Cách lắng nghe giúp cha mẹ tiến vào thế giới của con trẻ
Cha mẹ đã bao giờ tự hỏi bản thân đã biết cách lắng nghe con trẻ, nói chuyện chia sẻ để cùng thấu hiểu?
Theo các chuyên gia, cha mẹ cần tập trung, không phân tán khi lắng nghe con nói là một trong những hành động quan trọng nhất có thể làm với tư cách là phụ huynh.
Tiến sĩ Michael Nichols cho biết: "Người lắng nghe tốt là biết cách truyền tải sự đồng cảm của mình. Cha mẹ nên cho trẻ biết rằng suy nghĩ và cảm xúc của chúng là quan trọng, chúng được thấu hiếu, được chấp nhận. Nhưng việc lắng nghe thực sự là một việc khó khăn, vì vậy hãy coi đó là một khoản đầu tư. Bạn có thể củng cố lòng tự trọng của con, khi con bạn tin tưởng, chúng sẽ tâm sự với bạn nhiều vấn đề hơn".
Cha mẹ cũng cần chỉ cho trẻ cách tự mình trở thành người biết lắng nghe, đây là một trong những kỹ năng quan trọng trẻ cần học.
Luôn trong tư thế sẵn sàng lắng nghe
Nếu con đang nói với bạn về câu chuyện gì đó, cha mẹ nên dừng việc đang làm, và có thể nói rằng 'Hãy tiếp tục, để cha mẹ tắt máy tính xong đã rồi sẽ nghe con nói nhé'.
Tiến sĩ tâm lý học Tina Payne Bryson, đưa ra lời khuyên rằng khi nói chuyện với con, cha mẹ nên ngồi xuống. Bởi vì, khi bạn ngồi ngang trẻ, con sẽ cảm thấy thoải mái hơn, điều đó như muốn nhắn nhủ rằng cha mẹ đang dành thời gian cho con.
Hành động này không chỉ cho con cảm thấy đang được lắng nghe một cách trân trọng mà còn tạo nên thói quen lắng nghe tốt. Hãy nhớ rằng tập trung, đặt thiết bị ra xa, coi trọng cuộc nói chuyện.
5 phương pháp đơn giản giúp lắng nghe con tốt hơn |
Giữ đầu óc tĩnh lặng
Cha mẹ nên nhắc nhở bản thân cần chú ý. Lắng nghe cũng giống như một kiểu thực hành thiền định và nó cần thực hành.
Nếu chẳng may bạn không tập trung được, bạn có thể nói rằng: "Cha mẹ xin lỗi, con có thể vui lòng trình bày lại phần cuối được không? cha mẹ lỡ không tập trung trong một giây".
Thậm chí khi con bạn đang kể về một câu chuyện, bạn không cần lên kế hoạch tinh thần để phản ứng lại hay chuyển sang chế độ giải quyết vấn đề, điều cần thiết là lắng nghe và đợi con nói chuyện.
Đặt những câu hỏi hay
Việc lắng nghe hiệu quả không đồng nghĩa với việc phải giữ im lặng. Khi bạn đặt câu hỏi, bạn nên đoán rằng con đang hy vọng sự phản hồi nào từ cha mẹ. Tiến sĩ Damour chia sẻ rằng câu hỏi mà một đứa trẻ đang cảm thấy khó chịu muốn nghe là 'Con có muốn cha mẹ giúp gì không hay con chỉ muốn trút giận'?
Những câu hỏi hay không phải là thể hiện sự giả tạo đưa ra lời tư vấn, thuyết phục hay sửa chữa người khác.
Nói lại những gì bạn nghe được
Đây còn được gọi là lắng nghe tích cực hoặc phản hồi. Đôi khi nó có thể xen kẽ ngắn gọn như 'thật vui,', 'ồ thế à' ...
Đối với trẻ nhỏ, việc lắng nghe phản xạ cũng chính là cách n như việc xác định cảm xúc. Cha mẹ có thể nói rằng: "Con thực sự rất tức giận!" hoặc "Con rất buồn đúng không". Khi gọi tên một cách chính xác và rõ ràng cảm giác của ai đó, sẽ giúp điều chỉnh toàn bộ hệ thống thần kinh của họ giúp họ bình tĩnh hơn.
Mọi sự việc không chỉ lắng nghe bằng tai mà cả bằng mắt, não bộ và trái tim. Bạn cần kiểm tra và điều chỉnh, không chỉ với nội dung nghe được bằng lời nói mà cả những nội dung không lời.
Đôi khi lúc cha mẹ không để ý nhất lại là thời điểm con cái bộc lộ bản thân. Rất nhiều cuộc trò chuyện quan trọng nhất giữa cha mẹ và con cái xảy ra vào lúc đang lái xe hoặc đơn giản chỉ là đi bộ.
HD (lược dịch)
Cuộc sống đầy nghị lực của 3 cô gái sinh ba đặc biệt với một đôi dính liền
17 năm sau cuộc đại phẫu thuật, cuộc sống của ba chị em sinh ba trong đó có một cặp dính liền đầy biến động nhưng trên hết là tình cảm họ luôn dành cho nhau, động viên nhau vượt qua khó khăn.