Diễn viên ba lần nhập vai Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đã 3 lần được chọn đóng vai vị Tướng tài danh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, diễn viên Trịnh Mai Nguyên (Nhà hát Kịch Việt Nam) cảm thấy đây là niềm vinh dự, tự hào nhất trong cuộc đời làm nghệ thuật của mình
Khi nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, trong lòng anh trào dâng niềm tiếc thương vô hạn. 

Với tấm lòng thành kính vị Đại tướng vĩ đại của nhân dân Việt Nam, diễn viên Trịnh Mai Nguyên cùng với một số nghệ sĩ đang chuẩn bị kế hoạch về viếng Đại tướng tại quê nhà (tỉnh Quảng Bình).

Diễn viên ba lần nhập vai Đại tướng Võ Nguyên Giáp - ảnh 1
Diễn viên Trịnh Mai Nguyên trong vai Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh nhân vật cung cấp 

Mỗi người đều có cách bày tỏ tấm lòng thành kính của mình với Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng với Trịnh Mai Nguyên, anh tự hứa với bản thân sẽ tiếp tục cống hiến hết mình cho nghệ thuật. Có lẽ đây sẽ là nén tâm nhang đầy ý nghĩa để tưởng nhớ Đại tướng.

Niềm vui “vỡ òa” khi casting thành công vai diễn về Đại tướng

Năm 2002, đạo diễn người Pháp Marco Pico đến Việt Nam để thực hiện bộ phim “Tuyết Đông Dương”. Để chọn diễn viên vào vai Đại tướng Võ Nguyên Giáp giai đoạn ngoài 30 tuổi, có rất nhiều diễn viên casting nhưng không ai lọt vào “tầm ngắm” của đạo diễn Marco Pico.

Trong lúc dường như cả đoàn làm phim “bế tắc” vì không chọn được diễn viên vào vai này. Qua sự giới thiệu của đạo diễn Tất Bình, Trịnh Mai Nguyên đến gặp đạo diễn để thử vai.

Dường như có một sợi dây tình cảm vô hình giữa đạo diễn Marco Pico và Trịnh Mai Nguyên nên khi vừa nhìn thấy anh, Marco Pico phỏng vấn Mai Nguyên bằng tiếng Pháp và ông không ngờ, diễn viên này trả lời khá suôn sẻ.

Cảm nhận được khả năng diễn xuất của Trịnh Mai Nguyên nên không cần phỏng vấn nhiều, đạo diễn Marco Pico đã đồng ý để anh vào vai Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Khi được tin mình đã casting thành công cho vai diễn Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trịnh Mai Nguyên xúc động vô cùng. Thời điểm đó, anh 27 tuổi và lần đầu tiên trong cuộc đời làm nghệ thuật được vào vai một vị Đại tướng lừng danh của Việt Nam và thế giới.

Niềm vui xen lẫn nỗi lo lắng bởi về ngoại hình của Đại tướng thì có thể sử dụng kỹ thuật hoá trang để khắc phục nhưng còn giọng nói thì bắt buộc diễn viên phải có chất giọng giống Đại tướng. Ý thức được việc này nên khi nhận được kịch bản của đạo diễn, Trịnh Mai Nguyên bắt đầu học nói giọng Quảng Bình. Nhờ có người bạn diễn quê Quảng Bình hướng dẫn nên dần dần, những khó khăn này đã được khắc phục.

“Đây là bộ phim thu âm trực tiếp nên mọi hành động, cử chỉ, diễn xuất của diễn viên phải thuần thục. Ngoài chất giọng Quảng Bình thì Đại tướng là người nói tiếng Pháp rất giỏi nên có những từ, âm tiết, khi nói thì khẩu hình phải mở ra. Vì nghiên cứu kỹ từng động tác, giọng nói của Đại tướng nên khi vào vai diễn này, tôi cảm thấy mình tự tin hơn. Bộ phim dài 120 phút và quay trong vòng 20 ngày nhưng trước đó, tôi dành hơn 1 tháng để tập những động tác, luyện giọng giống của Đại tướng. Khi bắt được “cái thần” của nhân vật thì sẽ thuyết phục được người xem”, diễn viên Trịnh Mai Nguyên tâm sự.

“Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bản giao hưởng Điện Biên” luôn trong trái tim tôi

Đó là tâm sự của diễn viên Trịnh Mai Nguyên khi anh kể về vai diễn Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong tác phẩm sân khấu được phát sóng trên truyền hình vào năm 2011 “Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bản giao hưởng Điện Biên” của nhà văn Nguyễn Quang Vinh.

Trong số 3 vai diễn về Đại tướng thì vai diễn trong vở kịch này khiến anh tâm đắc nhất bởi Đại tướng Võ Nguyên Giáp được chọn là nhân vật trung tâm.

Vở diễn đã được truyền hình trực tiếp nên khi vào vai đòi hỏi người nghệ sĩ phải nhuần nhuyễn từng cử chỉ, hành động, giọng nói... Hơn nữa, phải lột tả được sự quyết đoán, tài thao lược của Đại tướng.

Đây là vai diễn mà anh cảm thấy tâm đắc nhất, nhân vật Đại tướng là trung tâm của vở. Có những đoạn miêu tả hình ảnh Đại tướng nhiều đêm thức trắng để đưa ra quyết định có lợi cho dân, cho nước.

“Khi nghiên cứu kỹ các tài liệu liên quan đến Đại tướng. Tôi hiểu rằng, Đại tướng không chỉ là một nhà quân sự mà còn là vị Tướng nhân văn bởi chiến tranh thì không thể tránh khỏi hy sinh, mất mát nhưng với người Tổng chỉ huy này thì càng giảm thiểu được mất mát, đau đớn của chiến sĩ bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Hiểu được tinh thần đó nên khi nhập vai, tôi cố gắng lột tả thần thái của nhân vật”, Trịnh Mai Nguyên bày tỏ.

Trong màn kịch cách mạng của chương trình Đêm hội mừng 350 năm Khánh Hòa, do đạo diễn Phạm Thị Thành dàn dựng năm 2003, Trịnh Mai Nguyên được giao đảm nhận vai Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Dù xuất hiện không nhiều nhưng đây cũng là vai diễn mà anh thể hiện thành công hình tượng Đại tướng.

Trong chặng đường làm nghệ thuật với 3 lần thể hiện hình tượng Đại tướng Võ Nguyên Giáp chưa phải là nhiều nhưng đã để lại trong anh niềm tự hào vô cùng lớn lao bởi không phải diễn viên nào cũng có được may mắn đó. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã về cõi vĩnh hằng nhưng hình ảnh về ông sẽ sáng mãi trong lòng mỗi người con đất Việt.

Nguồn: KHÁNH HUYỀN (QĐND)

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Lan tỏa văn hóa đọc qua cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến

165 giải thưởng đã được vinh danh tại Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Giới thiệu sách trực tuyến năm 2022 có chủ đề "Sách và Khát vọng cống hiến" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 1/12 ở Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !