Đua xe công thức 1 sẽ đến Việt Nam: Môn thể thao tỷ đô

Thu hút tới 1,4 tỷ lượt khán giả theo dõi qua truyền hình trong mùa giải 2017 qua 20 chặng đua, không có gì ngạc nhiên khi đua xe công thức 1 (F1) tiếp tục khẳng định vị trí môn thể thao tốc độ được yêu thích nhất thế giới, tạo ra giá trị hàng tỷ USD

98 năm phát triển không ngừng

Giá trị bản quyền truyền hình tỷ USD, các hợp đồng tài trợ khủng, mức lương cao chót vót của các vận động viên, tính quốc tế hóa cao… F1 xứng đáng một trong những môn thể thao có giá trị nhất hành tinh. Bản quyền thương mại Giải F1 thuộc về Tập đoàn Formula One (F1).

Tập đoàn F1 hiện là công ty con của Liberty Media Corporation. Cuối năm 2016, Tập đoàn CVC của tỷ phú Bernie Ecclestone đã bán F1 cho Liberty với giá 8 tỷ USD, thu lời tới 6,2 tỷ USD từ khoản đầu tư trị giá 1,8 tỷ USD vào tháng 3/2006. Mức tăng trưởng giá trị hơn 3 lần trong vòng 10 năm của Tập đoàn F1 đủ để những nhà đầu tư thành công nhất phải “thèm thuồng”.

Ngay mùa giải 2017, mùa giải đầu tiên về với Liberty, số lượng khán giả theo dõi F1 trên cả 2 nền tảng truyền hình và các nền tảng kỹ thuật số khác tiếp tục tăng năm thứ 3 liên tiếp. Tổng số lượng khán giả trung bình của tất cả các chương trình phát sóng trong năm 2017 tại 20 thị trường hàng đầu ở mức 1,4 tỷ người, tăng 6,2% so với năm 2016. Bên cạnh đó, F1 là thương hiệu thể thao phát triển nhanh nhất trên nền tảng truyền thông xã hội. Sức hút của F1 vẫn là điều không thể bàn cãi và hàng tỷ USD sẽ tiếp tục được tạo ra trong kỷ nguyên mới của F1.

Có lịch sử 98 năm tồn tại (kể từ khi ra đời năm 1920), giải đua xe công thức 1 chính thức phát triển lên tầm thế giới vào năm 1950 với cuộc đua vô địch thế giới đầu tiên được tổ chức tại đường đua Silverstone (Anh). Đến những năm 1990, F1 ngày càng mở rộng tầm ảnh hưởng của nó trên toàn cầu với những cuộc đua hấp dẫn, kịch tính cùng số lượng khán giả liên tục tăng.

Thời hoàng kim của F1 là từ những năm 2000 đến nay, khi giải đấu luôn nằm trong top những môn thể thao được ưa thích nhất thế giới, là nơi thường xuyên lui tới của các thành viên hoàng gia, chính trị gia nổi tiếng, các tỷ phú và các ngôi sao giải trí. Mỗi chặng đua F1 trở thành sự kiện thể thao đặc biệt tại quốc gia đăng cai, thu hút sự quan tâm của giới truyền thông toàn thế giới, mang lại nguồn lợi to lớn cho các địa điểm tổ chức. Tỷ lệ thuận với sự phát triển của F1, số tiền mà giải đấu này kiếm được cũng ngày càng phình to.

Hàng tỷ USD đổ vào giải đua mỗi năm

Theo Christian Sylt, nhà đồng sáng lập báo cáo thường niên Formula Money chuyên về thông tin tài chính của Giải đua xe F1, giai đoạn từ giữa những năm 2000 đến nay chứng kiến doanh thu của Tập đoàn Formula One (F1) tăng mạnh, từ mức 1 tỷ USD năm 2005 lên tới khoảng 1,8 tỷ USD vào năm 2016 và 2017.

“Tôi chưa từng thấy một môn thể thao nào như F1, có tiềm năng tạo ra doanh thu lớn thế. Trong hơn 10 năm qua, chúng ta đã gặp một vài đợt suy thoái kinh tế, vậy mà doanh thu và lợi nhuận của F1 chỉ có tăng”, chuyên gia tài chính Christian Sylt cho biết.

Dẫn số liệu mới nhất từ báo cáo Formula Money, Sylt phân tích cụ thể hơn cơ cấu tổng doanh thu trong mỗi mùa giải F1: khoảng hơn 30% đến từ tiền phí đăng cai của các nhà tổ chức các chặng đua; hơn 30% đến từ phí bản quyền truyền hình; gần 20% đến từ các nhà quảng cáo và hàng loạt các nhà bảo trợ; số còn lại từ các tổ chức sự kiện.

Tiền thưởng “khủng” cho các đội đua

Hợp đồng xác định khoản tiền mà các đội đua được phân chia được giữ kín, mỗi đội đua đều có thoả thuận riêng với đơn vị sở hữu bản quyền thương mại F1, nhưng con số chính thức đã được công bố năm 2016

 Tổng tiền thưởng năm 2016 là khoảng 965 triệu USD. Trong đó, 335 triệu USD được chia đều có 10 đội đua tốt nhất (căn cứ theo thành tích tại ba mùa giải gần nhất). Một khoản tiền trị giá 335 triệu USD khác được chia cho 10 đội đua xuất sắc của mùa giải, theo đó đội đua giành được thứ hạng cao hơn sẽ được nhiều tiền thưởng hơn.

Ngoài ra, còn có một khoản thưởng riêng vào khoảng 145 triệu USD được chia cho 4 đội đua có thường xuyên nằm trong top đầu là Ferrari, McLaren, Red Bull và Mercedes; Ferrari cũng được thưởng thêm 70 triệu USD bởi danh tiếng, truyền thống và sức hút vượt trội, trong khi 3 đội đua còn lại được nhận những mức thưởng khiêm tốn hơn.

Sẽ có chặng đua F1 tại Việt Nam?

Chặng đua mang tên Việt Nam Grand Prix (Việt Nam GP) sẽ chính thức nằm trong lịch trình thi đấu của cuộc đua F1 từ năm 2020 và đã được các bên đồng ý mọi thỏa thuận. Đây là thông tin được đăng tải trên truyền thông quốc tế từ đầu tháng 10 đến nay.

Kênh truyền hình khu vực Fox Sports cho biết kế hoạch đưa chặng đua F1 đến Việt Nam đã được Liên đoàn Ô tô quốc tế (FIA) xác nhận và sẽ đưa vào lịch thi đấu từ năm 2020. Trong cuộc phỏng vấn với Fox Sport, ông Charlie Whiting, Giám đốc đường đua của FIA cho biết: “Kế hoạch xây dựng đường đua F1 tại Việt Nam đang được xúc tiến khẩn trương và có rất nhiều tiềm năng, gần như chắc chắn sẽ tổ chức một chặng đua vào năm 2020. Trong 2 năm tới, các nhà tổ chức hoàn toàn có đủ kinh nghiệm và thời gian để hoàn thiện đường đua đạt chuẩn”.

Chặng đua F1 ở Việt Nam sẽ là chặng đua thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á sau Singapore GP. Năm 2008, Singapore chi ra đến 110 triệu USD để được quyền tổ chức một chặng F1, nhưng nhờ kinh doanh tốt họ đã thu về khoảng 150 triệu USD. Vì thế, từ đó đến nay Singapore đều đặn được tổ chức một chặng đua hằng năm. Thái Lan cũng muốn đăng cai, nhưng họ chưa lên tiếng dù người Thái có một trường đua riêng và vừa tổ chức thành công một chặng đua giải Moto GP vào đầu tháng 10/2018.

Nguồn: Lan Nhi/tienphong.vn

Loại quả mặn như muối, xưa không ai hái, giờ thành đặc sản được săn lùng

Có một loại quả rừng rất lạ, mang vị mặn như muối. Loại quả này mọc dại, trước không có ai thu hái giờ thành đặc sản được săn lùng.

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất sạch tiền trong tài khoản

Tuyệt đối không lưu trữ trên điện thoại ảnh chụp CMTND/CCCD/hộ chiếu cá nhân, mật khẩu truy cập ứng dụng ngân hàng. Chỉ cài đặt các ứng dụng chính thức trên Appstore và CH Play... để tránh mất sạch tiền trong tài khoản.

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Hà Tĩnh xây dựng đô thị văn minh không sinh rác thải nhựa

'Đi chợ mang giỏ, giảm túi ni-lông' là một trong những thông điệp lan truyền của phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Đây là một trong những hành động thiết thực mà phụ nữ Hà Tĩnh đã, đang làm rất tốt.

SHB đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 22% so với năm 2023

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi giai đoạn 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu Top 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu nên nông dân huyện Yên Châu tập trung làm giàu nhờ trồng mận hậu. Cả huyện thu từ khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm từ trái mận.

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.