Dùng công nghệ Chatbot để giải quyết thủ tục hành chính
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang sẽ triển khai giải pháp Chatbot trả lời, hướng dẫn thủ tục hành chính (TTHC) trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh.
Theo nguồn tin từ Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Giang, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Giang vừa tổ chức họp Hội đồng tư vấn tuyển chọn, bổ sung nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2021 “Xây dựng nền tảng ứng dụng di động tập trung và giải pháp Chatbot trả lời hướng dẫn TTHC phục vụ công dân tỉnh Bắc Giang thực hiện dịch vụ công trực tuyến”.
Theo đó, Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông - Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Giang sẽ xây dựng nền tảng ứng dụng app duy nhất giúp công dân có thể tra cứu TTHC, nộp hồ sơ và quản lý hồ sơ TTHC, thanh toán trực tuyến, đánh giá kết quả giải quyết TTHC của các cơ quan nhà nước trong tỉnh Bắc Giang trên nền tảng di động.
Đồng thời triển khai giải pháp Chatbot trả lời, hướng dẫn TTHC trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh; xây dựng ngân hàng câu hỏi và câu trả lời tự động về những vấn đề phổ biến người dân cần giải đáp trong quá trình thực hiện TTHC.
Chủ nhiệm dự án cũng như nhóm tác giả đặt mục tiêu trong 24 tháng thực hiện có ít nhất 10 nghìn lượt tải app, đồng thời xây dựng thành công ngân hàng với tối thiểu 150 câu hỏi, câu trả lời tự động trên công nghệ Chatbot tích hợp kết nối với cổng Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh. Từ đó cho phép người dân, doanh nghiệp cập nhật không hạn chế số lượng câu hỏi, câu trả lời giúp mở rộng phạm vi hỗ trợ về TTHC.
Việc xây dựng nền tảng ứng dụng app sẽ giúp công dân thực hiện các TTHC nhanh, chưa đến 10 phút. Tổng kinh phí thực hiện nhiệm vụ này ước tính gần 3 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học.
Lam Anh
Bộ TT&TT tích cực cải cách hành chính, giảm phiền hà cho nhân dân
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã chủ động rà soát, đánh giá toàn bộ 300 thủ tục hành chính (TTHC) lĩnh vực TT&TT để đề xuất phương án phân cấp, tranh gây phiền hà cho nhân dân.
Bộ TT&TT công bố kết quả chỉ số CCHC của các cơ quan hành chính thuộc Bộ
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa công bố kết quả chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2020 của các cơ quan hành chính trực thuộc Bộ.
Lạng Sơn: Xây dựng chính quyền điện tử, hiện đại hóa nền hành chính
Tỉnh Lạng Sơn đang nỗ lực chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử nhằm hiện đại hóa nền hành chính, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính.
An Giang: Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào cải cách hành chính
Chủ trương của tỉnh An Giang là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào cải cách hành chính nhằm công khai, minh bạch trong giao dịch thủ tục hành chính với người dân, doanh nghiệp.
Sở TT&TT Hà Nội đơn giản hóa 8 thủ tục hành chính
UBND TP. Hà Nội đã đồng ý thông qua Phương án đơn giản hóa 8 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở TT&TT Hà Nội.
Khánh Hòa: Khai thác kho dữ liệu dùng chung để cung cấp dịch vụ công mức 4
Tỉnh ủy Khánh Hòa đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên cơ sở khai thác kho dữ liệu trực tuyến dùng chung của tỉnh.
Yên Bái: Đẩy mạnh tuyên truyền về số hóa kết quả giải quyết TTHC
Gần cuối tháng 9/2021, Sở TT&TT tỉnh Yên Bái đã ban hành Công văn số 1426 về việc tuyên truyền nội dung số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025.
Bình Định: Hàng chục nghìn hồ sơ TTHC được chuyển qua bưu điện
Hàng chục nghìn hồ sơ thủ tục hành chính được tiếp nhận và chuyển trả qua bưu điện đã góp phần đẩy mạnh việc cải cách hành chính tại tỉnh Bình Định.
Bộ TT&TT phấn đấu 80% người dân không phải cung cấp lại giấy tờ khi làm TTHC
Trong giai đoạn 2021 – 2025, Bộ TT&TT đặt mục tiêu 80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện (thủ tục hành chính) TTHC không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công TTHC trước đó.
Ngành TT&TT triển khai Hệ thống tiếp nhận và xử lý kiến nghị trực tuyến
Hệ thống tiếp nhận và xử lý kiến nghị trực tuyến của ngành Thông tin và Truyền thông (TT&TT) sẽ góp phần đẩy mạnh hoạt động cải cách hành chính của Bộ và các Sở TT&TT.