Độc đáo chợ Chuộng, ném cà chua, trứng vào nhau lấy may

Mỗi năm một lần, đến hẹn lại lên, nhân dân quanh vùng Đông Sơn, Triệu Sơn, Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa lại háo hức chờ đến mùng 6 tết đến phiên chợ Chuộng để được “choảng nhau”, người nào bị “choảng” nhiều thì năm đó có nhiều may mắn.

Độc đáo chợ Chuộng, ném cà chua, trứng vào nhau lấy may

Quần áo bê bết cà chua, trứng gà, vịt, bùn đất, khuôn mặt lấm lem, quệt vội vệt bùn trên khuôn mặt, em Lê Thị Thu (18 tuổi), trú tại xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa hồ hởi: Đây là lần đầu tiên em đến chơi chợ và bị “choảng” đủ thứ từ cà chua, trứng gà nhưng rất vui. Bởi theo bà em kể lại đi chợ bị ném càng nhiều năm đó sẽ gặp may mắn.

Từ sáng sớm người dân quanh vùng Đông, Triệu, Thiệu đã rồng rắn đến chợ, bắt đầu vào phiên chợ, mỗi người đều mua cho mình một túi cà chua đã chín đỏ làm “vũ khí” để “choảng nhau”. Sau trận “mưa” cà chua, trứng, quần áo nhiều người nào bê bết, vỏ cà chua vung vãi khắp chợ. Ngay cả những công an viên của xã cũng bị “choảng” cà chua.

Độc đáo chợ Chuộng, ném cà chua, trứng vào mặt lấy may

Cầu tạm dẫn vào chợ Chuộng Ảnh: Xuân Hải

Độc đáo chợ Chuộng, ném cà chua, trứng vào mặt lấy may

Độc đáo chợ Chuộng, ném cà chua, trứng vào mặt lấy may

Độc đáo chợ Chuộng, ném cà chua, trứng vào mặt lấy may

Độc đáo chợ Chuộng, ném cà chua, trứng vào mặt lấy may

Độc đáo chợ Chuộng, ném cà chua, trứng vào mặt lấy may

Độc đáo chợ Chuộng, ném cà chua, trứng vào mặt lấy may

Nhiều thanh niên đi chơi chợ chỉ để ném nhau bằng cà chua, táo, trứng... lấy may

Ảnh: Internet

Chợ Chuộng, họp trên bãi đất rộng khoảng hơn 1000 m2, ven sông Thiều thuộc địa phận làng Giang, xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Cứ vào mùng 6 tháng giêng hàng năm, phiên chợ Chuộng lại diễn ra một lần, nhiều thanh niên đến chợ Chuộng chỉ để … ném cà chua, táo, trứng và những vật mềm khác vào người nhau để mong may mắn sẽ đến, buôn bán có lãi, mùa màng được bội thu.

Bà Nguyễn Thị Trường (56 tuổi), người bán hàng, trú tại làng Giang, xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn cho biết: Năm nào, cứ vào mùng 6 tết dân làng chúng tôi đều lũ lượt kéo nhau đến chợ để trao đổi mua bán, cầu may, chợ Chuộng không chỉ có người dân sinh sống trên địa bàn huyện đến chơi chợ mà còn thu hút người dân ở nhiều địa phương khác đến đây để cầu may, chơi chợ đầu năm. Dân địa phương đến chợ thường mua về cho mình một đồ vật, con vật để nuôi và trao tặng cho người thân để rũ bỏ những rủi ro của năm trước, cầu mong một năm mới tốt lành. Dân gian có câu: “Chết bỏ con bỏ cháu, sống không ai bỏ mùng 6 chợ Chuộng” để nói về tầm quan trọng của phiên chợ có một không hai ở vùng quê xứ Thanh này.

Tục ném nhau bằng cà chua, trứng là do tương truyền ngày xưa có một vị tướng đánh giặc khi ngang qua vùng này đúng mùng 6 Tết nguyên đán thì bị địch phát hiện và vây bắt. Vị tướng bèn huy động người dân trong vùng tổ chức họp chợ nhằm che mắt giặc.

Người dân đã cất giấu vũ khí trong hàng hóa ở chợ. Giặc nghĩ đây là một phiên chợ bình thường nên mất cảnh giác, khi vị tướng phát lệnh, người dân đã dùng vũ khí giấu sẵn vùng lên khiến giặc không kịp trở tay. Từ đó để tưởng nhớ công lao của vị vua này, hàng năm cứ đến mùng 6 Tết là người dân trong vùng lại về đây họp chợ.

Theo những người cao niên sinh sống đây thì, không ai biết chợ có từ bao giờ, nhưng năm nào cũng họp một lần vào ngày mùng 6 tết, dù mưa, hay nắng đều đến chợ rất đông, chủ yếu vẫn là nam thanh, nữ tú đến đây để giao lưu. Chợ họp từ rất sớm đến khi hết người mới kết thúc, có năm đến tối mịt mới hết chợ.

Ông Nguyễn Văn Trọng, công an xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa cho biết: Chợ nằm trên địa phận giáp ranh giữa 3 huyện, Triệu Sơn, Thiệu Hóa và Đông Sơn của tỉnh Thanh Hóa, hàng năm trước tết một tháng chúng tôi đã bàn bạc phối hợp với lực lượng công an xã các địa phương lân cận để tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự cho nhân dân vui xuân đón tết tại chợ. Tại chợ Chuộng, năm nào cũng xảy ra xô xát, đánh nhau vì quan niệm của dân địa phương là nếu chợ có đánh nhau thì năm đó làm ăn tốt, mùa màng bội thu. Cũng đã có trường hợp một số thanh niên có hiềm khích mượn phiên chợ để đánh nhau gây thương tích. Chính vì vậy, năm nay, hơn 30 dân quân tự vệ và lực lượng công an và tổ an ninh ninh trật tự đã được tăng cường bảo vệ tại đây và phiên chợ ngoài các màn ném cà chua, trứng, táo vui nhộn, chỉ xảy ra vài vụ xô xát nhỏ của thanh niên được công an xã ngăn chặn, hạn chế kịp thời.

Xuân Hải

2 giải đấu Taekwondo kịch tính trong tuần lễ thể thao của CJ K Festa 2025

Những bài quyền đẹp mắt, những trận đối kháng đỉnh cao thể hiện sức mạnh và tinh thần võ đạo thu hút khán giả tại 2 giải Taekwondo đang diễn ra tại TP.HCM.

Báo chí Việt Nam: Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sáng nay (19/6), tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.