'Đừng hy vọng Trung Quốc kiềm chế được Triều Tiên'

Một chuyên gia Trung Quốc khẳng định vai trò của Bắc Kinh đã bị "đánh giá quá cao" bởi một khi Triều Tiên quyết tâm phát triển vũ khí hạt nhân thì không một quốc gia nào có thể ngăn cản kể cả Trung Quốc.

Hôm 6/5, tại New York, phát biểu trước các nhà ngoại giao Liên Hợp Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Yun Byung-se khẳng định Triều Tiên đã sẵn sàng thực hiện vụ thử nghiệm hạt nhân lần tứ tư "bất kể khi nào họ có quyết định chính trị cần thiết". Trước đó, hồi tháng Ba, Triều Tiên đã lên tiếng đe dọa tiến hành một cuộc thử nghiệm hạt nhân "kiểu mới".  

Không nên đánh giá quá cao về Trung Quốc 

Trung Quốc được kỳ vọng là nhân tố quan trọng có khả năng chế ngự thái độ hung hăng của quốc gia cô lập. Song nhiều nhà phân tích nhận định Bắc Kinh sẽ không áp dụng những hành động quá khắt khe như ngừng viện trợ hoặc giới hạn nguồn cung thực phẩm và năng lượng bởi hành động này có thể khiến Triều Tiên sụp đổ. 

'Đừng hy vọng Trung Quốc kiềm chế được Triều Tiên' - ảnh 1

Trung Quốc từng được kỳ vọng là nhân tố kìm cương Triều Tiên

Dẫn lời Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á tại Đại học Yanbian, ông Jin Qiang, tờ Thời báo Hoàn Cầu cho hay Triều Tiên sẽ phản ứng theo lối ngày càng khiêu khích nếu Trung Quốc thể hiện "thái độ cứng rắn". 

"Vai trò của Bắc Kinh đã bị đánh giá quá cao. Một khi quyết tâm phát triển vũ khí hạt nhân, Bình Nhưỡng sẽ không nghe theo lời khuyên của bất cứ quốc gia nào kể cả Trung Quốc. Từ trước tới nay, Triều Tiên đã tận dụng những điểm yếu của chính phủ Trung Quốc để tiếp tục theo đuổi tham vọng hạt nhân. Trong khi đó, Trung Quốc chỉ muốn duy trì sự ổn định tại cửa ngõ biên giới phía đông bắc. Nếu Bắc Kinh thể hiện thái độ cứng rắn, Bình Nhưỡng sẽ hành xử theo lối khiêu khích hơn", ông Jin nhận định. 

Chính phủ Hàn Quốc từng dự báo Triều Tiên sẽ tiến hành vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư vào cuối tháng Tư – thời điểm Tổng thống Mỹ Barack Obama tới thăm Seoul. Ông Obama cảnh báo rằng Triều Tiên sẽ phải hứng chịu thêm lệnh trừng phạt "nặng nề hơn" nếu tiến hành vụ thử hạt nhân mới. 

Theo chuyên gia Jin, Triều Tiên sẽ chọn thời điểm thích hợp và tính tới những lợi ích cá nhân để tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ tư. 

"Nhiều dự báo cho rằng Triều Tiên sẽ tiến hành vụ thử mới đúng dịp chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Seoul hồi cuối tháng Tư. Bởi 3 vụ thử hạt nhân trước đó cho thấy Bình Nhưỡng chủ ý chọn những sự kiện có ý nghĩa tiêu biểu để thể hiện hành động khiêu khích. Tuy nhiên tại thời điểm này, Triều Tiên đã hoãn lại kế hoạch bởi đất nước Hàn Quốc đang chìm trong đau buồn sau vụ chìm phà Sewol và chính quyền của Tổng thống Park Geun-hye bị cáo buộc không làm tròn trách nhiệm khắc phục hậu quả sau tai nạn", ông Jin nói.   

Cũng theo ông Jin, nếu Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ tư đúng thời điểm này, chính quyền của Tổng thống Park sẽ "được nhờ" bởi "toàn bộ nhân dân Hàn Quốc sẽ đoàn kết chống lại Triều Tiên". 

Tính tới ngày hôm nay (7/5), cả đất nước Hàn Quốc đã chìm vào không khí tang thương suốt 22 ngày sau khi chiếc phà nặng hơn 6.800 tấn chở theo 476 hành khách bị chìm tại khu vực ngoài khơi bờ biển phía tây nam hôm 16/4. Chỉ có 174 hành khách may mắn được cứu sống, trong khi 269 người được xác định đã chết và 33 người hiện còn mất tích. 

Thanh trừng cả quan chức thân Trung Quốc

Mối quan hệ “máu thịt” giữa Trung Quốc và Triều Tiên – vốn một thời được ví như “răng và môi, đang diễn biến theo chiều hướng tiêu cực. Nguyên nhân là do sự khác biệt lớn giữa một Tập Cận Bình quyết liệt và đầy tinh thần dân tộc tại Trung Quốc và một Kim Jong-un của Triều Tiên non trẻ, bướng bỉnh, quyết đi theo con đường riêng.

'Đừng hy vọng Trung Quốc kiềm chế được Triều Tiên' - ảnh 2

JangSong-thaek (trái) - người từng được coi là trợ thủ đắc lực cho nhà lãnh đạo Kim, đã bị tử hình hồi tháng 12 năm ngoái

Vụ thanh trừng Jang Song-thaek - ông chú quyền lực của chủ tịch Kim Jong-un hồi tháng 12 năm ngoái đã khiến Trung Quốc hết sức bực mình. Bởi ông Jang được xem là “đầu mối chính” kết nối Trung Quốc với chính quyền Triều Tiên. Tuy nhiên, vào ngày 12/12/2013, ông Jang – trợ thủ đắc lực một thời của nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim, đã bị tử hình trước cáo buộc âm mưu đảo chính và bán rẻ tài nguyên quốc gia (như than đá, đất đai và kim loại quý) cho một “quốc gia bên ngoài” – ám chỉ tới Trung Quốc.

Sự việc này đã khiến ông Tập Cận Bình và nhiều quan chức Trung Quốc tức giận. Thậm chí, một vị tướng Trung Quốc còn cảnh báo rằng Triều Tiên đang muốn vượt ra khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc và kêu gọi chính phủ áp dụng những chính sách “cứng rắn” với Bình Nhưỡng.

Theo hãng tin Yonhap (Hàn Quốc), nhiều thân quyến của ông Jang trong đó có cả trẻ em cùng các đại sứ tại Cuba và Malaysia cũng đều bị chủ tịch Kim Jong-un tuyên án tử hình.

Dẫn lời Da Zhigang – Giám đốc Viện nghiên cứu Đông Bắc Á của Trung Quốc, hôm 7/1, tờ Yonhap cho rằng nguyên nhân thực sự khiến chủ tịch Kim quyết định ra tay thanh trừng ông Jang là nhằm tiến tới loại bỏ tất cả những “công thần” có quan điểm “thân Trung Quốc” từ các đời trước và xây dựng một Triều Tiên độc lập hơn. Ngoài ra, hành động này còn phát tín hiệu về phía Mỹ trong mong muốn làm ấm lên mối quan hệ với các nước phương Tây.

Một trong những minh chứng mà phía Triều Tiên đưa ra để khẳng định hành vi tham nhũng và cố ý làm trái của ông Jang là việc ông này đã lợi dụng quyền lực của mình để ép các công ty khai thác phải bán than “cho nước ngoài” (thực chất là Trung Quốc) với giá vô cùng rẻ mạt.

Vụ hành quyết Jang Song-theak đã gây chấn động chính trường Triều Tiên. Kể từ khi lên nắm quyền sau cái chết của cha mình, Kim Jong-un đã nhiều lần tiến hành các vụ thanh trừng nội bộ nhưng lần này là hành động mạnh mẽ và quyết liệt nhất. Điều đáng nói là hầu hết các vụ thanh trừng đều nhằm tới những nhân vật có tư tưởng muốn lệ thuộc vào Bắc Kinh và đang nắm giữ một phần các hoạt động kinh tế của đất nước Triều Tiên gắn với đối tác ở Trung Quốc.

Mỹ cũng phải e dè Triều Tiên 

Hôm 13/3, Tham mưu trưởng lục quân Mỹ, Tướng Raymond Odierno khẳng định cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên sẽ là một kịch bản nguy hiểm và khó khăn nhất đối với quân đội Mỹ.

'Đừng hy vọng Trung Quốc kiềm chế được Triều Tiên' - ảnh 3

Cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn tại đảo Paju gần làng đình chiếnPanmunjom sát biên giới Triều Tiên hồi năm 2013

Trong cuộc hội thảo do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức ngày 13/3 tại Mỹ, trước câu hỏi khu vực nào trên thế giới sẽ là nơi nguy hiểm nhất với quân đội Mỹ làm nhiệm vụ trong tương lai, Tướng Odierno nói: "Một cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên sẽ cực kỳ khó khăn. Nếu chúng tôi phải chiến đấu trên bán đảo Triều Tiên, nó sẽ vô cùng nguy hiểm". 

Cũng theo Tướng Odierno, "địa hình phức tạp" trên bán đảo Triều Tiên sẽ giúp quân đội Triều Tiên chiếm ưu thế về sự sẵn sàng và năng lực chiến đấu. 

Trong một thời gian ngắn năm 2013, Trung Quốc từng phải đóng cửa biên giới với Triều Tiên tại thành phố Đan Đông. Hành động đó từng được cho là do Bắc Kinh không thể kiểm soát các vấn đề về nhập cư và kinh tế tại cửa khẩu quan trọng này. Triều Tiên vẫn luôn là một ẩn số đối với phần còn lại của thế giới, vì thế, mối quan hệ giữa nước này với Trung Quốc "bền vững" hay không "bền vững' không còn do Bắc Kinh quyết định nữa. 

MINH THU (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !