Địa ốc Alibaba đưa hàng nghìn bị hại… “sập bẫy”

Mặc dù đã 2 năm trôi qua, thế nhưng, vụ việc lừa đảo của Công ty CP địa ốc Alibaba vẫn còn “dư chấn” khi con số bị hại tiếp tục tăng lên 4.130 và số tiền bị chiếm đoạt tăng lên 2.503 tỷ đồng…

Ngày 27/7/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Hồ Chí Minh vừa ban hành kết luận điều tra bổ sung, tiếp tục đề nghị truy tố Nguyễn Thái Luyện (35 tuổi), ngụ Gia Lai - Chủ tịch HĐQT Công ty CP địa ốc Alibaba (Công ty Alibaba) và 22 đồng phạm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Rửa tiền" khi vẽ ra 58 dự án bất động sản không có thật tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận tự phân lô tách thửa trái phép, để thực hiện giao dịch với hàng nghìn bị hại theo mô hình đa cấp (cam kết trả lãi, mua lại với giá cao).

Ngày 10/6/2019, UBND xã Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ra quyết định cưỡng chế bắt buộc đối với hoạt động xây dựng trái phép trên địa bàn.

Ngày 12/6/20219, đơn vị này đã đưa xe cuốc thuê của anh Nguyễn Duy Lộc nhằm mục đích đào, cuốc các đoạn đường đã trải nhựa, đường xây dựng trái phép để trả lại nguyên trạng cho đất.

Lúc này nhân viên bảo vệ khu đất phát hiện và báo tin cho Nguyễn Thái Luyện (SN 1985) - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Công ty Alibaba. Thông qua mạng xã hội và điện thoại, Luyện đã chỉ đạo các nhân viên là Trang Chí, Huỳnh Tú Trinh đến gặp ông Nguyễn Văn Thắm - Chủ tịch UBND thị xã Phú Mỹ mục đích làm rõ việc cưỡng chế trái phép nếu không được thì biểu tình.

Trong các tin nhắn Luyện gửi đi có tin nhắn "mục đích làm lớn chuyện, tranh thủ thu hút truyền thông và thu hút của nhiều cơ quan chức năng", "sự việc làm rung động khu vực thị xã Phú Mỹ, rất có có lợi cho sự phát triển bền vững lâu dài của mình".

Ngày 13/6/2019, Công ty Alibaba điều đồng 1 xe ô tô 16 chỗ, 2 xe ô tô 7 chỗ chở nhân viên xuống thị xã Phú Mỹ, còn lại một số nhân viên tự đi xe máy. Khi đoàn cưỡng chế của UBND xã Tóc Tiên đang tiến hành cưỡng chế khu đất vi phạm thì Trinh, Tĩnh, Thiện, Long cùng các nhân viên khác Công ty Alibaba chạy đến, Tĩnh leo lên xe cuốc do ông Lộc đang điển khiển cuốc đường rồi la hét, ngăn cản việc cưỡng chế rồi rút chìa khóa xe cuốc, tiếp đó, dùng gạch đập vỡ tất cả các cửa kính của xe cũng như đèn xi nhan, xì lốp xe bên trái, dùng đá ném vào cabin…

Trong khi đó, Trinh, Linh, Lực yêu cầu xem quyết định cưỡng chế, mặc dù, được chính quyền địa phương giải thích, tuy nhiên, các đối tượng vẫn không chấp hành mà tiếp tục lớn tiếng, la hét, yêu cầu nhân viên đập phá.

Sau đó, cơ quan Công an đã bắt và khởi tố các đối tượng nêu trên về hành vi gây rối trật tự công cộng và phá hoại tài sản.

Ngày 24/9/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh tạm giam trong thời hạn 4 tháng đối với Nguyễn Thái Luyện - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty Alibaba, về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Kết quả điều tra ban đầu xác định, Nguyễn Thái Luyện với vai trò là chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba đã chỉ đạo và cùng em trai Nguyễn Thái Lĩnh thành lập Công ty Alibaba và các Công ty thành viên có quy mô hơn 2.600 nhân viên.

Sau đó thu gom mua số lượng lớn đất nông nghiệp với tổng diện tích hơn 600 ha, giao cho các cá nhân là người thân đứng tên, tự vẽ ra trên 40 dự án không có thật tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận rồi tổ chức quảng cáo là đất nền dự án (đất ở) để bán cho các khách hàng mà chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hay cấp phép.

Theo Cơ quan điều tra, tính đến ngày 30/6/2019, Công ty Alibaba đã ký hợp đồng bán đất nền cho hơn 6.700 khách hàng, thu được hơn 2.500 tỉ đồng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP. Hồ Chí Minh cũng triệu tập, lấy lời khai ông Nguyễn Thái Lực (một người em trai nữa của Nguyễn Thái Luyện) để làm rõ nhiều vấn đề liên quan.

Ông Lực là Tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại địa ốc Xanh, trụ sở tại xã Châu Pha, thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu và Công ty CP Địa ốc Long Thành Ali, trụ sở tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, Đồng Nai. Hai công ty này được cho là đang thực hiện rất nhiều dự án tại Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Qua kiểm tra, Cơ quan Công an xác định ông Lực có đứng tên nhiều giấy tờ đất và có vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các chi nhánh Công ty Alibaba.

Xoay quanh vụ việc, tại Cơ quan điều tra, Nguyễn Thái Luyện khai nhận mình giữ vai trò chủ mưu, chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ hoạt động của Công ty Alibaba và 22 pháp nhân trực thuộc, trong quá trình điều hành, Luyện cũng chỉ đạo nhân viên và người nhà, người thân đứng tên thành lập nhiều pháp nhân.

Sau đó, tiếp tục chỉ đạo các pháp nhân này đứng tên nhiều dự án không có thật, với mục đích khi có dự án bị chính quyền địa phương cưỡng chế, sẽ không gây ảnh hưởng đến việc triển khai những dự án khác.

Các pháp nhân đều được Luyện kiểm soát chặt chẽ bằng việc chia tỷ lệ vốn góp chính cho Công ty Alibaba hoặc các em ruột của Luyện là Nguyễn Thái Lĩnh, Nguyễn Thái Lực, vợ mình là Võ Thị Thanh Mai.

Các Giám đốc đứng tên và đại diện pháp luật chỉ nắm giữ phần vốn góp không quá 15% trong tổng vốn điều lệ.

Để đảm bảo điều kiện về vốn khi đăng ký hoạt động kinh doanh bất động sản, Luyện chỉ đạo bộ phận pháp lý thực hiện kê khai vốn điều lệ cho các pháp nhân tối thiểu là 20 tỉ đồng, từ nguồn tiền của Công ty Alibaba, thực tế, các thành viên đều không có nguồn vốn góp như tỷ lệ đăng ký.

Ngoài ra, Luyện còn chỉ đạo nhân viên dùng một địa chỉ để đăng ký thông tin trụ sở kinh doanh cho nhiều pháp nhân và chi nhánh, các pháp nhân do Luyện chỉ đạo thành lập đều không hoạt động kinh doanh và kê khai báo cáo thuế, chỉ sử dụng vào hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản với vai trò chủ đầu tư đối với các dự án không có thật.

Toàn bộ nguồn thu của Công ty Alibaba đều từ hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất, từ các dự án không có thật, tự vẽ và phân lô trái pháp luật trên nền đất nông nghiệp.

Vợ của Luyện khai nhận, được Luyện phân công quản lý bộ phận kế toán; giám sát và điều hành toàn bộ hoạt động thu, chi của Công ty Alibaba, toàn bộ chi phí hoạt động của Công ty Alibaba và các pháp nhân liên quan đều phải được sự đồng ý của Luyện, Mai mới duyệt cho bộ phận kế toán chi tiền. Nguồn tiền thu của Công ty Alibaba được chi chủ yếu cho việc trả lương và hoa hồng cho nhân viên; mua đất; trả tiền thuê mặt bằng kinh doanh; trả lãi định kỳ cho khách hàng (phương thức để lôi kéo khách hàng tham gia đầu tư).

Như đã biết, tất cả các “dự án ma” của Công ty Alibaba đều chưa được làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép cho làm dự án... tuy nhiên, các đối tượng đã tổ chức quảng cáo là đất nền dự án để lôi kéo các khách hàng.

Các “dự án ma” của Alibaba được triển khai theo phương thức, mua đất nông nghiệp có quy hoạch dân cư trong tương lai rồi hợp thửa, giao cho các cá nhân là người thân trong gia đình Luyện, Lĩnh đứng tên, sau đó hiến đất làm đường để đấu nối các thửa đất với trục đường chính.

Tiếp đó, các cá nhân này ủy quyền cho một trong các Công ty con của Công ty Alibaba lập dự án theo các bước được Nguyễn Thái Luyện tự quy định và ban hành không theo những quy định của Nhà nước.

Căn cứ vào diện tích, vị trí thửa đất dự kiến làm “dự án ma”, Nguyễn Thái Luyện chỉ đạo các bộ phận chuyên môn thuộc Công ty Alibaba thực hiện việc vẽ phối cảnh, vẽ sơ đồ nền đất, soạn thảo các nội dung thông tin đặc điểm dự án, nội dung quảng cáo, tiếp thị cho nền đất bán. Sau đó, thông tin sản phẩm được giới thiệu đến khách hàng thông qua các nhân viên kinh doanh, qua trang web, qua tổ chức sự kiện, in tờ rơi quảng cáo của Công ty Alibaba để tiếp cận đến khách hàng.

Theo một số bị hại cho biết, để lôi kéo và đánh vào lòng tham của người dân, Công ty Alibaba cam kết lợi nhuận khi đầu tư vào các dự án của Công ty này lên đến 30%/12 tháng, thậm chí đến 45%/15 tháng và sẵn sàng mua lại thửa đất người dân đã bỏ tiền ra đầu tư.

Một chuyên gia bất động sản phân tích: “Hiện nay, tiền hoa hồng môi giới mỗi dự án cao nhất cũng chỉ 8 - 10%/tổng giá trị dự án, Alibaba lấy đâu ra tiền để trả cho khách hàng cao hơn nhiều như vậy, nếu không phải là lấy của những khách hàng sau trả cho khách hàng trước?”.

Cùng với các hành vi kể trên, em trai của Nguyễn Thái Luyện là Nguyễn Thái Lĩnh cũng thừa nhận, việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với vai trò giúp sức, bằng cách sử dụng tư cách cá nhân để đứng tên nhận chuyển nhượng 92 thửa đất nông nghiệp trên địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận từ nguồn tiền bất hợp pháp chiếm dụng từ khách hàng của Công ty Alibaba.

Sau khi hoàn tất thủ tục đặt cọc hoặc chuyển nhượng, Lĩnh đã ký ủy quyền cho vợ của Luyện và cấp dưới để thực hiện vẽ lập dự án dân cư không có thật, phân lô trái pháp luật, quảng cáo gian dối thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty Alibaba; phân phối, lừa ký hợp đồng bán đất nền dưới dạng thổ cư, chiếm đoạt một số lượng tiền rất lớn của khách hàng.

Ngoài ra, Lĩnh còn sử dụng tư cách Tổng giám đốc Công ty Alibaba để ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với vợ của Luyện là Võ Thị Thanh Mai và Trần Huy Phúc - Giám đốc, đại diện theo pháp luật của các Công ty Law Firm, Công ty 108 là chủ đầu tư của các dự án dân cư không có thật, tự vẽ và phân lô trái pháp luật trên nền đất nông nghiệp, để lừa ký hàng chục hợp đồng bán đất nền dưới dạng thổ cư, chiếm đoạt hơn 38 tỷ đồng của khách hàng.

Trong thời gian hoạt động, Nguyễn Thái Luyện cùng các đồng phạm đã sử dụng 10 pháp nhân trong tổng số 22 pháp nhân được thành lập, đứng tên chủ đầu tư của 58 dự án tự vẽ, không có thật, thông qua Công ty Alibaba, ký kết tổng cộng một lượng đặc biệt lớn hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chiếm đoạt số tiền 2.503 tỷ đồng của 4.130 bị hại, trong đó, có nhiều khách hàng là nhân viên thuộc Công ty Alibaba.

Từ vụ Alibaba rót vốn khủng vào Masan, bóng dáng tỷ phú ngoại và thương vụ chốt 'thâu tóm' thị trường 96 triệu khách Việt?

Từ vụ Alibaba rót vốn khủng vào Masan, bóng dáng tỷ phú ngoại và thương vụ chốt 'thâu tóm' thị trường 96 triệu khách Việt?

Kể từ sau thời điểm 2015 Việt Nam cho phép thành lập công ty bán lẻ 100% vốn nước ngoài, cùng với các chính sách ưu đãi, đô thị hóa, dân số tương đối trẻ… nhiều doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài đã tràn vào Việt Nam.

Theo diendandoanhnghiep.vn

Đô thị Sun Group tại Hà Nam - tái định nghĩa lại khái niệm ‘ngôi nhà’ hiện đại

Trần cao mọi căn hộ lên đến 5m, cửa kính “khổng lồ” 4m, công năng tối ưu đến từng chi tiết … là một phần trong “từ điển vị nhân sinh” tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam.

Thị trường bất động sản Thủ đô sẵn sàng bước vào chu kì mới

Chu kì mới của thị trường bất động sản dần khởi động với sự trỗi dậy của những địa hạt đầu tư mới. Tại Hà Nội, sự khởi sắc của thị trường đang gọi tên điểm đến mới của dòng tiền: khu vực đông bắc Thủ đô.

Đặc quyền độc nhất chỉ có tại 2 tòa phức hợp đa tiện ích The Sola Park

Sở hữu loạt tiện ích đẳng cấp, đáp ứng nhu cầu sinh sống - làm việc - giải trí trong 1 tòa tháp, đảm bảo an ninh an cư - đó là những đặc quyền chỉ có tại 2 tòa phức hợp The Avenue và The Sky, thuộc dự án The Sola Park.

Lý do căn hộ studio được nhà đầu tư săn đón

Căn hộ studio được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhờ tính thanh khoản cao, đáp ứng nhu cầu của người trẻ tuổi độc thân, ưa chuộng lối sống đơn giản, tự do, hiện đại.

Vị trí trung tâm kết nối của Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam

Không chỉ tọa lạc tại khu vực phong thủy thịnh vượng bậc nhất, dự án Sun Urban City Phủ Lý còn đón đầu quy hoạch hạ tầng và tương lai phát triển của tỉnh Hà Nam.

Thị trường phía Tây đón nguồn cung căn hộ cao cấp mới

Quy hoạch hạ tầng tiện ích hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do các dự án chung cư mới phía tây Hà Nội đều “đắt hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía tây.

Sun Urban City - giải cơn khát đô thị cao cấp cho khu vực gần phía nam Hà Nội

Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, dự án Đô thị Thời đại - Sun Urban City hứa hẹn là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới ở miền Bắc.

Hoa hậu Hà Kiều Anh lãi 900 lượng vàng trong thời gian ngắn nhờ mua bán đất

Hoa hậu Hà Kiều Anh tiết lộ tự lập khi khởi nghiệp, mua đất năm 16 tuổi, chưa bao giờ thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Mòn mỏi chờ đất tái định cư, người dân 'mắc kẹt' trong những căn nhà chờ sập

Do thiếu đất tái định cư, hơn chục năm nay, nhiều hộ dân tại thôn Quan Nam 2, xã Hoà Liên (huyện Hoà Vang) phải sống trong cảnh khổ sở, lo lắng vì nhà cửa nứt toác, xuống cấp trầm trọng.

TP.HCM dùng hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng để bố trí tái định cư

Hơn 6.600 nhà đất chưa sử dụng tại TP.HCM sẽ được dùng làm quỹ nhà tái định cư cho 450 dự án đầu tư công. Gần 5.000 nhà đất khác đã có chủ trương bán đấu giá.