Giáo viên nói về đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Văn năm nay

Hôm nay, kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2022 chính thức diễn ra với môn thi Ngữ văn, thời gian làm bài 180 phút.

Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2022 môn Văn có 2 câu về Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học trong thời gian 180 phút làm bài. 

Ngay sau khi thí sinh làm bài xong, đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Văn đã thu hút sự quan tâm của nhiều người trong đó có những giáo viên cho rằng đề thi không mới thậm chí chỉ ở mức học sinh giỏi tỉnh. Một số khác thì cũng cho rằng với đề năm nay, thật không dễ để có những bài văn độc đáo, mới mẻ.

{keywords}
Đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia môn Văn năm nay

Nhận định về về đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2022, Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên môn Ngữ văn, Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội cho hay: “Mấy năm gần đây, hai câu hỏi trong đề thi trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT thường yêu cầu luận bàn về cùng một vấn đề, đương nhiên ở hai góc độ khác nhau của sự tiếp cận, hoặc từ góc nhìn của cuộc sống xã hội, hoặc soi chiếu trong những bình diện của văn chương – đề thi năm học 2021 – 2022 cũng không ngoại lệ khi vấn đề xuyên suốt hai câu hỏi là “giá trị” – giá trị của một đối tượng, dù nhất thời hay muôn đời.

Đó là vấn đề không mới, nhưng chưa bao giờ cũ với cả văn chương và cuộc sống – bởi hành trình vận động của loài người hàm chứa mọi lĩnh vực trong nó (ví dụ văn chương) là hành trình tìm kiếm, tạo lập, hoàn thiện, rồi lại đổi thay, phát triển và xác lập những giá trị mới”.

Theo Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết phân tích thì câu Nghị luận xã hội trong đề thi không đưa tới những phát hiện mới, học sinh có thể nghĩ tới và luận bàn tất cả những khía cạnh liên quan tới giá trị và nhận thức, sử dụng giá trị - tới sự tinh tế của những con mắt xanh hoặc niềm tự tin về giá trị của những kẻ đợi thời, những hòn đá không lăn mọc rêu, rồi than như một nhân vật của Axit Nexin: “Giá như không có tuổi”, hoặc: “Giá có ai nhận ra ta”!

Vấn đề có thể gợi đôi chút thú vị khi bàn luận thật ra không phải ở sự tinh tế, sắc sảo của người phát hiện mà chủ yếu ở cách chúng ta suy nghĩ thế nào về thân phận khá bẽ bàng của sự chờ đợi: đời người được bao lăm cho sự chờ đợi?

Hòn đá rơi từ vũ trụ đã đợi con mắt xanh của nhà thiên văn cả mấy trăm năm, nếu mấy chục năm trước bố mẹ nhà thiên văn không gặp nhau, hoặc nếu nhà thiên văn không ngẫu nhiên đi qua làng ấy, không dừng chân và xem xét, hoặc giả chuyến đi đó, ông ta không mang đủ thiết bị hay máy móc đo đạc, kiểm tra…, hòn đá phi thường của vũ trụ chắc chắn sẽ mọc rêu như mọi sự vô dụng trên mặt đất này!

Đó là những sự chờ đợi nhẫn nại tới trì trệ, kiên cường tới ngu ngốc, bị động, thụ động, bất động theo đúng cách của những vật vô tri? Phải chăng ý nghĩa lớn nhất của sự chờ đợi vô tri này chính là niềm tin khá mạo hiểm và rất ít trí tuệ vào giá trị của sự chờ thời, chờ sự phát hiện, đánh thức, sử dụng từ bên ngoài thay vì những nỗ lực hữu dụng tự thân?

Và nữa, hòn đá phi thường mọc rêu vô dụng bởi sự chờ đợi bị động và hòn đá tầm thường vô dụng ảo tưởng mình rơi từ vũ trụ ngàn năm, hòn đá nào đáng buồn, đáng thương hơn?

{keywords}
Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết

Câu Nghị luận văn học yêu cầu bàn luận về giá trị văn học từ một quan niệm khá kinh điển và an toàn trong Sách Ngữ văn 12 nâng cao, tập hai: “Văn học soi sáng các giá trị, dẫn dắt con người vượt lên trên các giá trị nhất thời, vươn tới các giá trị bền vững” theo cô Tuyết thì hai khái niệm “giá trị nhất thời” và “giá trị bền vững” thật ra không cùng một tiêu chí phân loại, chỉ là lâu nay nhiều người mặc định coi sự “nhất thời” về hiện hữu đồng nhất với “nhất thời” về giá trị!

Các giá trị của văn học là những vấn đề xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của văn học trong lịch sử nhân loại – tuy nhiên nếu sự vận động thay đổi của cuộc sống là bất biến thì quan niệm về giá trị và sự thay đổi các giá trị (dù của văn học hay bất kì đối tượng nào trong cuộc sống) cũng luôn vận động, thay đổi.

Chân – Thiện – Mĩ thường được coi là những giá trị cao quí mà nhân loại vất vả tìm kiếm, tạo lập, khát khao chinh phục, sở hữu, đương nhiên đó được coi là những “giá trị bền vững” muôn đời, nhưng mỗi thời đại (của cái “nhất thời”) lại có quan niệm khác nhau về Chân – Thiện – Mĩ, cái tử tế, chân thành, cái đẹp của thời trước có khi lại tàn nhẫn, lệch lạc, duy ý chí ở thời sau.

Minh họa cho phân tích của mình, TS Trịnh Thu Tuyết nhắc tới câu nói của nhân vật Lượng trong truyện ngắn Thư nhà của Hồ Phương khi nghe tin người yêu bị giặc làm nhục: “Việc ấy cũng không hề gì. Miễn là Chi vẫn trung thành với dân với nước” có thể coi là biểu hiện của Chân – Thiện – Mĩ một thời, khi con người đặt quyền lợi và số phận cộng đồng lên trên mọi nỗi niềm hay thân phận cá nhân – còn bây giờ, câu nói ấy khiến tôi thấy sợ hãi vì khả năng tự đè nén phần nhân tính tự nhiên trong một con người.

Nhân tính có vị trí như thế nào trong câu chuyện người mẹ bóp chết đứa con sơ sinh trong hầm bí mật vì sợ tiếng khóc của con khiến giặc phát hiện ra du kích và dân làng đang ở dưới hầm (Những kỉ niệm sâu sắc trong đời bộ đội); hoặc nhân vật bà Cà Xợi trong tiểu thuyết Hòn Đất của Anh Đức làm món gà kho nước dừa ngon nhất trong cuộc đời làm mẹ, cho tên ác ôn, cũng là thằng Xăm, con trai bà, ăn bữa cuối cùng trước khi hẹn du kích tới chặt đầu hắn?

Vậy là học trò có thể thấy không hẳn sự vận động các giá trị văn học luôn đi theo hướng “dẫn dắt con người vượt lên trên các giá trị nhất thời, vươn tới các giá trị bền vững” mà chính các “giá trị nhất thời” trong mỗi hoàn cảnh lịch sử, xã hội của các thời đại mới có giá trị điều chỉnh để hướng tới hoàn thiện và làm mới những “giá trị bền vững” muôn đời.

“Nghĩ thì thấy, đề có thể cũ, trò mới vẫn có thể tìm ra cái mới, miễn là đáp án không phải “những hành lang vừa hẹp vừa thấp” ngày xưa.

Hi vọng các trò hứng thú với sự muôn đời nhưng luôn hiện hữu trong từng khoảnh khắc của hiện tại. 

Tất nhiên, với đề năm nay, thật không dễ để có những bài văn độc đáo, mới mẻ - những vụn đá rơi từ vũ trụ rất khó dụng võ với việc xây tường, làm bậc hè, làm cối…”, Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết khẳng định.

Hoàng Thanh

Gói quà bọc giấy đỏ Tổng Bí thư tặng cậu học trò điểm cao

Đào Quang Duy vẫn nhớ như in khoảnh khắc khi anh là một trong ba cựu học sinh của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà vì có kết quả cao trong kỳ thi đại học.

Vượt lên bệnh tật, nữ sinh đạt 29,5 điểm thi tốt nghiệp THPT

Bị liệt dây thần kinh cơ mặt, phải điều trị nhiều tháng liền ở bệnh viện nhưng em Nguyễn Thùy Dương đã vượt lên bệnh tật, nỗ lực học tập trở thành thủ khoa khối C toàn tỉnh Hà Tĩnh với 29,5 điểm.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Cựu sinh viên Trường Đại học FPT kể chuyện lập nghiệp ở Nhật Bản

Nguyễn Văn Quốc Bảo hiện là Quản lý Technical Consultant và một nhánh bộ phận phát triển công ty Hybrid Technologies. Thời gian vừa học vừa làm và phát triển ngoại ngữ tại Trường Đại học FPT giúp anh mở cánh cửa xuất ngoại ngay khi tốt nghiệp.

Nam sinh Hà Nội vượt 20km đến trường và hành trình giành Huy chương Vàng quốc tế

Quãng đường từ nhà đến trường của Tuấn Anh gần 20km. Bố mẹ không có điều kiện đưa đón nên nam sinh đi học bằng xe buýt. Hàng ngày, em rời nhà vào lúc 5h30...

Giảng viên bị xếp không hoàn thành nhiệm vụ vì chưa học tiến sĩ: Có phù hợp?

Một số người làm công tác giáo dục nhìn nhận chuyện xếp loại giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ vì không đăng ký học tiến sĩ của Trường ĐH Hà Tĩnh xuất phát từ mong muốn phát triển chung, song cách làm không phù hợp.

Nữ sinh Hà Nội đỗ lớp 10 chuyên Toán của 4 trường chuyên

Ở mùa tuyển sinh lớp 10 năm nay, nữ sinh Đặng Diệp Chi (lớp 9A0 Trường THCS và THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội) gây ấn tượng khi thi đỗ vào khối chuyên Toán của cả 4 trường chuyên.

Nữ sinh từng trượt nguyện vọng đại học nay giành học bổng toàn phần tiến sĩ

Không có bộ hồ sơ mạnh nhưng Thảo cảm thấy may mắn khi gặp được người thầy truyền cảm hứng. Nhờ thế, Thảo như được tiếp thêm động lực và giành học bổng toàn phần tới Đại học North Carolina State (Mỹ) sau một năm “gap year”.

Không học tiến sĩ, nhiều giảng viên bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ

Không đăng ký học tiến sĩ, nhiều giảng viên ở Trường ĐH Hà Tĩnh bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ. Sự việc trên khiến nhiều giảng viên của trường bất bình.

Trường có 4 thủ khoa kỳ thi vào lớp 10 Hà Nội, hơn 190 lượt học sinh đỗ chuyên

Ở mùa thi lớp 10 năm 2024 tại Hà Nội, Trường THCS Ngoại ngữ (thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN) có tới 192 lượt học sinh đỗ vào các trường THPT chuyên, đặc biệt, 4 em trở thành thủ khoa.

Đang cập nhật dữ liệu !