Sai lầm cho con chơi game lồi mắt giống “con nhà người ta”

Cho con làm quen rồi chơi game giống “con nhà người ta” có lẽ là sai lầm lớn nhất của vợ chồng chị Minh Phương (Thái Bình).

Con trai chị Minh Phương (14 tuổi) có thể chơi điện tử hàng giờ liên tục, bỏ ăn, quên ngủ, quên làm bài tập về nhà, thậm chí to tiếng, hung hăng với mẹ chỉ vì “đang dở ván”.

Từ khi biết chơi game đứa trẻ này thường xuyên đi ngủ muộn. Có những hôm chị Phương tỉnh giấc, chạy sang phòng con vẫn thấy thằng bé đang chơi.

“Chưa kể trong bữa ăn, cháu vừa chơi vừa ăn, những lời nói của bố mẹ dường như cháu để ngoài tai, không còn biết gì ngoài chơi game.

Một ngày tôi phát hiện con mình có những biểu hiện như giật mắt, giật cơ mặt. Tìm hiểu trên mạng thì tôi nghĩ cháu có những dấu hiệu của sự rối loạn sức khỏe tâm thần. Tôi bắt đầu bàng hoàng và lo lắng game sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tương lai của con trai”, chị Phương tâm sự.

Vợ chồng chị Phương ngay lập tức đưa ra lộ trình “cai” game cho con. Tuy nhiên, cháu cá tính mạnh nên đã phản kháng, phá vỡ tất cả mọi quy tắc mà vợ chồng chị đưa ra.

“Đỉnh điểm, có hôm trong bữa ăn, bố hỏi 3 câu mà cháu không đáp vì đang tập trung chơi game. Vậy là bố cháu tức giận cầm chiếc điện thoại cháu đang chơi đập xuống đất vỡ tan. Cháu mắt đỏ au, đứng phừng phừng dậy ném vỡ chiếc bát ăn và tuyên bố cả đời này không nhìn mặt bố. Hai vợ chồng tôi sốc luôn”, chị Phương kể.

{keywords}
Trẻ nghiện game gây ảnh hưởng tới sức khỏe (ảnh minh họa: H.T)

Hiện nay, con “nghiện” game là nỗi khổ của rất nhiều bậc phụ huynh chứ không riêng gì vợ chồng chị Phương. Về vấn đề này, thạc sĩ Nguyễn Phương Anh (Đại học Sư phạm Hà Nội) cho hay: “Cai game cho con cần một lộ trình và sự kiên nhẫn của bố mẹ. Không phải nói cai game thì trong một sớm một chiều là đứa trẻ có thể bỏ được ngay.

Phụ huynh cần nghiêm túc nói chuyện với con về sự nguy hiểm của game cùng những phương pháp giúp con làm chủ bản thân, sắp xếp thời gian học tập và vui chơi hợp lý. Điều tối kỵ là bố mẹ cấm con chơi bằng những biện pháp cứng nhắc như đập điện thoại, mắng nhiếc hay to tiếng quát tháo. Điều này sẽ càng làm trẻ hình thành suy nghĩ tiêu cực, càng cấm càng chơi”.

Theo thạc sĩ Nguyễn Phương Anh, đầu tiên, bố mẹ hãy hết sức mềm mỏng, cùng con xây dựng các quy tắc trong gia đình bao gồm khi nào con có thể chơi game, khi nào không được phép, thời gian và thời lượng chơi.

Ví như mỗi ngày được chơi 30 phút nhưng đổi lại con phải hoàn thành hết các nhiệm vụ học tập ở trường, chơi thể thao, cùng mẹ nấu bữa tối… Nếu vi phạm con sẽ bị tước quyền chơi ngày hôm đó. Điều này là để đứa trẻ ý thức được hành động của mình và quan trọng là “tuân thủ luật chơi”.

Phụ huynh cũng có thể đưa ra quy định rằng mỗi hoạt động các con thực hiện tốt sẽ được quy đổi ra số phút chơi game. Ví như hoàn thành hết các nhiệm vụ giúp mẹ lau nhà, phơi quần áo, chơi đàn… sẽ được thưởng thêm bao nhiêu phút chơi game.

“Một điều quan trọng nữa là bố mẹ phải luôn đồng hành cùng con. Nhắc nhở, đôn đốc để con làm đúng như kế hoạch đã đề ra. Khi con làm tốt sẽ được khen thưởng và ngược lại.  Bố mẹ nên dành thời gian nhiều hơn cho con như cùng con tham gia các hoạt động tập thể cùng với các bạn, gợi ý cho con rủ các bạn trong lớp đến nhà chơi, ăn cơm, trò chuyện, đi xem phim để con được giao tiếp, chia sẻ với các bạn.

Thông qua đó, phụ huynh vừa có thể nắm bắt được tâm lý các con lại có thể hạn chế được thời gian quá nhàn rỗi khiến con sa đà “thèm” chơi game”, cô Phương Anh cho hay.

Hoàng Thanh

 

Anh trai sắp phá sản, mất sạch cửa nhà, em giàu có từ chối cho vay 50 triệu

Các cụ xưa có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, thế mà anh em ruột nhà tôi chẳng bằng ao nước lã.

Nghỉ lễ con rủ về quê, mẹ nghẹn ngào 'bán hết rồi, nhà đâu mà về'

Mỗi dịp lễ, Tết, mẹ lại xốn xang muốn về gặp họ hàng, người thân. Nghĩ đến cảnh người ta có quê, có nhà để về, mình thì không, mẹ lại giấu tôi khóc.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Anh em ruột muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp, đừng nói về 2 điều này

Anh chị em trong nhà cũng cần phải biết một số quy luật ngầm giúp giữ cho mối quan hệ được tốt đẹp.

Cô gái 21 tuổi lấy chồng, 2 năm sau thành góa phụ, gồng gánh nuôi con song sinh

Cô gái Bình Định lấy chồng vào năm 21 tuổi và sinh đôi bé gái. Nhưng 2 năm sau, cô trở thành góa phụ, phải gồng gánh nuôi con, ngày đêm nhớ thương chồng.

Chồng tự dưng hết mực chăm sóc mẹ vợ, biết lý do tôi lập tức đưa bà về quê

Người ta nói “Không ai tốt với người khác mà không có lý do, ngoại trừ cha mẹ của họ” thật chẳng sai chút nào và câu chuyện của tôi là một minh chứng.

Trương Ngọc Ánh: Giờ tôi không có người nối nghiệp!

Trương Ngọc Ánh chia sẻ: "Con gái tôi xinh đẹp, chân dài, hát được, nhảy rất đẹp, diễn tốt lại không theo nghề của bố mẹ mà học làm dược sĩ. Giờ tôi không có người nối nghiệp".

Diễn viên Thu Quỳnh tuyên bố không làm đám cưới, không muốn tái hôn

Thu Quỳnh cho biết cô quyết định làm mẹ đơn thân, không kết hôn và không làm đám cưới và đó là lựa chọn của nữ diễn viên 'Về nhà đi con'.

Lã Thanh Huyền gửi lời ngọt ngào kỷ niệm 18 năm bên chồng đại gia

Với Lã Thanh Huyền, có được một người bạn đời như chồng mình là hạnh phúc lớn nhất của cô.

Đang cập nhật dữ liệu !