Gà thải Trung Quốc vào trang trại rồi tuồn ra chợ

Tình trạng lén lút tuồn gà thải ra chợ bán vẫn diễn ra. Các chủ buôn bắt tay với một số trang trại nuôi gia cầm trên địa bàn, gửi gà nhập lậu vào nuôi nhốt qua đêm để hợp thức hóa thành gà sạch, sau đó đem ra chợ tiêu thụ…

Mặc dù tình trạng gà thải Trung Quốc nhập qua chợ Hà Vĩ đã giảm hơn nhiều so với trước nhưng tình trạng lén lút tuồn gà thải ra chợ bán vẫn diễn ra. 
Trong vai người mua gà thải PV tìm đến hỏi chị Tuyến, một người buôn bán gà ở chợ gia cầm Hà Vĩ  (xã Lê Lợi -Thường Tín - Hà Nội), nhìn tôi với vẻ dò xét, chị giải thích, em không buôn bán gà thải từ Trung Quốc mà nhập chủ yếu nhập từ các chủ hộ chăn nuôi ở các tỉnh, có kiểm dịch rõ ràng. Tuy nhiên, PV nhìn sản phẩm gà mà chị tuyến bán ở chợ vẫn thấy hàng trăm con gà thải, cổ và mình gà rất ít lông…

Qua một hồi hỏi chuyện chị Tuyến cho biết, gà thải nếu muốn mua số lượng lớn thì cũng có, nhưng phải người quen thì mới mua được, chứ người lạ sợ lực lượng chức năng phát hiện bắt lắm! Điều này, chứng tỏ tình trạng một số ít hộ dân quanh khu vực chợ Hà Vĩ vì lợi nhuận vẫn lén lút tuồn gà thải loại từ Trung Quốc qua chợ tiêu thụ. Thời gian vừa qua,  lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ nhiều trường hợp cố tình vi phạm... 

Trao đổi với PV Infonet, ông Lê Xuân Viết  - Trưởng ban quản lý chợ Hà Vĩ cho biết, đây là vấn đề nhức nhối nhất về tình trạng gà nhập lậu ở các tỉnh phía Bắc rồi tuồn vào chợ đầu mối Hà Vĩ để tiêu thụ. Nếu như trước đây trung bình mỗi ngày chợ tiếp nhận khoảng 80 tấn gà các loại nhập lậu từ khắp nơi đổ về, chiếm khoảng 80% thị trường ở Hà Nội. Thì hiện nay, nhận thức rõ mối nguy hại từ tiềm ẩn từ gà thải loại và nhờ vào cuộc mạnh của cơ quan chức năng, tình trạng này tiêu thụ gà thải ở chợ Hà Vĩ đã giảm mạnh. Tính từ tháng 8 đến nay, số lượng tiêu thụ gà thải loại qua chợ chỉ còn khoảng 8-10 tấn. Đó là tình trạng một số hộ vì lợi nhuận cố tình lén lút buôn bán gà thải…

Gà thải Trung Quốc vào trang trại rồi tuồn ra chợ - ảnh 1
Mặc dù sự vào cuộc mạnh của các cơ quan chức năng, nhưng tình trạng lén lút tuồn gà thải Trung Quốc ra chợ gia cầm Hà Vĩ tiêu thụ vẫn diễn ra

Các “mánh khóe” tuồn gà thải loại Trung Quốc vào chợ và khu vực lân cận của những chủ buôn bằng cách thuê hẳn đội quân xe ôm, chờ ở các cửa ngõ vào Hà Nội làm  hoa tiêu, dẫn đường và  kịp thời báo tin nếu phát hiện lực lượng chức năng. Bên cạnh đó, các xe ô tô chở gà không đi vào khu vực chợ mà dừng, đỗ ở ven sông Hồng, cách khu buôn bán gần chục km đoạn giáp ranh với địa bàn tỉnh Hưng Yên xuất gà thải loại vào lồng, rồi dùng xe máy của các hộ dân chở từ 50-60 con/chuyến vào khu nhà trọ của các chủ kinh doanh thuê nhà trọ để giấu hàng. 

Tình trạng giao dịch gà nhập lậu gà thải không công khai ở chợ, mà diễn ra âm thầm ở các khu vực quanh địa bàn, vì vậy, rất khó để lực lượng chức năng phát hiện. Đáng chú ý, các chủ buôn vận chuyển gà loại thải vào chợ Hà Vĩ  đều là người tỉnh ngoài.

Ông Viết cho biết, tại làng Hà Vỹ có 700 hộ thì đã có trên 600 hộ chuyên hành nghề giết mổ, buôn bán gia cầm để kiếm sống. Mỗi ngày người dân làng Hà Vĩ còn xuất buôn từ 15.000 đến 30.000 con gia cầm. Một ngày làm việc bình thường của người dân ở đây bắt đầu từ 2-3 giờ sáng.

Ngoài lượng lớn gà thải loại của Trung Quốc, hiện nay các chủ buôn còn nhập lậu gà giống và trứng giống ở giai đoạn sắp nở không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y và chủ yếu là gà, vịt 1 tuần tuổi đưa vào chợ tiêu thụ. Bên cạnh đó, còn có một số lượng lớn gà qua đường chính ngạch nhập về từ Trung Quốc, đây là loại gà nhập về để chế biến thức ăn gia súc nhưng đã bị sử dụng sai mục đích. Phần lớn gà nhập lậu được sử dụng trong các đám cưới và khu vực bếp ăn tập thể. 

Tình trạng buôn bán, vận chuyển gà nhập lậu từ biên giới phía Bắc về Hà Nội, đặc biệt là khu vực chợ gia cầm Hà Vĩ, đến nay, tuy đã giảm, nhưng vẫn có dấu hiệu phức tạp. Theo thống kê của Ban quản lý chợ gia cầm Hà Vĩ thì khu vực chợ thường xuyên có trên 140 hộ kinh doanh gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng), trong đó có 16 hộ kinh doanh gà nhập lậu, loại thải từ khu vực biên giới phía Bắc về bán kiếm lời. 

Gà thải Trung Quốc vào trang trại rồi tuồn ra chợ - ảnh 2
Bằng việc vận chuyển lồng gà bằng xe máy, một số lượng gà thải Trung Quốc vẫn lọt vào chợ 

Trước sự kiểm soát ráo riết của cơ quan chức năng, hiện nay, thay vì đưa gà về chợ Hà Vĩ, các chủ buôn gà loại thải giờ bắt tay với một số trang trại nuôi gia cầm trên địa bàn, gửi gà nhập lậu vào nuôi nhốt qua đêm để hợp thức hóa thành gà sạch, sau đó đem ra chợ bán. Với các trường hợp không thuê được nơi nuôi nhốt, đối tượng buôn gà chuyển thẳng đến các điểm bán lẻ ở một số huyện ngoại thành, sau đó xuất cho các hộ dân giết mổ rồi đem tiêu thụ ở địa bàn Hà Nội…

Anh Nguyễn Tiến Nghĩa - cán bộ Chốt kiểm dịch gia cầm Hà Vĩ  cho biết, Chi cục Thú y Hà Nội kết hợp với Chốt kiểm dịch chợ gia cầm Hà Vĩ vừa tiến hành kiểm tra 5 mẫu gà thải loại nhập lậu tại chợ gia cầm Hà Vỹ thì cả 5 mẫu đều tồn dư chất kháng sinh. Tồn dư chất kháng sinh ở mức cao sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. 

Ngoài ra Chi cục Thú y Hà Nội cũng đã lấy mẫu xét nghiệm lưu hành vi rút cúm gia cầm trên đàn gà thải loại tại chợ Hà Vỹ. Kết quả xét nghiệm 480 mẫu Swabs gộp, trong đó có 44 mẫu dương tính với virút cúm A (chiếm 9,2%) và 3 mẫu dương tính với virút cúm A/H5N1 (chiếm 0,62%). Đây chính là nguyên nhân gây nguy cơ làm tái phát dịch cúm gia cầm rất lớn.

Trước tình trạng buôn bán gà thải lén lút rồi đưa ra chợ tiêu thụ, chính quyền địa phương huyện Thường Tín nên có nhiều biện pháp kết hợp với khảo sát, cấp giấy phép kinh doanh cho các hộ buôn bán gia cầm trong khu vực chợ đủ điều kiện để quản lý, cũng như chấm dứt hợp đồng với cá nhân cố tình vi phạm. Có như vậy, tình trạng buôn bán gà thải loại trên địa bàn chợ Hà Vĩ mới giảm.

Nguyễn Hiếu

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.