Giới trẻ và hành trình nhọc nhằn giải mã bản thân
Theo kết quả điều tra xã hội học của Viện Nghiên cứu giáo dục, hơn 80% giới trẻ ở Việt Nam có ước mơ nghề nghiệp, nhưng không đủ tự tin, quyết tâm theo đuổi ước mơ để lập nghiệp; và khoảng 75% sinh viên tốt nghiệp nhưng chưa đủ tự tin để lập nghiệp...
Thiếu kỹ năng và vốn sống, nên giới trẻ dễ bị mất phương hướng, chạy theo lối sống nhạt nhòa, không có mục đích phấn đấu.
Đi tìm “bản ngã”
Câu hỏi “Tôi là ai? Tôi học để làm gì, vì cái gì? Tôi sống cho ai? Sống như thế nào?”... tưởng như vô lý, nhưng đang được một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ, thậm chí có cả tầng lớp trí thức trẻ đặt ra trong tâm thế hoang mang, mất phương hướng.
“Tôi học đại học để thỏa mơ ước của bố mẹ” - bạn Nguyễn Thanh Tùng, sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân chia sẻ. Tùng là học sinh khá, nên cậu đã đỗ đại học ngay năm đầu tiên dự thi. Nhưng đã học đến năm thứ 2 của đại học, Tùng vẫn băn khoăn với câu hỏi “Học để làm gì?”, bởi Tùng chỉ muốn trở thành một nhà tạo mẫu tóc.
Nhiều người trẻ thú nhận rằng, họ không dám theo đuổi ước mơ vì những rào cản từ gia đình, xã hội. Nhiều người do quá hoang mang về đích phấn đấu nên đã để bạn bè xấu lôi kéo. Lý giải về điều này, anh Nguyễn Hữu Thái Hòa - Giám đốc Chiến lược Tập đoàn FPT cho hay, sự lo lắng và mất định hướng của một bộ phận giới trẻ hiện nay đến từ sự mất niềm tin vào bản thân, quen với lối suy nghĩ truyền thống và khép mình vào những nguyên tắc, chuẩn mực do người khác áp đặt. Do đó, “cái tôi” của họ bị “nghẹt thở”, họ mất phương hướng, không có mục đích sống.
Hãy luôn ước mơ!
Nhà báo Tạ Bích Loan - Trưởng Ban Thanh thiếu niên VTV6 đã từng khuyên giới trẻ: “Tuổi trẻ là tượng trưng cho sức trẻ, sự khao khát, thành đạt, nhưng nếu không biết vượt qua vỏ bọc, sống nhu nhược, tự ti, thì người trẻ sẽ mất đi cơ hội thành công”. Nhà báo Tạ Bích Loan dẫn ra câu chuyện “con voi và sợi dây thừng”, chiếc dây thừng lỏng lẻo và rất nhỏ so với sức vóc của con voi, nhưng con voi không hề có ý định bứt ra khỏi sợi dây thừng để trở về với thiên nhiên tươi đẹp, bởi nó đã quen với sự kìm hãm, do được con người rèn từ khi còn bé.
Tuy nhiên, một số người nổi tiếng, đã thành đạt ở nhiều lĩnh vực trong xã hội cũng từng có tuổi trẻ hoang mang, mất phương hướng, nhưng đến một thời điểm nhất định, họ đã vượt qua được và từng bước trưởng thành. Anh Thái Hòa cũng đã từng trải qua một giai đoạn phân vân lựa chọn hoặc học đại học kiến trúc, hoặc theo con đường kinh doanh, để rồi anh quyết định theo đuổi con đường kinh doanh. Thậm chí, khi đã thành công với công việc cho thu nhập hàng chục nghìn USD mỗi tháng ở Úc, anh Hòa lại trăn trở với ước mơ trở về Việt Nam. Quyết định bỏ Úc về Việt Nam đầu quân cho FPT của anh Hòa khiến không ít người ngạc nhiên. Nhưng anh Hòa nói: “Tuổi trẻ có nhiều ngã rẽ, nhiều cách tự chọn con đường đi, có thể con đường ấy gặp thành công hay thất bại, nhưng đã chọn và làm hết sức mình mà vẫn thất bại thì không nên hối tiếc”.
Từng được trao học bổng danh giá Sterndale Bennett, để theo học tại Học viện Âm nhạc Hoàng gia Anh quốc và đoạt nhiều giải thưởng âm nhạc quốc tế, quyết tâm thực hiện ước mơ chinh phục thế giới khi chỉ mới 14 tuổi, thậm chí khi bị tai nạn tưởng hỏng đôi tay… nhưng tâm sự với các bạn sinh viên, về những ước mơ của mình, nghệ sĩ piano Trịnh Mai Trang (Trang Trịnh) cho biết: “Chị không biết thực sự ước mơ của mình là gì? Chỉ biết phía trước là một con đường, và mình phải đi...!!!”. Với nghệ sĩ Trang Trịnh, ước mơ rất đẹp nhưng rất dễ tan biến, quan trọng là luôn biết ước mơ, và không ngừng mơ ước…
Nguồn: Báo GTVT
Các bạn trẻ say mê viết lên mơ ước “5 năm tới bạn sẽ trở thành ai?” |
Đi tìm “bản ngã”
Câu hỏi “Tôi là ai? Tôi học để làm gì, vì cái gì? Tôi sống cho ai? Sống như thế nào?”... tưởng như vô lý, nhưng đang được một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ, thậm chí có cả tầng lớp trí thức trẻ đặt ra trong tâm thế hoang mang, mất phương hướng.
“Tôi học đại học để thỏa mơ ước của bố mẹ” - bạn Nguyễn Thanh Tùng, sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân chia sẻ. Tùng là học sinh khá, nên cậu đã đỗ đại học ngay năm đầu tiên dự thi. Nhưng đã học đến năm thứ 2 của đại học, Tùng vẫn băn khoăn với câu hỏi “Học để làm gì?”, bởi Tùng chỉ muốn trở thành một nhà tạo mẫu tóc.
"Cơ hội đến với chúng ta hàng ngày. Các bạn trẻ hãy sống với cái tôi đam mê, kiêu hãnh và đầy khao khát. Hạnh phúc là hành trình, là con đường ta đi đến, chứ không phải là đích đến trong cuộc đời. Hành trình tìm kiếm giấc mơ, thực hiện hoài bão, phải nằm trong chính bản thân mỗi con người…”.
Nguyễn Hữu Thái Hòa
Giám đốc Chiến lược Tập đoàn FPT
Khác với Tùng, Tuấn Dũng, sinh viên năm thứ tư Đại học Kiến trúc Hà Nội vào trường hoàn toàn tự nguyện, nhưng càng học, Dũng càng cảm thấy chán nản với những con số, với những bản vẽ, và hiện tại Dũng đang hoang mang với câu hỏi, có nên tiếp tục học để tốt nghiệp đại học, hay bỏ ngang để làm kinh doanh?Nguyễn Hữu Thái Hòa
Giám đốc Chiến lược Tập đoàn FPT
Nhiều người trẻ thú nhận rằng, họ không dám theo đuổi ước mơ vì những rào cản từ gia đình, xã hội. Nhiều người do quá hoang mang về đích phấn đấu nên đã để bạn bè xấu lôi kéo. Lý giải về điều này, anh Nguyễn Hữu Thái Hòa - Giám đốc Chiến lược Tập đoàn FPT cho hay, sự lo lắng và mất định hướng của một bộ phận giới trẻ hiện nay đến từ sự mất niềm tin vào bản thân, quen với lối suy nghĩ truyền thống và khép mình vào những nguyên tắc, chuẩn mực do người khác áp đặt. Do đó, “cái tôi” của họ bị “nghẹt thở”, họ mất phương hướng, không có mục đích sống.
Hãy luôn ước mơ!
Nhà báo Tạ Bích Loan - Trưởng Ban Thanh thiếu niên VTV6 đã từng khuyên giới trẻ: “Tuổi trẻ là tượng trưng cho sức trẻ, sự khao khát, thành đạt, nhưng nếu không biết vượt qua vỏ bọc, sống nhu nhược, tự ti, thì người trẻ sẽ mất đi cơ hội thành công”. Nhà báo Tạ Bích Loan dẫn ra câu chuyện “con voi và sợi dây thừng”, chiếc dây thừng lỏng lẻo và rất nhỏ so với sức vóc của con voi, nhưng con voi không hề có ý định bứt ra khỏi sợi dây thừng để trở về với thiên nhiên tươi đẹp, bởi nó đã quen với sự kìm hãm, do được con người rèn từ khi còn bé.
Tuy nhiên, một số người nổi tiếng, đã thành đạt ở nhiều lĩnh vực trong xã hội cũng từng có tuổi trẻ hoang mang, mất phương hướng, nhưng đến một thời điểm nhất định, họ đã vượt qua được và từng bước trưởng thành. Anh Thái Hòa cũng đã từng trải qua một giai đoạn phân vân lựa chọn hoặc học đại học kiến trúc, hoặc theo con đường kinh doanh, để rồi anh quyết định theo đuổi con đường kinh doanh. Thậm chí, khi đã thành công với công việc cho thu nhập hàng chục nghìn USD mỗi tháng ở Úc, anh Hòa lại trăn trở với ước mơ trở về Việt Nam. Quyết định bỏ Úc về Việt Nam đầu quân cho FPT của anh Hòa khiến không ít người ngạc nhiên. Nhưng anh Hòa nói: “Tuổi trẻ có nhiều ngã rẽ, nhiều cách tự chọn con đường đi, có thể con đường ấy gặp thành công hay thất bại, nhưng đã chọn và làm hết sức mình mà vẫn thất bại thì không nên hối tiếc”.
Từng được trao học bổng danh giá Sterndale Bennett, để theo học tại Học viện Âm nhạc Hoàng gia Anh quốc và đoạt nhiều giải thưởng âm nhạc quốc tế, quyết tâm thực hiện ước mơ chinh phục thế giới khi chỉ mới 14 tuổi, thậm chí khi bị tai nạn tưởng hỏng đôi tay… nhưng tâm sự với các bạn sinh viên, về những ước mơ của mình, nghệ sĩ piano Trịnh Mai Trang (Trang Trịnh) cho biết: “Chị không biết thực sự ước mơ của mình là gì? Chỉ biết phía trước là một con đường, và mình phải đi...!!!”. Với nghệ sĩ Trang Trịnh, ước mơ rất đẹp nhưng rất dễ tan biến, quan trọng là luôn biết ước mơ, và không ngừng mơ ước…
Nguồn: Báo GTVT
Giao lưu văn hóa sưu tập tem nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh Bác Hồ
Chương trình Giao lưu văn hóa sưu tập tem sẽ giúp học sinh Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) thêm yêu quê hương đất nước, góp phần phát triển phong trào sưu tập tem trong trường học.
Nữ sinh Trường Newton và hành trình giành học bổng toàn phần đại học top đầu thế giới
Tháng Tư luôn là giai đoạn sôi động nhất của việc apply học bổng của các học sinh có khát vọng tìm kiếm những môi trường giáo dục lý tưởng trên phạm vi toàn cầu.
Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp
Vừa qua, Trường THCS- THPT Newton đã tổ chức hội thảo “Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp”.
Tuyển sinh 2022: Thí sinh trúng tuyển đại học xác nhận nhập học từ hôm nay
Từ hôm nay (18/9), Bộ GD&ĐT sẽ mở hệ thống để thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến; hạn cuối xác nhận nhập học là 17h ngày 30/9/2022.
Sở GD-ĐT Hà Tĩnh triển khai phương án phòng, chống virut Corona
Sở GD-ĐT Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản số 132/SGDĐT-CTTT gửi Trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở; Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện về việc triển khai phòng, chống dịch bệnh do virut Corona gây ra.
Hải Phòng: Nhiều trường học "nhắc nhở" phụ huynh phòng chống vi rút Corona
Trong ngày 30, 31/1, nhiều trường học tại thành phố Hải Phòng đã có thông báo gửi đến phụ huynh, học sinh về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona.
Dọn phòng, bố ngỡ ngàng phát hiện Bộ luật “phải tuân chỉ” của con trai lớp 5
Một học sinh lớp 5 (ở Thanh Hóa) đã tự đề ra bộ luật 21 điều “phải tuân chỉ” riêng cho bản thân khiến cha mẹ vô cùng ngỡ ngàng.
Diễn biến mới nhất vụ hàng chục học sinh ở Đắk Lắk mang "hàng nóng" đi hỗn chiến
Vụ hàng chục học sinh tham gia chuẩn bị đánh nhau tại Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk đang khiến dư luận hết sức quan tâm. Tuy nhiên, các số liệu của nhà trường cung cấp cho báo chí và cơ quan chức năng đã "vênh" nhau một cách khó hiểu.
"Đề thi học sinh giỏi Văn lớp 9 của Hà Nội đưa ra yêu cầu hoàn toàn phi lí"
Đó là chia sẻ của TS. Trịnh Thu Tuyết – nguyên giáo viên trườn THPT Chu Văn An (Hà Nội) về đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9 của Hà Nội.
Xã hội càng "trí tuệ nhân tạo" sẽ càng cần "nhân văn số"
Ở Việt Nam, rô-bốt đã làm thay chức năng của nhân viên trong thư viện. Như vậy, để thấy viễn cảnh rô-bốt thay thế hoàn toàn con người trong một số lĩnh vực kỹ thuật không còn xa nữa. Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là rô-bốt có thể thay thế mọi lĩnh vực...