Doanh nghiệp Nhà nước lỗ "khủng" do quản trị DN quá yếu

Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chỉ ra căn nguyên khiến doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) lỗ “khủng” trong năm 2013, theo báo cáo mới nhất của Chính phủ là trên 7.525,57 tỷ đồng .

Bên hành lang Quốc hội chiều 28/11, ngay trước phiên bế mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, ĐB Bùi Đức Thụ (tỉnh Lai Châu) đã có cuộc chia sẻ với Infonet xoay quanh những con số lỗ “khủng” của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước năm 2013 vừa được Chính phủ công bố.

Doanh nghiệp Nhà nước lỗ

Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, ĐB Bùi Đức Thụ (tỉnh Lai Châu)

Ông đánh giá như thế nào khi trong báo cáo mới nhất Chính phủ về tình hình sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước năm 2013, số thua lỗ, nợ đọng của các doanh nghiệp này lên tới trên 7.525,57 tỷ đồng?

Trước hết phải thấy rằng tình hình kinh tế xã hội năm 2013 của đất nước là cực kỳ khó khăn, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN). Dù được quan tâm, đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn nhưng tình hình của các DN, đặc biệt là khối DNNN cũng rất khó khăn.

Tuy nhiên, cũng theo báo cáo của Chính phủ một số chỉ tiêu như quy mô sở hữu vốn của DN cũng tăng 14-15%, doanh số tăng tương đối khá, tỷ suất lợi nhuận trên vốn cũng tăng từ 14-16%... Trong bối cảnh khó khăn thì sự cố gắng thích ứng của DNNN là đáng ghi nhận, nếu không tình hình còn xấu hơn nhiều.

Thêm nữa, theo Nghị quyết của Quốc hội giãn, giảm thuế cho DN đã bước đầu phát huy tác dụng.

Nhưng có tập đoàn, tổng công ty như Vinalines lỗ tới 19.110 tỷ đồng. Phải chăng tình hình quản trị doanh nghiệp, nhất là quản trị về vốn của các tập đoàn, tổng công ty chưa có gì thay đổi?

Trước hết phải nói đánh giá về chất lượng quản lý, hiệu quả hoạt động của khu vực Nhà nước nói chung thì có các tập đoàn, tổng công ty, mô hình công ty mẹ - con… đã chiếm trên 130 DN, còn lại trên 2/3 là các DN hoạt động độc lập trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ là do các Bộ, ngành, địa phương quản lý.

Tổng quát chung thì hiệu quả sử dụng vốn, tăng trưởng quy mô vốn sở hữu … ở mức 14-15% trong năm 2013 là khá. Nhưng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, xây dựng thì 1 số DN hết sức khó khăn. Tỷ suất lợi nhuận/vốn rất thấp, có DN chỉ vài ba phần trăm; lợi nhuận không có và tăng trưởng âm, nghĩa là thua lỗ.

Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân trực tiếp dẫn tới thua lỗ, theo tôi là do quản trị DN, không chỉ đánh giá ở năm 2013. Ví dụ như Vinalines, hay tại một số DN chế biến cao su, DN ngành xây dựng …. trong năm 2013 hết sức khó khăn. Quản trị điều hành có vấn đề, chất lượng kém và dồn tích từ những năm trước. Dù năm 2013 có nhiều giải pháp từ phía Chính phủ  như giãn, giảm thuế, cơ chế giãn nộ ptieefn sử dụng đất…. cũng chưa đủ sức để DN yếu kém hồi phục.

Song nếu không những giải pháp tháo gỡ ngay tức thời từ phía Chính phủ thì DN còn rơi vào tình trạng yếu kém, hệ quả còn nặng nề hơn nhiều.

Tình trạng DNNN thua lỗ lớn, yếu kém vẫn còn thì có nên tiếp tục thu hẹp mạnh hơn nữa số lượng, quy mô DNNN?

Cái này thì đã rõ rồi. Ngay trong Nghị quyết của Chính phủ về tái cơ cấu nền kinh tế, tập trung vào 3 mũi đột phá là tái cơ cấu đầu tư công, DNNN và ngân hàng thì một trong những nội dung của tái cơ cấu DNNN là phải sắp xếp lại DN, có thể sáp nhập, giải thể thậm chí là phá sản. Ngoài ra,cũng phải đẩy mạnh cổ phần hóa (CPH) DNNN.

Theo chủ trương Quốc hội yêu cầu hết năm 2015 cơ bản hoàn thành CPH DNNN, nhưng tiến độ này trong năm 2013 thực hiện chậm. Tới giữa năm 2014 Thủ tướng mới phê duyệt xong các đề án tái cơ cấu DNNN. Trong 11 tháng dầu năm 2014, tình hình sắp xếp lại DNNN, CPH DNNN có động thái chuyển động nhanh hơn, nhưng đánh giá cả quá trình thì chậm.

Năm 2015 Chính phủ, các bộ ngành, địa phương phải chỉ đạo hết sức quyết liệt thì mới có thể hoàn thành được mục tiêu đề ra là CPH hết các DNNN.

Cần lưu ý, tái cơ cấu DNNN gồm nhiều nội dung, việc tái cơ cấu về tổ chức, sáp nhập, sắp xếp CPH chỉ là 1 vấn đề về tổ chức sản xuất. Quan trọng hơn đi kèm là tái cơ cấu quản trị DN, đảm bảo chất lượng quản lý điều hành tiếp cận thị trường, tái cơ cấu lực lượng lao động, sử dụng nguồn lực cũng như nguồn vốn….

Vậy theo ông cần bổ sung khuôn khổ pháp lý như thế nào để DNNN hoạt động hiệu quả hơn và nhất là CPH DNNN “về đích” theo đúng lộ trình?

Những vấn đề tồn tại đặt ra trong hoạt động của DN là tương đối rõ, tựu chung lại sức khỏe DNNN kém, sức cạnh tranh sản phẩm cung ứng ra thị trường còn ở mức thấp. Nguyên nhân đã được chỉ ra. Ngay tại kỳ họp trước và kỳ họp này Quốc hội đã xem xét và thông qua nhiều dự án Luật, không chỉ có Luật Quản lý vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh, mà cả Luật DN, Luật Đầu tư… đều tác động tới DNNN để khắc phục tồn tại hạn chế thực tiễn đang đặt lên, hoàn thiện thể chế bằng 1 loạt luật đã và sẽ thông qua tại kỳ họp tới sẽ tạo thành khung pháp lý đồng bộ hơn, đây là điều kiện để nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của DNNN.

Theo báo cáo mới nhất của Chính phủ về kết quả sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước năm 2013 của các DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và DN có cổ phần, vốn góp Nhà nước, tổng nợ của tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã vượt 1,5 triệu tỷ đồng, trong khi nợ phải thu khó đòi là 10.329 tỷ đồng.

Riêng số lỗ phát sinh theo báo cáo hợp nhất của 13 tập đoàn, tổng công ty năm 2013 lên tới trên 7.525,57 tỷ đồng. Cá biệt như Tổng công ty Hàng hải (Vinalines) đã có số lỗ lũy kế lên tới 19.110 tỉ đồng, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam lỗ 346 tỷ đồng, Tổng công ty Xây dựng đường thuỷ lỗ 289 tỷ đồng...


Nguyễn Hoài (thực hiện)

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !