'Em là F0 rồi, cho em xin đơn thuốc'
Đó là những tin nhắn mà ngày nào BS Nguyễn Huy Hoàng cũng nhận được từ bạn bè, người thân cho đến người chỉ biết trên mạng. Hầu như ai cũng lo lắng và cố xin cho mình một đơn thuốc.
Bộ Y tế cho biết, thời gian gấn đây, số ca mắc COVID-19 trong cả nước liên tục gia tăng. Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 51.968 ca/ngày.
Riêng trong ngày 24/2, số ca mắc mới đã lên tới 69.128 ca, đưa tổng số ca mắc của Việt Nam từ đầu dịch tới nay vượt con số 3 triệu người.
Cùng với số ca mắc tăng cao, số F0 điều trị tại nhà cũng tăng mạnh tại nhiều địa phương. Sự quá tải của hệ thống y tế địa phương dẫn đến việc các F0 khó hoặc chậm được tiếp cận y tế, phải tìm hiểu thông tin trên mạng hoặc gọi bạn bè, bác sĩ quen để xin đơn thuốc, tự điều trị.
Thuốc Molnupiravir nội mua phải có đơn, trên mạng bán nhan nhản, đặt mua sau 2 tiếng giao tận nhà
Trong khi các F0 muốn mua thuốc kháng virus Molnupiravir nội tại nhà thuốc đòi hỏi phải có đơn của bác sĩ, thì trên chợ mạng thuốc Molnupiravir nội bán công khai, giá đắt hơn vài chục nghìn, đặt mua sau 2 tiếng shiper mang tới tận nhà
BS Hoàng - Trung tâm oxy cao áp, Bộ Quốc Phòng - Quản trị viên nhóm BS Quân y hỗ trợ Bệnh nhân Covid-19 tại cộng đồng cho biết đến nay chưa có đơn thuốc cụ thể về điều trị Covid-19 nào mà vẫn ở mức điều trị triệu chứng.
Trong tình hình hiện nay, BS Hoàng khuyến cáo các danh mục thuốc, vật tư bạn cần như sau:
Ngoài que test nhanh, máy đo SpO2, NMSL để nhỏ mắt, nhỏ mũi và súc họng, dung dịch súc họng povidone iodin 1% hoặc chlorhexidin 0,12-0,2%, bạn có thể mua thêm các loại sau:
1. Thuốc hạ sốt hoạt chất paracetamol, hoặc ibuprofen. Tác dụng hạ sốt và giảm đau đầu, đau co, đau khớp mức độ nhẹ.
2. Bù điện giải: Oresol, các loại bột hoặc viên pha nước bù điện giải, nước dừa, nước cháo, nước hoa quả,.. các loại nước Pocari, Revive, Aquarius...
3. Chống dị ứng: 1 trong các hoạt chất loratadin, desloratadin, certirizin, fexofenadin. Đây là nhóm kháng histamin thế hệ mới, ko gây buồn ngủ. Tác dụng giảm sổ mũi, hắt hơi và ngứa.
Nhiều F0 loay hoay đi mua thuốc. |
4. Mật ong, các loại bổ phế, giảm ho thảo dược. Tác dụng giảm đau họng, giảm ho. Có thể dùng khi ho khan hoặc ho có đờm đều được.
5. Thuốc trị ho khan: chọn loại ức chế trung tâm hô hấp như codein, dextromethorphan hoặc loại chống dị ứng thế hệ cũ (gây buồn ngủ) như chlopheniramin, alimemazin, diphenhydramin.
6. Thuốc long đờm: chọn kích thích tăng tiết đờm như guaiphenesin, terpin, benzoat hoặc tiêu nhày, loãng đờm như acetyl-cystein, ambroxol, bromhexin.
7. Vitamin tổng hợp: nhìn chung chỉ cần mỗi ngày 1 viên vitamin tổng hợp là đủ. Rất nhiều loại để bạn lựa chọn.
Lưu ý: một số loại trị cảm cúm tổng hợp có thể có 2-3 thành phần vừa hạ sốt, vừa co mạch giảm tiết dịch vừa chống dị ứng như Decolgen (xanh và vàng), Rhumenol, Tiffy.
BS Hoàng cho biết đây là đơn thuốc cơ bản cho F0. Bạn có thể mua về để phòng gia đình mình có người dương tính. Tuy nhiên, BS Hoàng cũng lưu ý khi ho khan thì không dùng long đờm ở mục 6, khi ho có đờm thì ko dùng giảm ho ở mục 5.
Lương y bày cách phục hồi sức khoẻ hậu Covid-19 và phòng chống tái nhiễm
Tỏi là một loại thảo dược có sẵn trong nhà bếp, có tác dụng kích thích miễn dịch, kháng virus, kháng khuẩn... Sử dụng tỏi để phòng tái nhiễm Covid-19 bằng cách bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày, lên men tỏi mật ong hoặc dùng dầu tỏi...
Các triệu chứng khác
Nếu F0 có đi ngoài phân lỏng: men tiêu hóa, Smecta, berberin, có thể thêm thuốc chống co thắt đường tiêu hóa.
Nếu có mất ngủ hoặc hồi hộp, trống ngực: melatonin và MagneB6, an thần thảo dược (Mimosa).
Nếu có khó chịu dạ dày, trào ngược: trung hòa acid (Kremil-S, Phosphalugel, Yumangel, Gaviscon), bảo vệ niêm mạc dạ dày (Gastropulgite, Pepsane, Trymo), giảm tiết acid (hoạt chất omeprazol, esomeprazol hoặc pantoprazol...)
Nếu có khó thở do co thắt đường hô hấp: salbutamol (viên hoặc dạng xịt Ventolin), lọ xịt định liều có corticoid (rất nhiều loại).
Nếu có nhiễm khuẩn, cần hỏi ý kiến bác sĩ để dùng kháng sinh: thường là 1 trong 3 nhóm (a) marcrolid như azithromycine, clarithromycin; (b) nhóm beta-lactam như amoxicilin có hoặc ko clavulanic, cefadroxil, cefdinir, ceforuxim, cefixim và (c) nhóm quinolon khi tình trạng nhiễm khuẩn nặng (không dùng được cho trẻ em dưới 12tuổi) ciprofloxacine, levofloxacine, moxifloxacine. Thường kèm thuốc long đờm ở mục 6.
BS Hoàng cũng cho biết nếu dùng thuốc kháng virus, hiện có Molnupiravir và Favipiravir thì dùng thêm bổ gan thảo dược có thành phần silymarin.
Khá nhiều người khi có nguy cơ lây nhiễm vội vàng tìm mua các loại thuốc được cho là phòng, chống lây nhiễm tốt.
Tuy nhiên, bác sĩ Hoàng cho biết: Tăng cường hệ miễn dịch có thể giúp cơ thể chống được sự xâm nhập của virus, “tuy nhiên, đó là một quá trình lâu dài, và cần kết hợp các yếu tố khác nữa như ăn uống đủ chất, tập luyện đều đặn, ngủ nghỉ hợp lý. Không có loại thần dược nào lại giúp tăng được sức đề kháng chỉ trong vài ngày", BS Hoàng khuyến cáo.
Khánh Chi
Thực hư thông tin F0 tắm, gội xong yếu đi, chuyên gia chỉ cách vệ sinh cơ thể an toàn
Mạng xã hội đang chia sẻ thông tin người mắc Covid-19 không được tắm rửa. Bệnh đang nhẹ mà tắm sẽ trở nặng… khiến cho nhiều người mắc Covid-19 hoang mang không biết nên vệ sinh cơ thể như thế nào cho an toàn.
Thuốc hạ sốt, tăng đề kháng, thậm chí nước muối sinh lý cũng 'cháy khét'
Những ngày qua do số lượng F0 tăng cao đột biến, người dân đổ xô đi mua thuốc và các loại hỗ trợ dự phòng Covid-19 khiến thuốc hạ sốt, tăng đề kháng, thậm chí nước muối sinh lý cũng 'cháy khét'
F0 cuồng test nhanh chỉ vì mong sớm thành người 'âm'
Nhiều F0 theo dõi, điều trị tại nhà ngày test nhanh 3 lần chỉ để xem bao giờ mình âm tính, các thành viên trong gia đình cũng test nhanh dù không có triệu chứng gì.