Điện thoại bố chồng quá cố bỗng đổ chuông, con dâu run run khi nghe giọng nói từ bên kia
Đầu dây bên kia vang lên giọng nói của một người phụ nữ lạ...
Tiểu Hoa năm nay 28 tuổi, sinh sống tại một miền quê thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Cô lấy chồng cách đây 5 năm, bố mẹ chồng tuy không giàu có về vật chất nhưng đều là người giàu tình cảm, hết mực yêu thương con dâu.
Thế nhưng ngay năm đầu Tiểu Hoa đi làm dâu, mẹ chồng cô đã qua đời, tới năm thứ 3 thì bố chồng được chẩn đoán mắc căn bệnh ung thư phổi.
Năm ấy, ông mới ngoài 60 song bệnh ung thư phổi thì đã đến giai đoạn di căn. Vợ chồng Tiểu Hoa dùng hết số tiền tiết kiệm trong nhà, gộp cùng tiền lương hưu của bố để đưa ông đi chạy chữa ở bệnh viện trên thành phố, cặp vợ chồng trẻ cũng chẳng dám tính đến chuyện sinh con vì lo không đủ điều kiện kinh tế.
Ảnh minh họa. |
Thật ra, chồng Tiểu Hoa còn một người anh lớn nhưng người anh này vô tâm, dù ở gần nhưng chẳng quan tâm đến bố mà mọi việc đều phó mặc cho em trai.
Bố chồng thương con ứa nước mắt, nhiều lần nói với vợ chồng Tiểu Hoa rằng bệnh của ông đổ tiền vào là vô đáy, lãng phí sức lực tiền bạc của các con. Thế nhưng còn nước còn tát, vợ chồng cô vẫn đồng lòng chạy chữa cho bố đến giờ phút cuối cùng.
Tới khi ông cụ qua đời, đôi vợ chồng đã bỏ ra tổng cộng 300.000 NDT (tương đương hơn 1 tỷ đồng) để điều trị bệnh cho bố, trong khi người anh cả chẳng hề chi trả một xu. Dù không cứu được bố nhưng Tiểu Hoa và chồng đều cảm thấy trong lòng thanh thản, cả hai biết mình đã làm hết sức.
Chiếc điện thoại của bố chồng
Sau tang lễ của bố, chồng Tiểu Hoa vẫn nâng niu chiếc điện thoại mà bố dùng ngày còn sống. Chiếc điện thoại thông minh này do vợ chồng cô tặng, bố rất thích đọc báo, lướt web bằng chiếc máy này. Nhưng giờ đây tất cả sẽ chỉ là mảnh kỷ niệm.
Khi lễ tang của ông cụ trôi qua được một tuần, chiếc điện thoại bất ngờ đổ chuông.
Ảnh minh họa. |
Vợ chồng Tiểu Hoa đều không khỏi hoang mang. Số điện thoại người gọi là đầu số một tỉnh thành khác. Rốt cuộc ai lại gọi vào lúc này?
"Xin chào, là ai gọi vào số bố tôi vậy ạ?" - Tiểu Hoa nhấc máy.
"Xin hỏi chủ nhân của số điện thoại này đâu rồi?" - Đáp lời là một người phụ nữ trạc tuổi bố chồng Tiểu Hoa, giọng nói lạ cô chưa từng nghe qua.
"Ông ấy đã qua đời rồi" - Tiểu Hoa nghẹn ngào đáp.
Vừa nghe xong câu nói ấy, người phụ nữ ở đầu dây bên kia bỗng bật lên tiếng khóc, thổn thức suốt 5 phút không thôi.
Ảnh minh họa. |
Sau này Tiểu Hoa mới biết người phụ nữ ấy chính bạn gái thời đi học của bố chồng cô.
Cô ấy không chồng, không con, cách đây 1 năm tình cờ thấy thông tin liên lạc của bố cô trên mạng rồi nhắn tin qua lại. Suốt quãng thời gian ấy, hai người già cô đơn nương tựa vào nhau, còn hẹn khi nào ông khỏe sẽ gặp mặt. Thế nhưng 1 tuần nay, tin nhắn gửi cho ông không còn được hồi âm. Bây giờ bà mới đau đớn nhận ra họ đã chia ly mãi mãi.
Đầu dây bên kia kể thêm rằng bố chồng Tiểu Hoa khi còn sống thường khen cô là người con dâu vô cùng hiếu thảo, ông con như con gái ruột.
Bà cũng ngỏ ý muốn gửi tặng cô một số tiền vì biết cô đã tiêu hết số tiền tiết kiệm để chạy chữa cho bố. Tiểu Hoa vô cùng cảm động trước những lời này nhưng chỉ lẳng lặng từ chối.
Sau cuộc gọi ngày hôm ấy, vợ chồng Tiểu Hoa ngẫm lại bỗng thấy thật an nhiên. Hóa ra sự tận tụy mà vợ chồng cô trao đi luôn được bố chồng công nhân, và cũng thật may mắn khi người bố chồng mà cô yêu kính có chỗ dựa tinh thần, được san sẻ vui buồn trong những ngày tháng cuối đời.
Trong nhiều gia đình khác, mong ước tìm người sẻ chia của các cụ được bày tỏ nhưng bị chính con cháu ngăn cấm khiến gia đình bất hòa, mâu thuẫn, làm ông bà cha mẹ ngày càng cô đơn hơn.
"Người già trái tim không già", các thành viên trong gia đình hãy tạo điều kiện để ông - bà - cha - mẹ tái hôn, hoặc đi tìm tri kỷ như một cách thể hiện tình yêu thương, kính trọng đối với họ.
Theo Pháp luật và bạn đọc