Giáo dục đạo đức, lối sống qua bữa cơm gia đình

"Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương" là chủ đề được Bộ VH, TT và DL lựa chọn cho Ngày Gia đình Việt Nam năm nay, với mong muốn mỗi người Việt Nam hãy luôn trân trọng những giây phút sum họp quây quần bên nhau.

Các thành viên trong gia đình hãy luôn luôn yêu thương, quan tâm, chia sẻ và có trách nhiệm với nhau hơn.

Bữa cơm gia đình là yếu tố rất quan trọng và liên quan mật thiết đến tình yêu, hạnh phúc của một gia đình. Có thể nói, bữa cơm gia đình góp phần gắn kết, thắt chặt mối quan hệ bền vững của các thành viên trong gia đình. Và đó cũng chính là nét đẹp truyền thống của người Việt được lưu giữ qua bao đời nay. Bữa cơm là dịp cả gia đình quây quần sau một ngày làm việc vất vả và là nơi thể hiện sự quan tâm của các thành viên trong gia đình với nhau, vun đắp những mối quan hệ tình cảm ấm áp trong gia đình.

Giáo dục đạo đức, lối sống qua bữa cơm gia đình - ảnh 1

Hãy luôn trân trọng những giây phút sum họp bên bữa cơm gia đình - Ảnh minh họa

Thuở xa xưa, do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên trong mâm cơm của ông cha ta, chỉ với dưa muối, quả cà nhưng các cụ ngày nào cũng chăm sóc con cháu trong bữa ăn gia đình rộn tiếng cười. Tuy nhiên, trong thời đại công nghiệp hóa ngày nay, những bữa cơm sum vầy của gia đình ngày càng trở nên thưa thớt, hiếm hoi. Vai trò của bữa cơm gia đình đang ngày càng mờ nhạt khi cơm hàng, cháo chợ mọc lên nhan nhản, ngay cả trong góc nhỏ của nông thôn. Việc ăn uống quán xá ngày càng trở thành một thói quen, mỗi người ăn một nơi đã làm mờ nhạt hình ảnh bữa cơm gia đình đầm ấm của người Việt.

Thời gian dành cho công việc và các hoạt động xã hội khác đã làm bữa cơm gia đình trở nên nguội lạnh. Nam giới thường tham gia những buổi tiệc tùng chiêu đãi, những buổi tiếp khách và cả những buổi tìm kiếm ký kết hợp đồng trên bàn tiệc; còn phụ nữ cũng nhiều người có “khoảng trời riêng” và tranh thủ đi các cơ sở thẩm mỹ làm đẹp…

Chính vì thế, thời gian dành cho công việc nhà, cụ thể là việc chuẩn bị bữa cơm gia đình sẽ hạn chế. Việc bố hoặc mẹ vắng mặt trong bữa cơm đồng nghĩa với việc quan hệ tình cảm cha mẹ, con cái dần bị đóng băng, làm nguội lạnh các sinh hoạt khác của gia đình. Chính khoảng cách này có thể là tác nhân, mối đe dọa làm tan rã thiết chế gia đình, là một phần lý do khiến tỉ lệ ly hôn ngày càng tăng cao trong các cặp vợ chồng ở đô thị và cả ở nông thôn, gia tăng tỉ lệ phạm tội ở lứa tuổi thanh, thiếu niên. Đáng lo ngại hơn là con cái trong một số gia đình từ thành thị tới nông thôn ngày càng bị lôi kéo vào nghiện ngập, trộm cắp và tội phạm, làm mất an ninh trật tự tại địa phương.

Đối với các bậc làm cha mẹ, từ bữa ăn sẽ quan sát được việc hình thành tính cách của con trẻ, dạy cho các con các phép tắc ứng xử giữa các thế hệ, tính kiên nhẫn và cách sắp xếp cuộc sống. Qua bữa ăn, cha mẹ có thể dạy con từ những điều nhỏ nhặt nhất, ví như phải biết “ăn trông nồi ngồi trông hướng”, trước khi ăn phải mời người lớn tuổi, trong bữa ăn không được phung phí bỏ thừa lại cơm và thức ăn. Phải biết nhường nhịn, có miếng gì ngon cần chú ý để phần cho người khác, không dành lấy ăn hết, đây cũng là thể hiện việc tôn trọng, lễ phép và quan tâm nhau trong ăn uống của người Việt.

Khi cả gia đình cùng ngồi vào bàn dùng bữa cơm với nhau thường xuyên và đều đặn, trẻ sẽ cảm nhận và ý thức được tình yêu thương tổ ấm và hạnh phúc là như thế nào, mọi người đều sẽ có cảm giác được yêu thương và chăm sóc lẫn nhau. Nhưng để có được hạnh phúc đơn giản ấy, thì người chủ gia đình, đặc biệt người phụ nữ cần chăm lo cho bữa ăn có ý nghĩa thật sự. Những món ăn không phải cầu kỳ, nhưng cách chọn, cách nấu cần phù hợp với sở thích các thành viên, vừa với túi tiền gia đình, vừa sạch sẽ, ngon lành.

Đối với người Việt Nam, tình yêu thương, tiếng cười hạnh phúc trong bữa ăn ngon như là nốt nhạc hoàn hảo và gắn kết mỗi thành viên trong gia đình ngày càng gần nhau hơn, thương yêu và chia sẻ với nhau hơn. Hãy để "bữa cơm gia đình" mãi là nét sinh hoạt văn hóa tinh thần và tái tạo năng lượng cho cuộc sống, mang đậm bản sắc dân tộc Việt, là thành lũy kiên cố trong việc bảo vệ hạnh phúc gia đình.

Theo Công an Nghệ An

Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

Chuyện cảm động phía sau tấm ảnh phục dựng gia đình đủ 4 người ở Làng Nủ

Sau trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại thôn Làng Nủ, em Hoàng Xuân Phúc (14 tuổi) đã mất đi cả bố và mẹ. Mong muốn của Phúc là có một bức ảnh đầy đủ 4 thành viên trong gia đình.

Chị dâu tặng vòng vàng dịp kỷ niệm ngày cưới, tôi đi bán mới phát hiện sự thật

Không tin vào những gì mình nghe được, tôi đã mang chiếc vòng vàng được chị dâu tặng đến 3 cửa hàng khác nhau để kiểm tra.

Cô gái Bình Phước ngồi xe lăn vào lễ đường, nhiều người rơi nước mắt

Đám cưới của Nhung có nhiều điều đặc biệt. Cô được bố đẻ bế ra trao cho chú rể. Khoảnh khắc chú rể đẩy xe lăn, đưa cô dâu tiến vào lễ đường nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Bé trai 1 ngày tuổi bị bỏ lại giữa ngày mưa, mảnh giấy viết vội lời chua xót

Người mẹ đã bỏ lại bé trai 1 ngày tuổi ở ven đường kèm theo mảnh giấy viết tay với những lời chua xót.

'Nhìn danh sách ủng hộ của xóm nghèo, giật mình tưởng đọc nhầm con số'

Hay tin người dân miền Bắc oằn mình trong bão lũ, người dân Sơn Trình không ai bảo ai, tự nguyện góp tiền ủng hộ.

Cô gái bỏ việc tiếp viên hàng không, thực hiện ước mơ dành tặng người cha mù

Bỏ việc tiếp viên hàng không, chị Phạm Thị Kim Hằng xây dựng mô hình tạo việc làm cho người yếu thế. Đó chính là ước mơ của chị dành tặng người cha mù đã quá cố.

Hẻm độc lạ ở TPHCM, người dân không uống bia rượu, mỗi năm nhịn ăn 1 tháng

Tại con hẻm được nhận định là độc lạ nhất TPHCM, người dân không chỉ không uống rượu bia mà trong năm còn nhịn ăn, nhịn uống khi có ánh mặt trời suốt 1 tháng.

Mẹ chồng đi 1.200km về nhà thông gia đón cháu, con dâu bật khóc vì cảm động

Khoảnh khắc biết mẹ chồng đi 1.200km về đón cháu, Mơ (tên ở nhà là Nguyên) rưng rưng xúc động. Cô vừa thương mẹ chồng vất vả vừa cảm động trước tấm lòng yêu con thương cháu của bà.

Em bán mảnh đất vườn, anh trai chở mẹ đến đòi 200 triệu dưỡng già

Dù có công khai hoang nhưng tôi chỉ được thừa kế một mảnh vườn ở xa, còn phần lớn đất đai giá trị cha mẹ đều sang tên cho anh trai.

Đang cập nhật dữ liệu !