FATF nói gì trước nghi án FIFA rửa tiền?

Các công tố viên Thụy Sĩ đang điều tra 53 vụ án nghi ngờ rửa tiền trong khuôn khổ nghi án hối lộ trao quyền đăng cai World Cup 2018 và World Cup 2022.

Điều tra 53 vụ án bị nghi ngờ rửa tiền

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tư Pháp Thụy Sĩ, Michael Lauber cho biết, tất cả các tình tiết liên quan đến vụ việc đã được các ngân hàng Thụy Sỹ báo cáo. “Bộ Tư pháp Thụy Sĩ đang phân tích một “khối lượng lớn” lên tới 9 terabyte các dữ liệu về vụ bê bối của Liên đoàn bong đá thế giới (FIFA), trong cuộc điều tra về trao quyền đăng cai Cúp bóng đá thế giới 2018 và 2022. Các cuộc điều tra của Thụy Sĩ đang được tiến hành song song với vụ điều tra tại Mỹ. Vì vậy, sẽ còn phải đợi thêm thời gian mới thể có được kết luận”, ông Lauber nói.

FATF nói gì trước nghi án FIFA rửa tiền? - ảnh 1

Luật chống rửa tiền của Thụy Sĩ quy định các ngân hàng phải cung cấp cho cơ quan chống rửa tiền những số liệu của tài khoản nghi vấn có dính dáng đến hoạt động rửa tiền. Sau đó, cơ quan này sẽ xem xét từng trường hợp và chuyển tới Viện Công tố Liên bang.

Bộ trưởng Michael Lauber cho biết lực lượng điều tra đã xem xét mối quan hệ của 104 khách hàng ngân hàng, mỗi khách hàng đứng tên rất nhiều tài khoản và “lần ra” 53 vụ giao dịch đầy nghi vấn. Ngày 17/6 vừa qua, ngân hàng lớn thứ ba tại Thụy Sĩ, Julius Baer phát đi thông báo về cuộc điều tra nội bộ về những vấn đề liên quan đến FIFA.

Trong khi đó, theo một diễn biến khác, Ủy ban đạo đức thuộc FIFA cho biết họ đang xem xét các cáo buộc liên quan đến vòng đấu World 2018 và 2022. World 2018 và World Cup 2022 đã được trao cho Nga và Qatar, tuy nhiên quan chức cấp cao Domenico Scala của FIFA cho biết các quyết định trên có thể bị hủy bỏ nếu họ phát hiện ra các bằng chứng về hành vi hối lộ.

Trước đó, vào tháng 5, tại 1 khách sạn ở thành phố Zurich (Thụy Sĩ), 14 vị quan chức cấp cao của FIFA đã bị cảnh sát chống tham nhũng Thụy Sĩ bắt giữ vì liên quan tới nghi án tham nhũng và rửa tiền. Được biết, những người quan chức cấp cao này bị tình nghi tham gia các hoạt động tham nhũng, rửa tiền và lừa đảo trong suốt hơn 20 năm qua.

FATF nói gì?

Trước thông tin này, vào hôm 16/6, trên trang website của lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế FATF (Financial Action Task Force) đã đăng tải, khuyến cáo các tổ chức tài chính chưa điều tra đủ các hoạt động tài chính đáng nghi ngờ mà cảnh sát đã cung cấp về các quan chức FIFA. Theo đó, FATF nói rằng: “Những báo cáo gần đây về các hành vi tham nhũng và rửa tiền quy mô lớn của một số quan chức FIFA cấp cao đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các tổ chức tài chính trong việc nhận diện và theo dõi các khách hàng có tính rủi ro cao”.

FATF còn nói thêm rằng các tổ chức tài chính “dường như chưa điều tra đầy đủ về các hoạt động tài chính của các quan chức đang nghi ngờ này, vì nhiều giao dịch rửa tiền liên quan đến tham nhũng đã qua được hệ thống tài chính quốc tế mà không bị nghi ngờ gì”.

Tuy nhiên, theo hãng tin Reuters, đến nay, những thông báo trên của FATF đã không còn trên website của họ nữa. Họ đã hủy toàn bộ dấu vết về lời cảnh báo mà chính họ đã đăng tải, khuyến cáo.

Được biết, FATF là một tổ chức liên chính phủ, các thành viên của FATF bao gồm các cơ quan chống rửa tiền quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên, lý giải về việc gỡ bỏ những tuyên bố trên trang website, ông Roger Wilkins, Chủ tịch của FATF, cho biết, ông ra quyết định gỡ bỏ tuyên bố trên vì lo sợ sẽ có khả năng bị suy diễn và thiếu các bằng chứng cụ thể hỗ trợ cho những tuyên bố đó.

“Chúng tôi không muốn can thiệp vào các cuộc điều tra đang diễn ra và cách nó bị suy diễn có thể gây hiểu nhầm… Chúng tôi không có bất cứ bằng chứng trực tiếp nào cho thấy các tổ chức tài chính đã làm bất cứ gì sai trái hoặc không làm đủ trong các vụ việc này”, ông Roger Wilkins nói.

Việt Nam tăng cường ngăn chặn hoạt động chuyển tiền cá độ bóng đá

Thời gian gần đây, những nghi án về hoạt động rửa tiền của FIFA đã dấy lên lo ngại ở nhiều nước có hoạt động trong lĩnh vực bóng đá, trong đó có Việt Nam. Để ngăn chặn hoạt động rửa tiền trong lĩnh vực này, trước đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng cường sử dụng các biện pháp nghiệp vụ nhằm giám sát và năng chặn hoạt động thanh toán cá độ bóng đá và cờ bạc quốc tế thông qua ngân hàng.

Còn theo Cục Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Bộ Công an), hoạt động cá độ bóng đá quốc tế có dấu hiệu bùng phát trong những dịp diễn ra Vòng chung kết bóng đá thế giới. Trong đó, phổ biến và nguy hiểm nhất là thông qua tài khoản trên các website cá độ nước ngoài. Lực lượng chức năng này cho hay, tính trung bình trong hơn 60 trận đấu đã qua của World Cup, lượng truy cập từ Việt Nam vào các tài khoản này lên tới 50.000 - 70.000 lượt mỗi trận.

Theo đó, giá trị cá độ bằng tiền có thể lên tới hàng chục triệu USD. Lượng tiền này, sau đó chủ yếu được thanh toán thông qua ngân hàng. Tiền cá độ chủ yếu được chuyển ra nước ngoài qua ngân hàng. Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng cường sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, tuân thủ các quy định về phòng, chống rửa tiền đối với các hoạt động chuyển, nạp, rút tiền và giao dịch thẻ, đặc biệt là các giao dịch thẻ quốc tế. Các ngân hàng thương mại phải tăng cường công tác nhận biết khách hàng, sàng lọc các giao dịch để phát hiện các giao dịch đáng ngờ.

Các ngân hàng cũng cần chủ động rà soát các giao dịch thanh toán, chuyển tiền đi và đến phát sinh từ các công ty hoạt động trong lĩnh vực cờ bạc, cá độ quốc tế, các công ty cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cho các công ty hoạt động cá độ quốc tế.

  
Bảo Bình

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !