Giảng viên học viện kỹ thuật chia sẻ về cách đọc theo hình
Giảng viên Nguyễn Thành Nam đã làm clip giải thích về cách đọc theo hình |
Theo thầy giáo Nam, khi các bạn nhìn vào sách giáo khoa công nghệ giáo dục thấy có các hình ảnh ô vuông, tam giác, hình tròn vì sao? Tại sao trẻ em lại dùng hình ảnh đó ghi câu được?
Trong chương trình đại trà thầy cô muốn dạy học sinh âm gì thì viết âm đó lên bảng với các chữ cái, học sinh học ghi nhớ máy móc âm đó là được và lâu dần thành quen.
Còn trong chương trình sách giáo dục công nghệ học sinh được tổ chức tự mình học phân tích âm, ghi âm lại bằng chữ cái và các em tự tạo thành chữ viết riêng của mình. Nói là chữ viết riêng nhưng các em vẫn được hướng dẫn dùng chữ cái sao cho thống nhất.
Trong quá trình học tự tạo ra chữ viết cho mình các em sẽ học.
Bước 1: Các em phải tự tách các câu thành tiếng một.
Mỗi câu như vậy được ghép thành tiếng riêng biệt, thầy cô dạy em tách riêng biệt các chữ đó như kiểu vỗ tay Trong – đầm – gì – đẹp – bằng - sen.
Hoặc có thể mỗi tiếng đó xếp 1 viên phấn, mỗi tiếng bằng ô vuông. Khi các em nhìn thấy ô vuông, viên phấn rời rạc các em nhận thức sâu sắc các âm được tạo từ tiếng riêng biệt.
Sau đó, các âm sẽ được phân tích sâu thành tiếng tiếng Sen – nếu phân tích ra các em có nhiều âm SEN: S – E – E hoặc âm tiết En. Khi phân tích các âm tiết các em sẽ dùng chữ cái để ghi và thống nhất ghi bằng chữ SEN. Khi các em vừa vào lớp 1 chưa biết mặt chữ nhưng những hình trên thì các em biết vì đó là hình cơ bản của cuộc sống và đó là dễ cho các em.
Ta không thể dùng chữ cái ghi được ví dụ tiếng TRONG có 5 chữ cái ghép vào do đó dùng hình ảnh thân thuộc các hình rất bình thường. Nó chỉ sử dụng trong thời gian ngắn khi các em mới vào lớp 1 mà thôi.
Clip này của thầy giáo Nguyễn Thành Nam đã được rất nhiều người tâm đắc và chia sẻ.