Gian nan đường mang cái chữ tới nơi “sơn cùng thủy tận”

Trong rất nhiều điều tốt lành đang đến với những bản làng của người Đan Lai thì việc trẻ thơ được tiếp cận với ánh sáng tri thức có lẽ là điều tuyệt vời nhất.

Gian nan đường vào bản Búng

Bản Búng (xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, Nghệ An) là một trong những vùng xa và khó khăn nhất của huyện với 100% số dân là hộ nghèo. Toàn bộ người dân nơi đây là dân tộc Đan Lai sinh sống trong vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát.

Nhiều người ví bản Búng là nơi “sơn cùng thủy tận” ở xứ Nghệ. Một thời nơi đây không đường, không điện, không nước sạch, không sóng điện thoại… và thất học. Thế nhưng hiện nay, vùng đất ấy đang từng ngày đổi thay.

{keywords}
Điểm trường Khe Búng được bao bọc bởi núi rừng hùng vỹ.

Vào lúc 5h00 sáng một ngày đầu tuần tháng 11/2021, trời se lạnh, sương mù dày đặc phủ trắng núi rừng, những giáo viên Trường Tiểu học 2 Môn Sơn (xã Môn Sơn) đã hẹn nhau ở chân cầu treo đập Phà Lài để bắt đầu hành trình vào bản Búng “gieo chữ”.

Sau khi tập hợp đông đủ, chúng tôi theo chân các thầy cô vượt hơn 20km đường rừng gian nan để vào điểm trường bản Búng. Những "con ngựa sắt” của các giáo viên đều được quấn thêm lớp xích dài, lắp lốp chống trơn trượt và chở theo lỉnh kỉnh những túi lương thực, rau quả, đồ dùng cá nhân.

Đoàn chúng tôi bắt đầu men theo con đường mòn khúc khuỷu, đất đá lởm chởm, nhiều đoạn dốc đứng cheo leo, nhiều đoạn lại cận kề vực thẳm, có đoạn lại băng qua suối sâu...

Là những thanh niên khỏe mạnh mà chúng tôi cũng phải vất vả mới theo kịp các thầy cô giáo. Do ảnh hưởng của những trận mưa vừa qua nên con đường vào bản Búng có nhiều đoạn sạt lở, đất đá tràn ngập lối đi, một số đoạn phải lội suối, nước cao ngang đầu gối khiến đoàn di chuyển khó khăn hơn. Cứ đi khoảng 30 phút, chúng tôi lại phải nghỉ chân dọc đường để tranh thủ uống ngụm nước trước khi tiếp tục hành trình.

Với 24 năm “cắm bản”, thầy giáo Nguyễn Thanh Ngọc (SN 1970, giáo viên Trường Tiểu học 2 Môn Sơn) chia sẻ: “Từ trung tâm xã đi vào điểm trường Khe Búng khoảng 20km nhưng phải mất gần 3 giờ đồng hồ, đường đi khó khăn, vất vả lắm. Đấy là vào mùa khô ráo, còn nếu vào mùa mưa thì không biết phải mất bao lâu mới tới được bản.

Trước đây đường đi bản Búng còn khó khăn hơn rất nhiều. Ðể đi vào bản, chúng tôi phải lần đường dọc theo bờ suối, vừa đi vừa cầm dao phát cỏ, tìm những vết tích đánh dấu của dân bản để bám theo. Tôi nhớ lần ấy, chúng tôi mất gần hai ngày mới tới được bản. Giờ đây đã có đường mòn nhìn rõ như thế này là tốt lắm rồi”.

Theo thầy Ngọc, hiện giờ có đường mòn và một số cầu treo nên đi lại đỡ vất vả hơn. Tuy nhiên mỗi lần có mưa, sình lầy, trơn trượt, sạt lở thì con đường như một phép đánh đố, các thầy cô ngã xe liên tục nhưng lại dựng dậy đi tiếp, tất cả chỉ nghĩ tới học sinh đang chờ mình.

{keywords}
 Khi trời mưa thì đường trơn trượt, lầy lội, các giáo viên bị ngã xe liên tục. (Ảnh tư liệu)

Cách điểm trường Khe Búng khoảng gần 2km, "chướng ngại vật" lớn nhất đối với đoàn chúng tôi là con sông Giăng đã hiện ra. Con sông này có độ sâu ngang người và dòng nước chảy xiết nguy hiểm.

“Một trong những ‘cửa ải’ khó khăn là vượt qua con sông Giăng. Vào mùa mưa lũ, nước sông dâng cao, thầy cô phải ngồi thuyền đi vào trường. Còn những hôm trời nắng ráo, nước đến ngang bụng, cách duy nhất là khiêng xe lội qua”, cô Lô Thị Mười (SN 1978, kinh nghiệm 10 năm "cắm bản") cho biết. 

Lần này cũng giống như bao lần trước, sau khi giúp các cô giáo qua sông an toàn, các thầy giáo bắt đầu chặt cây làm đòn khiêng. Cứ 4 thầy khiêng một xe máy để vượt qua dòng nước đang cuồn cuộn chảy.

{keywords}
Các cô giáo lội sông để tới điểm trường.

Sau gần 3 giờ đồng hồ hành trình, chúng tôi cũng tới được bản Búng, tận mắt thấy những nóc nhà sàn cũ kỹ bao bọc lấy điểm trường. Những nụ cười tươi, những cái vẫy tay thân thiện của bà con đồng bào Đan Lai khiến chúng tôi quên bẵng bao mệt nhọc sau quãng đường dài.

Trưởng bản Búng La Văn Chín xúc động nói: “Ðường xa xôi, cách trở thế mà các thầy cô, anh chị vào được tới bản, bà con chúng tôi quý lắm. Nếu không nhiệt tình, tâm huyết, yêu nghề, các giáo viên sẽ không vào đây để dạy chữ cho các cháu. Thấy giáo viên vất vả, chúng tôi cũng thương lắm nhưng do cuộc sống bà con còn khó khăn nên không giúp gì nhiều được, có chăng chỉ là chia sẻ với các thầy cô củ khoai hay bó rau măng, con cá ở suối mà thôi”.

Những "người lái đò” thầm lặng

Để dạy học tại các bản làng nơi đây, ngoài công việc chuyên môn, các thầy cô giáo còn phải thực hiện “4 cùng”: cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng của đồng bào dân tộc.

Theo cô giáo Vi Thị Phương Thảo (SN 1991, kinh nghiệm 8 năm "cắm bản") thì ngoài việc dạy kiến thức cho các em, giáo viên còn phải đóng vai trò làm mẹ, làm cha, lo nấu ăn, lo sách vở cho các em mỗi khi đến lớp.

“Khi đã được phân công giảng dạy cho các cháu, phải hiểu được văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào thì mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Thời điểm mưa lũ, nước dâng không qua suối được thì phải ở lại sống cùng dân bản cho đến khi nước rút”, cô Thảo cho hay.

Còn cô giáo Lô Thị Mười tâm sự rằng đã không ít lần nản chí khi nhiều tuần mưa lũ khiến cô không về nhà được, đêm nằm nghe tiếng rừng và âm thanh dòng lũ mà nước mắt trào ra. Thế nhưng theo thời gian cô cũng quen dần, chính ánh mắt thơ ngây của các em nhỏ Đan Lai đã níu cô ở lại với núi rừng.

Mỗi lớp học được 10 - 12 em thôi mà nhiều em bỏ học theo cha mẹ đi kiếm cái ăn. Khi chúng tôi vào vận động thì bố mẹ các em phản đối nhiều lắm. Vậy là chúng tôi phải vận dụng hết vốn liếng tiếng dân tộc của mình để giải thích cho họ nhận ra ý nghĩa của việc cho con cái đến trường. Giờ học sinh ở đây đã quen việc đến lớp học chữ rồi, đó cũng là niềm hạnh phúc lớn nhất của những giáo viên cắm bản” - cô Mười nói.

Cô Võ Thị Hồng Long, Hiệu trưởng trường Tiểu học 2 Môn Sơn cho biết, năm học 2021-2022, trường có 4 điểm, điểm chính tại Bản Thái Sơn 1, các điểm lẻ gồm: Làng Cằng, Cò Phạt và Bản Búng. Toàn trường có 24 lớp với  477 học sinh, có 39 cán bộ, giáo viên và nhân viên.

Đường đi lại các điểm trường khó khăn, hiểm trở, nhiều khe suối và phải qua lại dòng sông Giăng nhiều lần, có chỗ chưa có cầu nên giáo viên rất vất vả, thậm chí gặp nguy hiểm.

“Nguyện vọng của giáo viên nơi đây là mong muốn có con đường bê tông, có cầu qua sông suối để không còn phải khiêng xe máy, đồ đạc để đảm bảo an toàn và yên tâm công tác, gieo chữ cho các em học sinh”, cô Long nói.

{keywords}
 
{keywords}
Các thầy cô giáo bản Búng và người dân vẫy tay chào khi đoàn chúng tôi rời khỏi bản.

Trao đổi với PV Infonet, thầy Lê Thanh An - Trưởng phòng GD&DT huyện Con Cuông cho biết: “Điểm trường bản Búng là một trong những điểm trường khó khăn nhất của huyện. Trong những năm qua các thầy cô ở đây vẫn luôn bám trường để "gieo chữ” cho các em.

Dù còn gặp nhiều khó khăn, vất vả và thiệt thòi nhưng các thầy cô đang ngày ngày thầm lặng làm "người đưa đò" chở chữ đến với học sinh Đan Lai ở điểm trường bản Búng bằng tình thương yêu, trách nhiệm nghề nghiệp. Chúng tôi tin rằng ánh sáng tri thức sẽ lan tỏa khắp các bản làng để cuộc sống các em sau này vơi bớt những khó khăn, vất vả”.

Chuyện đặc biệt về những thầy giáo mầm non nơi núi rừng xứ Thanh

Chuyện đặc biệt về những thầy giáo mầm non nơi núi rừng xứ Thanh

Hơn 20 năm qua những thầy giáo mầm non vẫn miệt mài đến lớp dạy học, chăm sóc những em thơ ở ngôi trường mầm non xã Thanh Quân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Việt Hòa

Nam sinh Hà Nội trúng tuyển 11 trường ĐH thế giới, học bổng lên đến 8 tỷ

Từ bỏ suất học bổng ở mức cao nhất dành cho sinh viên quốc tế tại đại học số 1 Canada, Lê Thanh Dũng dự định sẽ theo học tại Mỹ với suất học bổng hơn 8 tỷ đồng.

Không được tổ chức thi riêng, các trường tư Hà Nội tuyển sinh lớp 10 thế nào?

Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức công bố phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT tư thục và công lập tự chủ. Trong đó, năm nay, Sở yêu cầu các trường tư không tổ chức kỳ thi riêng.

'Xin phụ huynh hãy trả lại sự tôn nghiêm cho người thầy'

Chẳng thể chịu thêm áp lực, cùng đồng lương bấp bênh, chị nộp đơn xin thôi công việc đã gắn bó 5 năm, từng là niềm tự hào, mơ ước. Suốt chặng đường từ trường về nhà, chị òa khóc với quyết định của chính mình.

Nam sinh mồ côi bố giành học bổng 7 tỷ: Làm nghề bưng bê lấy tiền thi IELTS, SAT

Biến cố mất bố vào năm lớp 2 khiến Quang dần thu mình, không muốn giao tiếp với ai. Cho đến tận đầu năm lớp 8, em mới bắt đầu có khát khao xóa bỏ con người nhút nhát để bước ra khỏi vùng an toàn.

Đam mê về game đưa nữ sinh trúng tuyển ĐH Mỹ, học bổng 6,6 tỷ

Tự tin chọn lối đi riêng với niềm đam mê về game, Trịnh Bảo Hân (học sinh lớp 12 Anh 2 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam) vừa giành học bổng trị giá 6,6 tỷ đồng vào ĐH Drexel, Mỹ.

'Tôi nghỉ việc để giữ sự uy nghiêm cuối cùng của người thầy'

Trước áp lực của học sinh và phụ huynh, sau một tình huống sư phạm gây tranh cãi, cô H. đã quyết định nộp đơn nghỉ việc, chia tay với nghề đã nhiều năm gắn bó.

Nữ sinh xứ Nghệ trúng tuyển 9 đại học Mỹ

Từ Nghệ An ra Hà Nội học trong môi trường hoàn toàn bằng tiếng Anh, Quỳnh Anh phải chật vật để bắt kịp với các bạn. Nhưng cũng chính cú sốc ấy đã tạo đà giúp nữ sinh chinh phục hàng loạt đại học hàng đầu nước Mỹ.

Người lao công ăn bánh mì trên phố 'giúp' nữ sinh Hà Nội vào ĐH top đầu Mỹ

Thay vì chọn những ngành học đang được coi là thời thượng, Võ Nguyễn Gia Minh (học sinh lớp 12, Hà Nội) quyết theo đuổi ngành Khoa học môi trường ở đại học công lập top đầu Mỹ với khát khao trở về giúp đất nước xanh và sạch hơn.

Cuộc thi sáng tạo STEM thu hút hàng trăm nghìn giáo viên, học sinh tham gia

Cuộc thi nhằm đem đến cho các em học sinh cơ hội ứng dụng kiến thức giáo dục STEM liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học để tìm ra và hiện thực hóa các giải pháp sáng tạo.

Giảng viên trình độ giáo sư, tiến sĩ phía Bắc nhiều hơn các vùng khác cộng lại

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay quy mô và chất lượng giảng viên được nâng lên rõ rệt trong những năm qua. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, số người có trình độ tiến sĩ bằng cả nước cộng lại.

Đang cập nhật dữ liệu !