Điệp viên Liên Xô Kim Philby đã ngăn cản chiến tranh như thế nào?

Nhiều tài liệu về điệp viên Liên Xô Kim Philby vẫn chưa được giải mật, song từ những gì đã được biết đến, người ta vẫn ghi nhận sự đóng góp to lớn của ông trong chiến tranh thế giới II.

Điệp viên Kim Philby

Tháng 9 này được cơ quan tình báo đối ngoại của Nga dành để tưởng nhớ đến những cống hiến của Kim Philby - một thành viên của nhóm điệp viên huyền thoại Anh "Bộ năm Cambridge", một nhóm gồm các quan chức cấp cao của cơ quan tình báo và Bộ ngoại giao Anh bí mật làm việc cho Liên Xô trong những năm 1940-1950.

Hôm 1/9, Giám đốc Cơ quan tình báo đối ngoại Sergei Naryshkin đã tới chúc mừng phu nhân của điệp viên nhân kỷ niệm ngày sinh lần thứ 85 và thông báo rằng, vào ngày 15/9 tới, tại tòa nhà Hiệp hội lịch sử Nga sẽ khai mạc một cuộc triển lãm độc đáo, giới thiệu tài liệu lưu trữ đã được giải mật về cuộc đời của Kim Philby, các giải thưởng và đồ đạc cá nhân của ông.

Hầu hết tài liệu về quá khứ hoạt động của một trong những nhà lãnh đạo của nhóm tình báo Anh vẫn chưa được công bố. Nhưng ngay cả những sự kiện đã được biết đến rộng rãi cũng cho thấy người đàn ông này đã nắm giữ vận mệnh chính của quốc gia.

Ngăn chặn một cuộc chiến tranh mới

Năm 1934, Kim Philby đã được điệp viên Arnold Deutsch tuyển dụng. Trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha, ông làm việc trong khu vực chiến tranh với tư cách là  phóng viên đặc biệt của tờ báo The Times, song song với nhiệm vụ quản lý từ Moscow. Năm 1940, Philby gia nhập Cục tình báo của Anh (SIS) và nắm giữ chức vụ Phó trưởng phòng phản gián trong hai năm. Trong những năm chiến tranh thế giới thứ Hai, ông đã thực hiện một số chiến dịch có ảnh hưởng sâu sắc đến kết quả của cuộc chiến này.

Việc ngay trong lòng Đức Quốc xã có tồn tại một "câu lạc bộ" không chính thức bao gồm các chính khách và quân nhân muốn chấm dứt chiến tranh và lật đổ Hitler, không phải là điều bí mật . Những người này xem Anh như một đồng minh tiềm năng và như "một người bảo vệ". SIS liên tục duy trì hỗ trợ liên lạc với những người tạo phản thông qua các kênh bí mật. Thông tin tình báo cho biết, chính phủ Anh có thể thỏa thuận với người Đức. Điều này xuất phát từ thực tế, SIS và một số nhóm của Anh có đồng quan điểm với Đức, rằng cả hai nước đang tiến hành một "cuộc chiến tranh sai lầm". Đáng lẽ, Đức và Anh Quốc phải chống lại Liên bang Xô Viết.

Hồng quân thậm chí đã không tiến về phía Tây. Kết quả của chiến tranh vẫn chưa được xác định trước. Nhưng khi tình hình trên các mặt trận bắt đầu hình thành thế thuận lợi cho các đồng minh trong liên minh chống Hitler, những người Đức ủng hộ một nền hòa bình riêng với Anh Quốc vẫn tiếp tục nỗ lực xây dựng cầu nối với Xứ sở sương mù. Chứng kiến sức mạnh của Hồng quân mỗi lần chiến thắng, một bộ phận trong chính quyền của Anh bắt đầu thấy Liên Xô như một mối đe dọa lớn và có khuynh hướng thương lượng với người Đức. Tuy nhiên, tài liệu đề xuất thỏa thuận này vẫn phải qua Philby chấp thuận. Ông đã ngay lập tức ngăn cản việc mở rộng "hiệp ước hòa bình" giữa chính phủ Anh và các đồng minh, và tuyên bố rằng nó không thực tế. Sau đó ông ta thông báo cho Moscow về những gì đang xảy ra.

Năm 1988, trong một cuộc phỏng vấn cuối cùng với nhà văn-nhà báo người Anh Philip Knightley, ông Kim Filby nói: "Lãnh đạo Liên Xô đã lo lắng rằng cuộc chiến tranh này có thể trở thành một cuộc chiến chống lại Nga. Nhưng một trong những lý do khiến tôi hành động theo hướng này, đó là sự thất bại toàn diện của nước Đức chính là vấn đề nguyên tắc làm việc của tôi.  Tôi căm ghét chiến tranh. Thậm chí sau khi nó kết thúc, tôi vẫn rất khó để quên đi những gì Đức đã làm, trong một thời gian dài tôi không thể ép buộc bản thân đến thăm Đông Đức".

Sau đó, Philby đã liên tục chặn những nỗ lực của đồng nghiệp trong việc "hòa thuận" với những người tạo phản ở Đức. Chính ông đã bác bỏ đề xuất gửi các kênh bí mật cho người đứng đầu cơ quan tình báo quân sự và phản gián của Đức Quốc xã, Đô đốc Wilhelm Canaris gặp gỡ lãnh đạo SIS Stewart Menzies. Ông Philby gọi cho đại diện của đô đốc, tuyên bố rằng kết quả chiến tranh sẽ được quyết định bởi lực lượng vũ trang.

Điệp viên Xô Viết đã cắt tất cả các khả năng hợp nhất Đức với Anh (và, sau này là Hoa Kỳ) trở thành một liên minh quân sự chống lại Nga ngay từ gốc rễ. Chỉ trong thời gian chiến tranh, ông đã chuyển 914 tài liệu mật cho Moscow. May mắn thay, Kim Philby là một người đủ chuyên nghiệp và mạnh mẽ để thực hiện thành công nhiệm vụ khó khăn nhất. Nếu không, bản đồ châu Âu sau chiến tranh có thể trông rất khác hiện giờ.

Điệp viên Kim Philby cùng vợ

Người xa lạ giữa đất nước mình

Năm 1944, Kim Philby trở thành người đứng đầu Sư đoàn 9 của SIS, tham gia vào các hoạt động Xô Viết và Cộng sản ở Anh. Trong những năm đầu của Chiến tranh Lạnh, sĩ quan tình báo đã chuyển cho phía Liên Xô thông tin về công việc của các điệp viên Anh trên lãnh thổ Liên Xô. Phần lớn các kết quả hoạt động của ông trong giai đoạn này đã được giải mật, ví dụ như việc Philby đã thực sự cản trở các tuyên bố chống Liên Xô ở Albania. Ông đã điều phối một chiến dịch chung của CIA và SIS để đưa các điệp viên vào đất nước này nhằm gây nổi loạn ở đó vào cuối những năm 1940 và đầu những năm 1950. Philby đã báo cáo các hoạt động cho KGB, và sau khi hạ cánh các điệp viên đã bị bắt và tiêu diệt.

"Không cần phải tiếc nuối. Vâng, tôi đóng một vai trò trong việc làm thất bại kế hoạch tổ chức cuộc thảm sát tại Balkans của phương Tây -. Ông Philby nói trong một cuộc phỏng vấn với Philip Knightley - Nhưng những người hình thành và lên kế hoạch hành động, cũng như tôi, đều thừa nhận khả năng xảy ra đổ máu vì mục đích chính trị. Các điệp viên mà họ gửi đến Albania, đã được vũ trang và quyết tâm thực hiện hành vi phá hoại và ám sát. Đó là lý do tại sao tôi không cảm thấy hối tiếc rằng đã góp phần tiêu diệt họ... họ đã quá rõ những gì sẽ đến. Đừng quên rằng, trước đó tôi cũng tham gia tiêu diệt một số lượng đáng kể người của Hitler, nhờ đó đóng góp khiêm tốn của tôi đã góp phần cho chiến thắng trước chủ nghĩa phát xít".

Năm 1949, Philby được bổ nhiệm tới Washington để giám sát các hoạt động chung của các cơ quan tình báo Anh, FBI và CIA nhằm chống lại "mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản". Nhận được thông tin mới nhất về những người đào ngũ của Liên Xô, ông đã tạo cơ hội để đập tan các cuộc tấn công nhắm vào các điệp viên tình báo quan trọng của Liên Xô. Người ta chỉ có thể đoán xem ông đã hỗ trợ mạnh mẽ cho mạng lưới tình báo Xô viết ở các nước phương Tây như thế nào và có bao nhiêu điệp viên Anh và Mỹ đầu hàng KGB. Đồng thời, ông cũng có được sự tin tưởng gần như hoàn toàn của cấp trên trực tiếp. Trong tương lai, ông thậm chí còn được dự kiến sẽ làm phó giám đốc SIS.

Điệp viên Kim Philby cùng gia đình nghỉ tại Biển Đen

Chuyến công tác Beirut

Tuy nhiên, tất cả may mắn đã kết thúc. Năm 1951, hai người đầu tiên của nhóm Bộ năm Cambridge bị "lộ" là: Donald Macklin và Guy Burgess. Philby đã cảnh báo họ về sự nguy hiểm, nhưng bản thân ông cũng bị nghi ngờ. Tháng 11/1952, ông bị cơ quan phản gián Anh (MI-5) thẩm vấn, nhưng vì thiếu bằng chứng nên Philby đã được thả ra. Năm 1955, ông nghỉ hưu. Nhưng một năm sau đó, Kim Philby lại được mời làm việc tại MI-6, cơ quan tình báo đối ngoại của Anh. Dưới vỏ bọc của một phóng viên của tờ The Observer và The Economist, ông đã được gửi đến Beirut, tại đó trong nhiều năm ông tiếp tục thu thập thông tin quan trọng về tình hình chính trị ở Trung Đông cho Liên Xô. Phần cuộc đời của ông vẫn là một điều huyền bí ngay cả đối với những chuyên gia giàu kinh nghiệm nhất trong lịch sử ngành tình báo.

Trong phần cuối cuốn tự truyện của mình, Kim Philby nhớ lại: "Trong giai đoạn 1956-1963 tôi đã ở Trung Đông, đó là "cuộc chiến bí mật của tôi", Báo chí phương Tây đã xuất bản nhiều bịa đặt về giai đoạn công việc này của tôi, nhưng bây giờ tôi sẽ để lại chúng cho lương tâm của các tác giả. Vấn đề là ở chỗ, các cơ quan tình báo Anh và Mỹ chỉ có thể phác thảo tương đối chính xác một bức tranh về hoạt động của tôi chỉ đến năm 1955, nhưng các công việc sau này của tôi đối với họ, cho đến tận giờ vẫn chưa thể biết. Và tôi cũng không có ý định giúp họ làm điều đó. Thời gian sẽ trôi đi, khi đó có thể sẽ có một cuốn sách khác, trong đó viết về những sự kiện khác. Dù sao, đối với tình báo Liên Xô cũng thật thú vị khi nắm rõ các hoạt động lật đổ của CIA và SIS ở Trung Đông".

Ngày 23/1/1963, Kim Philby đã được phía Liên Xô di tản khỏi Beirut - một lần nữa ông lại rơi vào sự nghi ngờ của cấp trên trực tiếp của mình và có thể nguy cơ bị lộ. Cho đến cuối cuộc đời mình, ông sống trong một căn hộ ở trung tâm Moscow. Philip Knightley, nhà báo duy nhất phương Tây đến thăm ngôi nhà của Philby, nhớ lại rằng một thư viện tri thức chiếm đầy ba bức tường và có số lượng 12.000 cuốn sách. Chắc chắn câu chuyện toàn diện về công việc của Kim Filby đối với tình báo Liên Xô sẽ phải mất ít nhất là một chục cuốn sách. Nhưng nhiều chi tiết của nó sẽ vẫn còn vẫn nằm trong dòng chữ "bí mật" trong một thời gian dài nữa.

Đức Dũng (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !