Huế: Dự án hơn 4.000 tỷ hoang lạnh, nhà điều hành thành chuồng trâu

Dự án nhà máy xi măng Nam Đông (Thừa Thiên – Huế) có tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng, xây dựng trên diện tích rộng 40ha nhưng thi công dang dở, bỏ hoang hàng chục năm nay, khung cảnh hoang phế đáng sợ.

{keywords}
Nhà điều hành Nhà máy xi măng Nam Đông biến thành chuồng trâu 

Dự án hơn 4.000 tỷ thành nơi cọc trâu

Dự án nhà máy xi măng Nam Đông được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xi măng Nam Đông - Việt Song Long lần đầu vào tháng 1/2008; thay đổi lần thứ nhất vào tháng 5/2010 với tổng vốn đầu tư trên 4.437 tỷ đồng, triển khai trên diện tích 40ha ở xã Thượng Quảng (huyện Nam Đông) và dự kiến công công suất 5.000 tấn clinker/ngày (1,8 triệu tấn xi măng/năm).

Khi vào hoạt động, nhà máy xi măng Nam Đông dự kiến sẽ giải quyết việc làm cho lượng lớn lao động địa phương và đóng góp vào ngân sách tỉnh mỗi năm hàng trăm tỷ đồng.

Tháng 3/2009, dự án nhà máy xi măng Nam Đông (xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được khởi công xây dựng với việc triển khai đền bù giải phóng mặt bằng, rà phá bom mình, đánh giá trữ lượng mỏ đá… và cam kết năm 2011 sẽ cho ra sản phẩm đầu tiên. Tuy nhiên, do chủ đầu tư gặp khó khăn khiến tiến độ chậm so với cam kết nên UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đồng ý cho gia hạn, chủ đầu tư hứa sẽ đưa nhà máy vào hoạt động trong quý I/2016.

Đến tháng 8/2014, dự án nhà máy xi măng Nam Đông bị đưa vào danh sách các dự án hoãn triển khai. Từ đó tới nay, nhà máy triển khai dang dở “án binh bất động” suốt hơn 13 năm.

Ghi nhận của PV Infonet, tại khu vực 40ha đất dự án, chủ đầu tư chỉ xây dựng được nhà điều hành, tường rào, 2 mái che để xe… Do bị bỏ hoang hơn 13 năm nên nhiều hạng mục đã hư hỏng.

{keywords}
Trên tầng 2 nhà điều hành là cảnh hoang tàn, nhiều hạng mục đã bị hư hỏng, cửa ra vào bị mục nát, kính vỡ 

Xót xa công trình bỏ hoang, người dân xung quanh tận dụng khu vực nhà điều hành làm nơi chứa cỏ và làm chuồng chăn nuôi trâu bò. Bên trong khu nhà 2 tầng này là cảnh tượng nhếch nhác, ô nhiễm.

Một người dân trú thôn 5 xã Thượng Quảng nuôi thả trâu trong khuôn viên nhà điều hành cho biết: ''Chúng tôi thấy xây nhà lên rồi bỏ hoang từ lâu mà không sử dụng nên thả trâu vào ăn cỏ, thuận tiện có sẵn mái che nên buộc trâu ở đây luôn''.

Được biết, để có khu đất rộng 40ha xây dựng nhà máy xi măng Nam Đông thì 28 hộ dân trên địa bàn xã Thượng Quảng phải di dời nhà cửa, vườn tược đến khu tái định cư để nhường chỗ cho dự án.

Bà Hoàng Thị Thay (70 tuổi, trú ở thôn 5, xã Thượng Quảng) là một trong 28 hộ dân nhường đất cho dự án nhà máy xi măng này chia sẻ, thời gian lâu quá rồi nên không nhớ là nhường bao nhiêu đất, chỉ nhớ là được đền bù 300 triệu cùng 1.000m2 đất ở. Từ đó đến nay, không có đất canh tác sản xuất, 4 người trong gia đình bà Thay phải đi làm thuê.

“Khu đất nhường cho dự án nhà máy xi măng Nam Đông trước đây của gia đình vẫn đang được chính quyền địa phương tạo điều kiện cho trồng hoa màu ngắn ngày. Khi nào bên chủ đầu tư lấy lại thì trả cho họ”, bà Hoàng Thị Thay cho biết thêm.

{keywords}
Khuôn viên nhà máy được tận dụng trồng cỏ cho gia súc.

Hoang phí 40ha đất suốt hơn 13 năm

Trao đổi với PV, ông Đinh Hồng Lam, Chủ tịch UBND xã Thượng Quảng thông tin, các hộ nằm trong diện di dời đã được đền bù và bố trí tái định cư đảm bảo theo quy định. “Tại khu tái định cư, nhà cửa và vườn tược đã đảm bảo. Những hộ bị thu hồi đất sản xuất cũng đã được đền bù, nếu không có đất sản xuất ở nơi khác nữa thì các hộ cần chuyển đổi ngành nghề do đã nhận đền bù.

Hiện, chúng tôi vẫn đang tuyên truyền người dân không được lấn chiếm đất đã đền bù và bảo quản các hạng mục của dự án đã làm'', ông Đinh Hồng Lam cho biết thêm.

Theo Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thừa Thiên – Huế, sau khi Bộ trưởng Bộ Xây dựng làm việc với UBND tỉnh, đã có Thông báo kết luận ủng hộ chủ trương tiếp tục triển khai dự án trong năm 2019. Do đó, ngày 1/3/2019, UBND tỉnh có Tờ trình số 1072/TTr-UBND gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề nghị tiếp tục thực hiện đầu tư dự án Nhà máy xi măng Nam Đông.

Ngày 18/6/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Thông báo Kết luận số 212/TB-VPCP để dự án Nhà máy xi măng Nam Đông được xem xét tiếp tục triển khai trong năm 2019 nhưng phải được rà soát tiến độ, lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính, công nghệ, bảo vệ môi trường và đảm bảo các điều kiện cần thiết khác…

Thông tin với PV Infonet, ông Phan Quốc Sơn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư cho biết, đây là dự án có tổng mức đầu tư lớn và có tác động lớn đến tình hình kinh tế - xã hội của địa phương; Sở đang phối hợp với các cơ quan liên quan để rà soát đánh giá khả năng thực hiện dự án của nhà đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, đề xuất phương án xử lý phù hợp.

Một số hình ảnh PV Infonet ghi nhận tại dự án bỏ hoang suốt 13 năm, không biết khi nào tiếp tục thi công, hoàn thiện:

{keywords}
Khu vực cầu thang ở tầng 1 nhà điều hành thành nơi buộc trâu.
{keywords}
Người dân tận dụng cầu thang để trữ cỏ cho gia súc.
{keywords}
Hành lang nhếch nhác, ô nhiễm 
{keywords}
Chưa biết khi nào dự án mới có thể xây dựng, hoàn thiện.

Hà Oai

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Cải thiện dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt

Nhiều chuyên gia cho rằng dinh dưỡng học đường không chỉ là chìa khóa nâng cao sức khỏe học sinh, mà còn là nền móng vững chắc cho một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.

Truyền thông Hồng Kông hết lời ca ngợi Sa Pa

Sa Pa (Lào Cai) với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa đa dạng, từ lâu là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mới đây, nhật báo South China Morning Post (SCMP - Hồng Kông, Trung Quốc) dành nhiều lời “có cánh” cho mảnh đất Tây Bắc này.

Sự kiện ‘FWD Box Sống đầy’ thu hút đông đảo người dân TP.HCM

Trong 2 ngày 12 và 13/10, sự kiện “FWD Box Sống đầy” do Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Bưu điện TP.HCM, với nhiều hoạt động tương tác hấp dẫn.

Điểm hẹn du lịch miền Bắc Việt Nam những ngày đẹp nhất năm

Miền Bắc đang bước vào mùa đẹp nhất năm với những trải nghiệm du lịch lôi cuốn. Nếu bạn đang tìm một kỳ nghỉ thu đông thú vị, hãy cân nhắc Hạ Long và Sa Pa, 2 điểm đến lọt top thịnh hành nhất thế giới năm 2024 do TripAdvisor bình chọn.

Thức uống từ mãng cầu được giới trẻ yêu thích

Quả mãng cầu, hay còn gọi là quả na hoặc mãng cầu xiêm, vốn là loại quả nổi tiếng với giới trẻ bởi những món uống cực hot như trà mãng cầu, sinh tố mãng cầu... Đây còn là loại quả chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú.

BAT Việt Nam hoàn thành mục tiêu khoanh nuôi 120ha rừng ngập mặn Cà Mau

Công ty British American Tobacco (BAT) Việt Nam và Trung tâm bảo tồn Thiên nhiên Gaia đã hoàn thành dự án hợp tác trồng rừng giai đoạn 2022 - 2024. Một trong các mục tiêu là chuyển hóa 120ha bãi bồi thành rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau.

Đang cập nhật dữ liệu !