Động viên 'thi đỗ': Đỗ để trả công bố mẹ

Bố mẹ quá chú trọng đến việc dạy con phải chiến thắng mà quên mất việc giúp con vượt qua thất bại cũng quan trọng không kém.
Động viên 'thi đỗ': Đỗ để trả công bố mẹ - ảnh 1

Kết quả học tập của con, bố mẹ tự hào hơn

Cho rằng con mình là giỏi nhất, kể lể công lao, chăm sóc con một cách thái quá… là những kiểu động viên gây áp lực cho trẻ mà không ít phụ huynh áp dụng trong mùa thi cử.

“Chỉ lo con không đỗ thủ khoa”

Từ ngày cô con gái học lớp 5 chính thức công cuộc ôn luyện để thi lớp 6 trường chuyên, chị Trần Ngọc Duyên, ngụ ở Q.1, TPHCM ra sức động viên con bằng đủ lời ca ngợi. Việc con thi vào ngôi trường chuyên danh giá, chị thông báo với tất cả người quen như thể cháu đã đỗ. Mà với chị, đúng là như thế thật.

Những lúc chờ con trước trung tâm luyện thi, chị luôn miệng khoe với các phụ huynh, con mình học giỏi 5 năm liền, luôn trong top “ngôi sao sáng” của trường tiểu học có tiếng nhất nhì thành phố. Việc con đỗ vào trường chuyên là hiển nhiên, điều chị lo chỉ là… con không đỗ thủ khoa. Các đề thi các năm trước hay đề thầy cô giao về, con chị đều giải ngon ơ.

Với con, chị thường xuyên nói việc thi vào trường chuyên là dễ ợt rồi lên kế hoạch tổ chức liên hoan sau khi con thi đỗ, sẽ đặt ở nhà hàng nào, mời những ai. Cũng có người nhắc “nói trước bước không qua”, chị Duyên nói: “Phải như vậy mới khích lệ được cháu học tập và quyết tâm đỗ bằng được”.

Vợ chồng anh Đức lại thường xuyên đưa cô chị đã từng học ở trường THPT chuyên Lê Hồng Phong để động viên cậu con trai tiếp bước chị. Họ thường xuyên nói với cháu rằng, chị gái học không giỏi bằng còn đỗ thì chẳng có lý do gì không cháu không vào được. Việc cháu đăng ký thi vào đây cũng do anh chị quyết định, còn cậu con chỉ muốn thi vào một trường bình thường.

Có lúc đứa con bóng gió nói về việc nếu không đỗ vào trường chuyên bị bố mẹ gạt đi ngay. Kể cả lúc cháu đã thi xong, đang lo lắng chờ kết quả, họ vẫn trấn an bằng những lời lẽ chắc nịch: “Đỗ chứ sao không, trượt bố mẹ không dám nhìn mặt ai”.

Phải đỗ để trả công

Đang thời gian ôn thi đại học, em Trần Thị Hảo đã nhiều lần tìm đến trung tâm tư tấn tâm lý ở Q.3, TPHCM khi thường xuyên rơi vào trạng thái mất ngủ, không muốn ăn uống. Hảo mơ hồ về sự lo lắng của mình nhưng em biết rõ nỗi sợ hãi mỗi khi trở về nhà đối diện với bố mẹ.

Từ lâu, bố mẹ Hảo rất hay “kể công” về việc nuôi dạy con cái và đến ngày em sắp thi đại học, mức độ càng lớn. Chuyện ngày trước thiếu nợ để con ăn học, cho con học thêm ở các trung tâm uy tín, đắt tiền, không để con thiếu thốn thứ gì… được bố mẹ nhắc đi nhắc lại thường xuyên.

Với bố mẹ Hảo, chỉ có một cách để em trả nổi công lao đó là phải đỗ đại học. Còn không thì chẳng những phụ công sức đó mà còn làm bố mẹ ê chề, mất mặt.

Một học sinh khác đến từ Trường THPT Lê Quý Đôn chuẩn bị thi vào đại học lại ám ảnh mỗi khi tới bữa ăn. Cho dù nhiều tháng nay, này nào mẹ em cũng tỉ mỉ chuẩn bị từng món ăn, toàn đặc sản được người mẹ tìm hiểu là để thông minh, tăng trí nhớ…

“Không chỉ ngán mà em hoảng nhất là mỗi khi bê đồ ăn vào tận bàn học, mẹ luôn kèm lời nhắn nhủ: “Mẹ chăm thế này, mỗi việc thi mà không đỗ thì còn làm được gì”, cậu học trò nghẹn ngào.

Bố mẹ nào cũng muốn tốt cho con, dốc hết tất cả vì con, mỗi đứa trẻ cũng cần biết điều này. Tuy nhiên, sự kể lể, than vãn không khác nào phụ huynh đang dùng tình thương, trách nhiệm của mình để đòi hỏi và “mua chuộc” sự trả công từ con trẻ.

Thay vì khích lệ thật sự, các chuyên gia tâm lý cho hay, phụ huynh dễ gặp lỗi dùng những lời lẽ, cách thứ họ nhầm tưởng là động viên nhưng lại chứa đựng sự hù dọa như con phải đỗ bằng được, không đỗ thì ê mặt bố mẹ, đỗ rồi thích gì bố mẹ cũng chiều… Điều này vô tình đẩy tre vào thế không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải thi đỗ.

Bố mẹ quá chú trọng đến việc dạy con phải chiến thắng mà quên mất việc giúp con vượt qua thất bại cũng quan trọng không kém. Đó cũng là lý do khi kết quả thi không ưng ý, các em có những hành vi tiêu cực để trốn tránh.

Sự quan tâm của gia đình đối với việc học con cái là cần thiết nhưng theo cô Đàm Lê Đức, phó hiệu trưởng Trường bồi dưỡng văn hóa 218 Lý Tự Trọng là phải phù hợp. Còn nếu không, trẻ đang mất đi động lực học tập cho bản thân mà các em nghĩ rằng mình đang học, đang thi cho bố mẹ.

Nguồn Dân trí

Giao lưu văn hóa sưu tập tem nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh Bác Hồ

Chương trình Giao lưu văn hóa sưu tập tem sẽ giúp học sinh Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) thêm yêu quê hương đất nước, góp phần phát triển phong trào sưu tập tem trong trường học.

Nữ sinh Trường Newton và hành trình giành học bổng toàn phần đại học top đầu thế giới

Tháng Tư luôn là giai đoạn sôi động nhất của việc apply học bổng của các học sinh có khát vọng tìm kiếm những môi trường giáo dục lý tưởng trên phạm vi toàn cầu.

Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp

Vừa qua, Trường THCS- THPT Newton đã tổ chức hội thảo “Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp”.

Tuyển sinh 2022: Thí sinh trúng tuyển đại học xác nhận nhập học từ hôm nay

Từ hôm nay (18/9), Bộ GD&ĐT sẽ mở hệ thống để thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến; hạn cuối xác nhận nhập học là 17h ngày 30/9/2022.

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh triển khai phương án phòng, chống virut Corona

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản số 132/SGDĐT-CTTT gửi Trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở; Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện về việc triển khai phòng, chống dịch bệnh do virut Corona gây ra.

Hải Phòng: Nhiều trường học "nhắc nhở" phụ huynh phòng chống vi rút Corona

Trong ngày 30, 31/1, nhiều trường học tại thành phố Hải Phòng đã có thông báo gửi đến phụ huynh, học sinh về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona.

Dọn phòng, bố ngỡ ngàng phát hiện Bộ luật “phải tuân chỉ” của con trai lớp 5

Một học sinh lớp 5 (ở Thanh Hóa) đã tự đề ra bộ luật 21 điều “phải tuân chỉ” riêng cho bản thân khiến cha mẹ vô cùng ngỡ ngàng.

Diễn biến mới nhất vụ hàng chục học sinh ở Đắk Lắk mang "hàng nóng" đi hỗn chiến

Vụ hàng chục học sinh tham gia chuẩn bị đánh nhau tại Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk đang khiến dư luận hết sức quan tâm. Tuy nhiên, các số liệu của nhà trường cung cấp cho báo chí và cơ quan chức năng đã "vênh" nhau một cách khó hiểu.

"Đề thi học sinh giỏi Văn lớp 9 của Hà Nội đưa ra yêu cầu hoàn toàn phi lí"

Đó là chia sẻ của TS. Trịnh Thu Tuyết – nguyên giáo viên trườn THPT Chu Văn An (Hà Nội) về đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9 của Hà Nội.

Xã hội càng "trí tuệ nhân tạo" sẽ càng cần "nhân văn số"

Ở Việt Nam, rô-bốt đã làm thay chức năng của nhân viên trong thư viện. Như vậy, để thấy viễn cảnh rô-bốt thay thế hoàn toàn con người trong một số lĩnh vực kỹ thuật không còn xa nữa. Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là rô-bốt có thể thay thế mọi lĩnh vực...

Đang cập nhật dữ liệu !