Đôi chân phi thường của cô gái Việt chinh phục sa mạc

Để vượt sa mạc Atacama - nơi có độ cao 3.200 m so với mực nước biển, Vũ Phương Thanh, sinh năm 1990 đã chạy, đi bộ 85-115 km/tuần, rèn đôi chân hoạt động liên tục 12 tiếng/ngày.

Vũ Phương Thanh (Tang Vu) đã vượt qua 250 km trong giải chạy bền vượt sa mạc tại Chile. Trước đó, cô từng tham gia các cuộc thi: Ultra Marathon The North Face 100, bán Ironman ở Bintan, Indonesia...

Cô xếp thứ nhất ba bộ môn phối hợp Ironman dành cho U29 nữ tại Việt Nam theo tổng kết cuối năm 2015, thứ 2 trong giải chạy Cần Giờ ở cự ly 42km, thứ 3 trong nhóm U29 nữ tại giải chạy sa mạc tại Chile.

Đôi chân phi thường của cô gái Việt chinh phục sa mạc - ảnh 1

Thanh Vũ có sự chuẩn bị kỹ càng cho hành trình chinh phục sa mạc tại Chile.

Để chinh phục sa mạc Atacama, nơi có những chặng đường ở trên mặt biển đến 3.200 m (gần bằng đỉnh Fanxipan), Thanh Vũ xin nghỉ việc ở Bloomberg Singapore và lao vào luyện tập không ngừng trong 3 tháng.

Zing.vn đã có cuộc trò chuyện với 9x làm nên kỷ lục cho phụ nữ Việt Nam:

Rèn đôi chân khả năng hoạt động liên tục 10-12 tiếng/ngày

Thông tin chị là người Việt đầu tiên vượt qua 250 km sa mạc tại Chile khiến nhiều người bất ngờ, điều gì thôi thúc chị đăng ký tham gia giải này?

- Tôi từng tham gia chạy Ultra Marathon The North Face 100 tại Singapore. Sau 100 km, thử thách tiếp theo là chặng đường dài hơn. Khi bước vào giải, tôi sắp tròn tuổi 25. 

Chuẩn bị bước sang một ngưỡng cửa mới của cuộc đời, tôi muốn tham gia để rèn luyện bản thân, không chỉ về mặt sống khỏe mà còn về ý chí và nghị lực.

Một yếu tố nữa là tôi muốn tham gia thử thách lớn như vậy sẽ khuyến khích cộng đồng chạy bền tại Việt Nam chào đón các trải nghiệm mới mẻ, đặc biệt là phụ nữ. 

Thông điệp của một cô gái bình thường như tôi muốn gửi đến cộng đồng là: bất cứ ai, chỉ cần có lòng đam mê và sự quyết tâm, đều có thể hoàn thành được mục tiêu.

Yếu tố cuối cùng và không kém phần quan trọng là tôi muốn thông qua thử thách này kêu gọi cộng đồng ủng hộ cho Tủ sách cầu vồng, một quỹ từ thiện hỗ trợ việc học tập của các em học sinh thiểu số trên miền núi, cũng như giúp cộng đồng nâng cao nhận thức và giúp quỹ tiếp tục thực hiện những việc có ý nghĩa.

Chạy 250 km, phải tự mang tất cả đồ cần thiết và ăn uống kham khổ trong sa mạc không phải là chuyện dễ dàng nhưng nó trở thành thử thách nhỏ bé khi tôi chứng kiến nhiều hoàn cảnh của các em học sinh trên miền núi.

Chị rèn sức khỏe, luyện sức bền, sự dẻo dai và chuẩn bị hành trang cho bản thân như thế nào trước cuộc thi?


- Để chuẩn bị cho thử thách lớn như vậy, tôi quyết định xin nghỉ việc ở Bloomberg Singapore và lao vào luyện tập không ngừng trong 3 tháng.

Do sa mạc Atacama cao, có chặng đường ở trên mặt biển đến 3.200 m (gần bằng đỉnh Fanxipan), nên không khí bị loãng hơn bình thường và nhiều khả năng gây sốc độ cao nếu không thích nghi kịp. Vì thế, tôi lập kế hoạch đi lên vùng Ladekh ở Ấn Độ để luyện tập trên độ cao từ 3.000 đến 5.500 m. 

Tôi cũng tới Sai Kung ở Hong Kong - vùng này nổi tiếng với những con đường mòn, núi rất khó và là nơi làm nhiều bậc lão luyện trong giới chạy bền phải kính nể.

Điều quan trọng nhất là rèn luyện cho cơ thể và đặc biệt là đôi chân khả năng hoạt động liên tục 10-12 tiếng/ngày, dưới nắng nóng và thêm sức nặng của ba lô.

Mỗi tuần tôi chạy và đi bộ từ 85-115 km và luyện tập cho giải ba môn phối hợp - bơi, đạp xe và chạy - bán Ironman ở Bintan, Indonesia. Việc này giúp quá trình rèn luyện thêm phong phú.

Về phần hành trang, tôi liên lạc với ban tổ chức và được giới thiệu một số người đã tham gia giải và hiên sống ở Đông Nam Á. Tôi tham khảo ý kiến và lắng nghe những lời khuyên của mọi người trên nhóm Facebook và tìm gặp tác giả Thaddeus Lawrence, một người Singapore đã thực hiện cả 4 sa mạc.

Ông đã viết về những trải nghiệm của mình trong Runaway Success - cuốn sách đã gợi dậy sự tò mò và truyền cho tôi rất nhiều cảm hứng để thực hiên hoài bão trở thành người phụ nữ Việt Nam đầu tiên chinh phục giải sa mạc này.

Chú ý đến việc uống nước, giải điện, ăn đồ tiếp sức

Trong quá trình vượt sa mạc, chị làm thế nào để tiết kiệm sức lực và đảm bảo sức khỏe cho một chặng đường dài?


- Điều quan trọng nhất trong việc hoàn thành được chặng đường 250 km trong sa mạc là phải chăm sóc bản thân, đặc biệt là đôi chân. 

Rất nhiều người, trong đó có cả những người đã hoàn thành giải Ironman (3.9 km bơi, 180 km đạp xe, 42.2 km chạy), đã không hoàn thành giải chạy này do họ xuất phát quá nhanh trong mấy ngày đầu và chỉ đến ngày thứ 3, thứ 4 đã kiệt sức.

Tôi đã nói chuyện với nhiều người từng tham gia và được cho những lời khuyên rất hữu dụng trong việc đảm bảo sức khỏe và bảo vệ bản thân. Trong lúc chạy, tôi rất chú ý đến việc uống nước, giải điện trước khi thấy khát và ăn đồ ăn tiếp sức trước khi cơ thể thấy đói và mệt.

Khi về đến trại, tôi lập tức kiểm tra bàn chân có bị phồng rộp không. Nếu bị phồng rộp, tôi phải điều trị ngay. Sau đó, đến những điều đơn giản như gác chân lên cao để máu tuần hoàn tốt hơn sau nhiều giờ hoạt động, uống thêm nhiều nước hay uống bột protein để giúp cho cơ bắp phục hồi nhanh. 

Vì yếu tố cân nặng của ba lô, tôi không thể đem theo nhiều dụng cụ nên phải dùng sự sáng tạo để chăm sóc bản thân. Ví dụ như do không có ống lăn, tôi sử dụng bình nước để lăn cho bắp chân và đùi không bị căng quá.

Và tất nhiên, điều quan trọng không kém là đảm bảo sức khỏe tinh thần. Tôi thích nhất là được sum vầy cùng các bạn đồng hành từ khắp nơi trên thế giới sau một ngày “chiến đấu” khốc liệt với chặng đường gian khổ. 

Là người trẻ nhất trong cuộc thi, tôi rất thích học hỏi, giao lưu với những người nhiều kinh nghiệm. Khoảnh khắc chia sẻ đó là nguồn tiếp sức khi bản thân cảm thấy kiệt quệ.

Tôi hay tự nhắc nhở bản thân: "Những cơn đau nhức rồi sẽ qua nhưng ý chí vượt qua bản thân và ký ức đẹp về tình bạn luôn còn mãi".

Về chế độ dinh dưỡng, chị ăn uống thế nào để đảm bảo sức khỏe?

- Vì phải tự mang tất cả các thức ăn và dụng cụ cần thiết, BTC chỉ tiếp nước và chỉ định chỗ trong một chiếc lều thô sơ, tôi phải nghiêm khắc với việc cân bằng giữa calo và cân nặng.

Tôi tuân theo quy luật đơn giản nhưng hữu dụng trong việc chọn lựa đồ ăn: tất cả đồ đem đi nhất định phải có ít nhất 4 calo trong 1 gam.

BTC bắt buộc người tham gia phải mang theo ít nhất 1.400 calo cho 7 ngày trong sa mạc nên tôi mang khoảng 1.600 calo. Buổi sáng, tôi ăn lúa mạch đen và một thanh ProBar. 

Lúc chạy, tôi sử dụng kẹo nhai tiếp năng lượng kèm theo uống nước và giải điện. Đến khi về trại, tôi uống bột phục hồi cơ và ăn lương thực khô.

Sa mạc rất nóng vào buổi sáng, rất lạnh khi trở về đêm. Tôi biết sẽ bị mất cảm giác thèm ăn nhưng không muốn, tôi cũng cố nạp theo dự kiến để không bị kiệt sức.

Người Việt không hề có thể trạng kém


Các VĐV Việt Nam trước nay đều không được đánh giá cao về thể lực và nhanh bị đuối sức trong chặng cuối của cuộc thi. Chị làm thế nào để khắc phục điểm yếu về thể trạng?

- Tôi thấy, người Việt không hề có thể trạng, sức khỏe kém. Chúng ta là một dân tộc đầy nghị lực, ý chí, và chăm chỉ. Khi đi chạy với những nhóm ở Hà Nội hay TP HCM, tôi rất ngưỡng mộ sự bền bỉ của mọi người. Không ai bỏ cuộc dễ dàng.

Nếu ai nghĩ bản thân có thể trạng, sức khỏe kém, cách khắc phục tốt nhất là chứng minh với chính mình là tôi sai rồi. Từ một cô gái lúc nào cũng bé gần nhất lớp thời học sinh mà tới nay, có thể chạy 250 km trong sa mạc khô nhất thế giới, tôi dám chắc với mọi người, không ai là quá yếu để thử thách bản thân.

Ngoài cuộc thi, hàng ngày chị tập luyện và ăn uống thế nào để có sức khỏe tốt?

- Chế độ tập luyện của tôi đa số là những cuộc chạy dài vào cuối tuần. Còn về dinh dưỡng, đây là mảng tôi yếu kém nhất và cũng là một trong những mục tiêu tôi quyết tâm khắc phục trong năm tới.

Trong quá trình luyện tập cho giải chạy sa mạc, tôi vẫn ăn uống bình thường và tập trung vào việc duy trì calo để đảm bảo cơ thể có đủ nguồn năng lượng luyện tập hàng ngày.

Tôi ăn nhiều tinh bột vì đốt lượng lớn calo, nhiều protein cho cơ bắp chắc khỏe và phục hồi nhanh. Tôi cũng ăn nhiều rau quả để có chất xơ giúp cho tiêu hóa.

Thường xuyên rèn luyện giúp chị như thế nào trong việc duy trì vóc dáng khỏe đẹp?

- Từ khi rèn luyện bản thân để tham gia các trải nghiệm đầy thử thách, tôi cảm thấy cuộc sống phong phú, có thêm nhiều bạn chí cốt và trở nên năng động hơn. 

Vóc dáng gọn gàng giúp tôi tự tin hơn về bản thân. Tôi cảm thấy, khi có cơ thể khỏe khoắn, nhiều năng lượng, phẩm chất cũng trở nên tốt đẹp hơn.

Tôi không để ý nhiều đến những con số về hình thể mà chú trọng hơn vào việc, tôi có cảm thấy tự tin vào cơ thể hay không. Khi nhìn vào gương, tôi muốn cảm thấy mình khỏe khoắn và cân đối. 

Nếu không hài lòng ở điểm nào, tôi có thể khắc phục mà không dựa vào những con số “chuẩn”. Phụ nữ Việt Nam có nhiều nét đẹp và một trong những nét đẹp tôi thấy quan trọng nhất là sự tự tin vào bản thân.

"Tôi dự định chạy 4 sa mạc trong năm 2016, chặng đường tổng là 1.000 km, để trở thành người phụ nữ đầu tiên từ Đông Nam Á thực hiện được điều này. 

Tôi sẽ nghiên cứu kỹ càng, tìm kiếm sự giúp đỡ có khoa học, tăng cường chế độ luyện tập và dinh dưỡng một cách nghiêm túc hơn" - Thanh Vũ chia sẻ.

Theo Tiểu Uyên/news.zing.vn

Giao lưu văn hóa sưu tập tem nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh Bác Hồ

Chương trình Giao lưu văn hóa sưu tập tem sẽ giúp học sinh Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) thêm yêu quê hương đất nước, góp phần phát triển phong trào sưu tập tem trong trường học.

Nữ sinh Trường Newton và hành trình giành học bổng toàn phần đại học top đầu thế giới

Tháng Tư luôn là giai đoạn sôi động nhất của việc apply học bổng của các học sinh có khát vọng tìm kiếm những môi trường giáo dục lý tưởng trên phạm vi toàn cầu.

Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp

Vừa qua, Trường THCS- THPT Newton đã tổ chức hội thảo “Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp”.

Tuyển sinh 2022: Thí sinh trúng tuyển đại học xác nhận nhập học từ hôm nay

Từ hôm nay (18/9), Bộ GD&ĐT sẽ mở hệ thống để thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến; hạn cuối xác nhận nhập học là 17h ngày 30/9/2022.

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh triển khai phương án phòng, chống virut Corona

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản số 132/SGDĐT-CTTT gửi Trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở; Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện về việc triển khai phòng, chống dịch bệnh do virut Corona gây ra.

Hải Phòng: Nhiều trường học "nhắc nhở" phụ huynh phòng chống vi rút Corona

Trong ngày 30, 31/1, nhiều trường học tại thành phố Hải Phòng đã có thông báo gửi đến phụ huynh, học sinh về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona.

Dọn phòng, bố ngỡ ngàng phát hiện Bộ luật “phải tuân chỉ” của con trai lớp 5

Một học sinh lớp 5 (ở Thanh Hóa) đã tự đề ra bộ luật 21 điều “phải tuân chỉ” riêng cho bản thân khiến cha mẹ vô cùng ngỡ ngàng.

Diễn biến mới nhất vụ hàng chục học sinh ở Đắk Lắk mang "hàng nóng" đi hỗn chiến

Vụ hàng chục học sinh tham gia chuẩn bị đánh nhau tại Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk đang khiến dư luận hết sức quan tâm. Tuy nhiên, các số liệu của nhà trường cung cấp cho báo chí và cơ quan chức năng đã "vênh" nhau một cách khó hiểu.

"Đề thi học sinh giỏi Văn lớp 9 của Hà Nội đưa ra yêu cầu hoàn toàn phi lí"

Đó là chia sẻ của TS. Trịnh Thu Tuyết – nguyên giáo viên trườn THPT Chu Văn An (Hà Nội) về đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9 của Hà Nội.

Xã hội càng "trí tuệ nhân tạo" sẽ càng cần "nhân văn số"

Ở Việt Nam, rô-bốt đã làm thay chức năng của nhân viên trong thư viện. Như vậy, để thấy viễn cảnh rô-bốt thay thế hoàn toàn con người trong một số lĩnh vực kỹ thuật không còn xa nữa. Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là rô-bốt có thể thay thế mọi lĩnh vực...

Đang cập nhật dữ liệu !