Giải mã sự thật đau thương trong cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ nhất

Cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ nhất đến nay vẫn để lại nhiều xót xa cho người dân Nga, một sự kiện đau thương trong cuộc chiến này đến nay mới được hé lộ.

Sau khi Liên Xô giải thể, Nga với cương vị là người “thừa kế” lớn nhất của Liên Xô đã bắt đầu ổn định tình hình trong nước và tái lập một quốc gia ổn định, bền vững. Tuy nhiên, do tình hình khó khăn, nên nội bộ nước Nga có nhiều “hỗn loạn”, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do một số lực lượng đòi ly khai, Cộng hòa Chechnya là một trong số đó.

Tổng thống Yeltsin ký hiệp định đặc biệt. Nguồn: Sohu.

Năm 1994, Tổng thống Yeltsin đã ký hiệp định đặc biệt, ban cho các nước cộng hòa trực thuộc đặc quyền chính trị lớn hơn. Nhưng Chechnya đã không thông qua. Mâu thuẫn nảy sinh. Dzhokhar Dudayev-một chính trị gia lớn ở Chechnya đã đứng lên, tuyên bố độc lập và Quốc hội do ông này lập ra đã đặt tên nước là Cộng hòa Chechen. Sau khi Chechen tuyên bố độc lập, Nga phản ứng dữ dội.

Tuy nhiên, Dzhokhar Dudayev có được sự ủng hộ mạnh mẽ của quần chúng Chechen và đã thành lập nên quân đội Chechen với nhiều trang bị hiện đại và được Mỹ, phương Tây hậu thuẫn, sẵn sàng đối đầu với Nga. Điều gì đến cũng phải đến, cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ nhất 1994-1996 điễn ra với nhiều tổn thất đau thương cho cả hai bên.

Chiến tranh Chechnya lần thứ nhất diễn ra từ năm 1994 đến 1996. Nguồn: Sohu.

Nga sử dụng một số lượng lớn binh lính và vũ khí với mong muốn nhanh chóng dẹp yên nổi loạn, tuy nhiên, Chechnya đã sử dụng nhiều vũ khí và trang bị khác nhau kiên quyết chống trả. Đỉnh điểm của cuộc chiến là trận đánh ở thủ đô Grozny. Mặc dù quân số áp đảo, được sự hỗ trợ của không quân, quân Nga đã cố gắng chiếm quyền kiểm soát khu vực miền núi của Chechnya nhưng không thành công.

Một sự kiện khi đó đến nay mới được truyền thông Nga hé lộ từ việc giải mật các tài liệu chiến tranh Chechnya đó là, rất nhiều quan chức Nga đã từ chức để phản đối, Bộ trưởng Quốc phòng Nga thậm chí cũng phải từ chức và người Nga coi đây là hành động “nồi da nấu thịt”. Việc không chuẩn bị tốt về tư tưởng chính trị đã khiến tinh thần và hiệu quả tác chiến của quân Nga bị sụt giảm nghiêm trọng trong chiến dịch.

Nhiều người đã hy sinh trong cuộc chiến này. Nguồn: Sohu.

Cùng với đó, cuộc chiến được tiến hành trong địa hình đường phố, không gian giữa các kiến trúc tương đối nhỏ hẹp, các thiết bị cơ giới hóa của Quân đội Nga không thể phát huy tác dụng lớn nhất. Sau khi Quân đội Nga ồ ạt tiến vào thành phố Grozny, các phần tử vũ trang của Chechnya đã bắn hàng loạt rocket RPG vào quân Nga, làm ngay lập tức tử thương hơn một nửa.

Cuối cùng, sau nhiều giờ chiến đấu, chỉ có vài chục người trong hàng ngàn binh lính cơ giới Nga may mắn trốn thoát, số còn lại tất cả đã hy sinh trong thành phố. Đáng chú ý, lực lượng của Chechnya đã kéo những thi thể binh lính Nga đến cổng thành và dựng thành một bức “tường thi thể” để chống lại các cuộc tấn công của Quân đội Nga. Đối mặt với tình huống này, chỉ huy lực lượng Nga khi đó không có biện pháp giải quyết và nhanh chóng báo cáo lên cấp trên. Sau khi Tổng thống Nga nhận được thông tin, đã phải “gạt nước mắt” hạ lệnh trực tiếp tấn công, phá hủy bức tường đẫm máu này để mở đường cho bộ binh tiếp tục tiến vào thành phố.

Lực lượng Chechnya đã sử dụng thi thể binh lính Nga để làm thành bức tường ngăn chặn bước tiến của quân Nga. Nguồn: Sohu.

Năm 1996, chính phủ của Boris Yeltsin tuyên bố một thỏa thuận ngừng bắn và một hiệp ước hòa bình được ký kết một năm sau đó. Con số thông báo chính thức số quân Nga tử trận là 5.732 người. Không có con số chính xác cho số quân Chechnya bị chết, nhưng con số ước lượng là từ 3.000 đến 17.391 quân. Ước tính số thường dân bị chết từ 30.000 đến 80.000 người, nhiều thành phố và làng mạc bị tàn phá.

Đức Trí (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !