ hội Xuân 2025, tối 17/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức ra mắt Câu lạc bộ hoa, cây cảnh sinh viên VNUA.

Từ nghe tiếng Anh bập bõm, nam sinh bứt phá lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge

Những ngày đầu học tại ngôi trường mới, Đăng gặp khó khăn vì vốn tiếng Anh ít ỏi, không thể theo kịp các bài học trên lớp. Tự động viên và đặt ra mục tiêu để cố gắng, Đăng dần cải thiện thành tích, bứt phá và lọt top 1 thế giới kỳ thi của Cambridge.

‘Kẻ trộm lương thiện’ trong trí nhớ của người thầy 75 tuổi

Với thầy Khang, dạy học, dạy kiến thức là điều bắt buộc, nhưng điều quan trọng hơn chính là dạy cách làm người, dạy cách sống, cách đối nhân xử thế.

Cô giáo 'làm mới' những đứa trẻ ngỗ ngược, lầm lỡ

Bằng tâm huyết và trách nhiệm, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa, giáo viên Trường Giáo dưỡng số 2 (Bộ Công an) đã giúp nhiều trẻ vị thành niên ngỗ ngược, lầm lỡ thay đổi nhận thức, sống hướng thiện.

Trao tặng 230 xe lăn, hơn 600 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó

Trong khuôn khổ CSR Day lần thứ 2, Ban tổ chức đã trao tặng 230 xe lăn cho người khuyết tật và 630 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.