Giảng viên Việt kiều tham gia Trung tâm trọng tài thương mại luật gia Việt Nam
Tiến sĩ Michael Loc Pham |
Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thị trường thương mại Việt Nam. Đặc biệt, Trung tâm trọng tài thương mại luật gia Việt Nam đã mời một trọng tài viên là người Mỹ gốc Việt duy nhất cùng tham gia vào cơ quan tài phán này. Đó là Tiến sĩ Michael Loc Pham, hiện là Trưởng khoa Kinh tế Đại học Tân Tạo.
Tiến sĩ Michael Loc Pham cho biết, khi chính sách kinh tế của Việt Nam chủ trương hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp xúc với một thị trường lớn hơn, kẻ mua người bán ở kích thước và đòi hỏi cũng lớn hơn.
Nếu làm đúng và may mắn thì lợi nhuận cũng nhiều hơn với sự hướng dẫn và ưu đãi của chính phủ, luật pháp. Bù lại các doanh nghiệp phải có chiến lược tinh vi, khôn ngoan với sự tư vấn của các chuyên gia kinh tế, thương mại, luật pháp, các đoàn thể thương mại... Đó là quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp Việt Nam trong khung cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
Với kinh nghiệm của một luật sư hơn 40 năm làm việc tại Mỹ, TS Michael Loc Pham cho biết, trong nhiều cuộc tranh tụng với các thương mại có yếu tố người nước ngoài tại Việt Nam mà ông tham gia, ông nhận thấy doanh nghiệp Việt Nam chưa quen và chưa sử dụng đúng mức những chuyên viên kinh tế, thương mại, luật pháp khiến kết quả không khả quan.
Vì thế, với sự ra đời của Trung tâm trọng tài thương mại luật gia Việt Nam, một tổ chức gồm các chuyên gia về Luật Thương mại, Kinh tế... sẽ đóng vai trò hoà giải hữu hiệu và kịp thời cho khối lượng lớn tranh tụng khi Việt Nam gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế hay sự mở rộng những cơ hội cho yếu tố nước ngoài làm ăn tại Việt Nam theo Hiệp định WTO đã ký kết và TPP sẽ được chấp thuận.
Không chỉ tham gia Trung tâm trọng tài thương mại luật gia Việt Nam với tư cách là một trọng tài viên, TS Michael Loc Pham còn tham gia giảng dạy các hóa học về kinh tế, luật thương mại cho sinh viên. Ông luôn động viên, nhắc nhở, tạo hứng thú cho sinh viên khi ngồi trên ghế nhà trường phải học hỏi cho tinh thông lý thuyết.
Đây là một bệ phóng căn bản cần thiết và vững chắc để khi ra đời va chạm, cọ sát với cuộc sống, sinh viên sẽ tự tin và bình tĩnh để xử lý tình huống cho có kết quả tốt. Muốn thế phải luôn luôn tự đặt câu hỏi mình học để thế nào? Cho ai? Để làm gì? Quan trọng hơn nữa là giúp sinh viên luôn có lý tưởng phục vụ đất nước và con người nơi mình sinh ra, được nuôi dưỡng và lớn lên.