Ghiền biển

Năng động, chịu khó và gắn bó với nghề biển, anh Trần Huấn ở Cầu Hai, thị trấn Phú Lộc (Phú Lộc) đã xây được nhà to, sắm được thuyền lớn. Lúc biển Đông “dậy sóng”, anh vẫn đều đặn kiên cường, bám biển

Bạo gan

Để gặp được anh Huấn, tôi phải vào tận Bến Đà, Vũng Thùng, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng, địa chỉ ngụ tạm cho những con thuyền của anh. Gặp nhau, anh Huấn khoe ngay: “Mình đang đầu tư con tàu với giá trị 5,5 tỷ đồng, công suất 900 CV. Ra Tết, con tàu này cùng với con tàu công suất 450 CV của gia đình sẽ ra khơi luôn”.

Ghiền biển - ảnh 1

Tàu công suất 450CV của anh Huấn ở Bến Đà, Sơn Trà, Đà Nẵng

Gần tuổi ngũ thập, Huấn là ngư dân chính hiệu. Anh sinh ra trong gia đình đã qua 4 đời bám biển. Nhà anh nghèo, có 4 anh em trai và anh là con cả nên bố mẹ rất kỳ vọng cho học hành tử tế. Thế nhưng vị mặn của biển vướng trên lưới, mạn tàu của bố sau những lần cập bến khiến anh “ghiền”. Học hết lớp 5, lần đầu anh xin bố lên tàu đi biển dài ngày. Không ngờ từ chuyến ấy, anh gắn bó luôn với biển. Thời đó, tàu của gia đình công suất nhỏ, đêm nào anh cũng ra biển với bố và được truyền đạt dạy bảo cho cách nhìn trời để dự đoán thời tiết, biết nơi nào nông sâu và biết nhìn hướng gió để tìm luồng cá. Kinh nghiệm, cộng thêm bản tính chịu khó đã cho anh những chuyến đi biển thuận lợi thu về nhiều cá, tôm, đưa cuộc sống gia đình ngày một khá lên.

Năm 1992, sau khi lập gia đình, anh tích gom tiền bạc họ hàng nội ngoại cho dịp cưới và vay mướn đầu tư chiếc tàu gỗ gần 1 tỷ đồng, công suất 195CV để “ra riêng”, hạng tàu lúc bấy giờ rất nhiều bạn đi biển thèm muốn. Anh kể hồi đó, người thương đã bảo thằng Huấn bạo gan, kẻ ghen ăn tức ở lại nói “vắt mũi chưa sạch mà liều; xem chừng bán tàu đi làm thuê nghe con”. Bỏ hết ngoài tai, vợ chồng anh lên kế hoạch “bám biển”. Mỗi tháng không dưới 20 ngày anh Huấn và 7 nhân công trên con tàu dọc ngang biển Đông; trong đó ngư trường gần Hoàng Sa, hay vịnh Bắc Bộ là những địa chỉ quen thuộc. Huấn thường dùng lưới vây, lưới rê vì đặc điểm của nghề này săn được nhiều loại cá và dành cho ngư dân chịu khó, có kinh nghiệm trong nghề đi biển. Thuận lợi thì bám biển dài ngày; không thì 3-4 ngày thuyền có thể cập bến. Cá đưa vào bán tươi hơn, Từ ngày ra riêng, kinh tế gia đình anh ổn định, có của ăn của để. Nhiều anh em bạn bè, người thân giờ nhìn Huấn với con mắt kính nể.

Trời không phụ

Gần Tết rảnh rỗi, anh Huấn có dịp “ôn kỹ” chuyện làm ăn. Năm 2011, thời gian anh cải hoán nâng công suất tàu gia đình từ 195CV lên 450CV với giá hơn 1,5 tỷ đồng và phối hợp với các tàu bạn ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi... làm thêm dịch vụ hậu cần nghề cá. Hàng tháng (trừ ngày bão và biển động), bình quân tàu của anh vào ra 6-7 chuyến. Mỗi năm sau khi chi trả mọi thứ, anh mang về không dưới 300 triệu đồng. Tôi hỏi: “Có lúc nào anh gặp vị mặn mùa biển đói”. “Cơm đưa vào miệng còn rơi huống chi làm ăn giữa biển khơi mênh mông. Cái chính mình năng động, đoàn kết, giúp nhau nên trời không phụ”-anh Huấn cười. “Không ai bỏ ra hàng tỷ đồng để sắm một tàu cá nếu không lường trước được đường làm ăn của mình”. 

Khi hỏi về tình hình trên vùng biển Hoàng Sa vừa qua, anh cười thản nhiên: “Bình thường thôi, nhưng là sự kiện nhớ đời”. Huấn kể, sau một ngày Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981, lúc đó tàu anh đang đầy ắp nhiên liệu xăng dầu, thức ăn, nước ngọt...hướng về ngư trường Hoàng Sa. Thông tin từ phía tàu bạn đang cách Hoàng Sa hơn 60 hải lý về phía đông cho biết là tình hình rất căng. Các ngư trường gần khu vực nhà giàn DK hoặc xuống vùng biển giáp Malaysia vẩn đục, u ám. Một số tàu bạn đang chuyển hướng bỏ ngư trường vì nhiều tàu của Trung Quốc đang dàn quân hung hãn, xua đuổi. Anh Huấn chia sẻ: “Bình thường đi biển gặp nhau phất tay chào là xong, nhưng những ngày đó, anh em gặp nhau ngoài biển là thấy tình thương, đoàn kết, gắn bó, thể hiện sức mạnh với tàu lạ, chứ không bao giờ bỏ ngư trường. Đội tàu của anh Huấn hiệp đồng kết thành từng nhóm lớn, vừa thuận lợi khai thác vừa dễ ứng phó khi đụng độ với giã cào Trung Quốc. Khi đủ cá, nhóm cử một tàu chở vào bến tiêu thụ rồi quay ra tiếp tục ra khơi. Cứ thế mà khai thác, không nao núng, lo sợ.

Những ngày biển Đông “dậy sóng” là thời điểm tàu anh Huấn đều đặn đánh bắt hiệu quả nhất trong năm, mỗi chuyến lãi không dưới 40 triệu đồng. Anh tính kỹ trong năm 2014, lãi ròng hơn 300 triệu đồng; lương tháng cho nhân công trong thời điểm ấy được chi trả hậu hĩnh hơn 10 triệu đồng/tháng; có người lên 15 triệu đồng. Cũng trong thời gian đó, anh lên kế hoạch đầu tư thêm chiếc tàu mới, công suất gấp đôi tàu cũ lên 900CV. Mốc trọng đại trong đời làm nghề biển.

Trong những ngày đầu xuân, anh Huấn đang cố gắng hoàn thành những công đoạn cuối cùng của chiếc tàu mới để tự tin bước vào mùa biển mùa mới, đồng thời tạo “cột mốc sống” trên biển bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng cho Tổ quốc. Anh Cái Minh-Chủ tịch UBND thị trấn Phú Lộc thán phục: “Anh Huấn là người táo bạo và cương quyết, xứng đáng là ngư dân tiêu biểu không chỉ ở vùng quê Cầu Hai, Phú Lộc...”.

Bài, ảnh: Minh Văn/Báo Thừa Thiên Huế

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !