Đưa cha vào cấp cứu, nữ bác sĩ tình nguyện ở lại chăm sóc bệnh nhân Covid-19
Khi cha nhiễm Covid-19, bác sĩ Ng. đã xin vào bệnh viện dã chiến làm việc để chăm sóc ba mình cùng với hàng chục bệnh nhân Covid-19 nặng khác.
Bác sĩ lên tiếng về thông tin F0 uống nước nóng, muối mặn để tiêu diệt virus
Hiện có nhiều thông tin cho rằng F0 nên uống nước nóng; nước gừng, tỏi, sả thật nóng; nước muối để tiêu diệt virus…
Vào viện để chăm ba và các bệnh nhân nặng
Bác sĩ Ngô B.Ng, Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Dã chiến số 4, Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP. HCM chia sẻ bản thân chị chưa bao giờ nghĩ mình sẽ vào bệnh viện dã chiến số 4 để làm việc.
Nhưng khi ba chị Ng. nhiễm bệnh, suy hô hấp phải đưa đi cấp cứu, chị Ng. vào bệnh viện chứng kiến các y bác sĩ đều tất bật chăm sóc người bệnh trong đó có cả ba mình.
Khi đó, chị Ng. đã nghĩ, cuộc đời chỉ có 1 lần nếu chị không làm bây giờ thì không biết khi nào sẽ làm được nữa. Vì vậy, chị đăng ký vào làm việc tại Bệnh viện Dã chiến số 4. Vào viện, hàng ngày chị phải đối diện với hàng chục bệnh nhân nặng và cả ba chị.
Chị Ng. cho biết ba chị đã nhiều tuổi, chứng kiến những cảnh ba mình đang được hồi sức tích cực thì vô cùng đau lòng. Nhưng chị Ng. luôn tự nhủ phải cố gắng hết sức để người bệnh vượt qua khó khăn nhất. Chị tin rằng trong những khi tuyệt vọng nhất vẫn có kỳ tích xuất hiện. Chị vẫn cố gắng giúp từng bệnh nhân giành giật từng hơi thở, từng phút, từng giờ.
Ba nằm thở oxy, bên cạnh chăm chút cho ba, chị Ng. dành thời gian chăm sóc các bệnh nhân khác. Chị đi động viên chăm hỏi từng người bệnh và thấy sự tiến triển của từng bệnh nhân, điều đó cũng giúp chị Ng. thấy an ủi hơn.
Tuy nhiên, ba chị Ng. sau đó đã qua đời. Nỗ lực và đóng góp tích cực của chị sẽ làm an lòng người cha rất nhiều trước khi ông từ biệt cuộc sống.
Người nhiễm Covid-19 cấp cứu tại khoa Hồi sức cấp cứu BV dã chiến số 4. |
Bác sĩ Kiều Quốc Thanh – Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu BV Dã chiến số 4 chia sẻ chứng kiến đồng nghiệp của mình chăm sóc cha và các bệnh nhân, có lúc chị đã tuyệt vọng tưởng như ngã gục.
BS Thanh chia sẻ làm ICU chăm sóc 15 – 16 người bệnh trong đó có cả ba của mình thì cảm xúc chi phối rất nhiều nhưng vì đang dịch bệnh Covid-19 nên mọi người đều phải cố gắng.
Những người không biết mệt mỏi
Anh Nguyễn Hồng Kỳ - là tình nguyện viên chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại khoa Hồi sức cấp cứu, BV Dã chiến số 4 cho biết hàng ngày chứng kiến các y bác sĩ làm việc tại đây anh mới thấy họ là những người không biết mệt mỏi.
Các bác sĩ hàng ngày phải nhận hàng trăm cuộc điện thoại để tư vấn cách trị bệnh, chuyển viện cho các bệnh nhân nặng, nhận và truyền thông tin từ phòng cấp cứu, những quyết định cân não v.v… hàng trăm thứ việc gói gọn vào những cuộc điện thoại. Có những người ngủ gục chẳng kịp giăng mùng lên.
Nơi nghỉ ngơi của nhân viên y tế, tình nguyện viên sau giờ làm việc căng thẳng. |
Cũng có 1 bác sĩ cấp cứu mẹ của anh đang điều trị Covid-19 tại đây nhưng anh vẫn đang cố gắng hàng ngày giúp cho các bệnh nhân đang cố gắng vượt qua nguy hiểm. Giữa đêm vẫn phải vào phòng cấp cứu để làm nhiệm vụ. Chứng kiến cảnh bệnh nhân không qua khỏi nhiều người thấy bất lực, ức chế nhưng sau đó họ vẫn tiếp tục nỗ lựchành trình cứu người.
Làm công việc tình nguyện viên, anh Kỳ thấy cảm phục các điều dưỡng trẻ tuổi đầy nhiệt huyết. Họ phải chiến đấu với dịch bệnh quá sớm, làm tất cả cho bệnh nhân, từ thuốc thang, tiêm truyền, xét nghiệm kiêm luôn chăm sóc bệnh nhân từ bữa ăn, nước uống, giúp họ vệ sinh, thay tã...
Nhiều khi, họ không kiệt sức vì công việc nhưng có thể kiệt sức vì tinh thần khi chứng kiến nhiều người mắc bệnh nặng và những bệnh nhân không qua khỏi.
Tại BV dã chiến số 4, khoảng 80% cán bộ y tế ở đây đều công tác ở Bệnh viện Nhi đồng thành phố,… chỗ nghỉ ngơi của nhân viên y tế, tình nguyện viên là 1 trường tiểu học được trưng dụng. Các phòng học được làm phòng ngủ, không máy lạnh, không đệm. 'Mọi người làm việc theo ca và về nghỉ ngơi xong lại bước vào ngày làm việc khác, cứ ngày này qua ngày khác, chưa biết khi nào mới được về với gia đình', anh Kỳ chia sẻ.
Tiêm vắc xin Moderna 5 tuần chưa tiêm mũi 2 có mất hiệu lực của vắc xin?
Nhiều người sau khi tiêm vắc xin Moderna mũi 1 đã 5 tuần nhưng chưa có thông báo tiêm vắc xin mũi 2 lo lắng vắc xin mất hiệu lực.
Khánh Chi