ĐH Bách Khoa Hà Nội: Cái nôi của sáng chế kỹ thuật, đổi mới sáng tạo

Bằng chiến lược và quyết sách đúng đắn, Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) đã gặt hái được những thành tựu quan trọng trong quá trình nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Thành lập năm 1956 trong công cuộc phục vụ đào tạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, ĐH Bách Khoa Hà Nội là trường đại học kỹ thuật đầu tiên ở nước ta. Trường có các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với nghiên cứu khoa học nhằm tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng nhân tài khoa học, công nghệ.

 Trong 60 năm xây dựng và phát triển, ĐH Bách Khoa Hà Nội đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (2006), Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (2006), Huân chương Hồ Chí Minh (2001), Huân chương Độc lập hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Nhất (2), hạng Nhì (2), hạng Ba (2)…

{keywords}

Giảng viên trường chụp ảnh lưu niệm với công ty Toshiba sau buổi lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Viện Điện và công ty

Khuyến khích sáng tạo trong sinh viên là điều mà ĐH Bách Khoa Hà Nội đã làm cực kỳ có hiệu quả. Đó là nhờ việc tổ chức các câu lạc bộ nghiên cứu sáng tạo theo từng lĩnh vực trọng điểm hiện nay như AI-CLUB chuyên về nghiên cứu trí tuệ nhân tạo, BK-UAV chuyên về thiết bị không người lái, HUST-SmartCar tập trung giải quyết bài toán ô tô thông minh… Cùng với đó là các cuộc thi sáng tạo thường niên, các hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học thường niên, để từ đó thúc đẩy đổi mới sáng tạo, sáng chế các sản phẩm phục vụ cộng đồng.

 Ngày nay, ĐH Bách Khoa Hà Nội tiếp tục khẳng định vị trí tiên phong trong hệ thống giáo dục đại học công lập ở Việt Nam. Trường hiện xếp hạng trong Top 300 thế giới các trường đại học tốt nhất tại các nước có nền kinh tế mới nổi - THE 2020 (Emerging Economies University Rankings) và 4 nhóm ngành xếp hạng 351-500 thế giới theo QS WUR 2020, Top 33 thế giới về lĩnh vực Năng lượng sạch và chi phí hợp lý THE Impact Rankings 2020.

 Trăn trở tìm lời giải cho bài toán chuyển giao công nghệ

 Hàng năm tổng kinh phí cho các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp của ĐH Bách Khoa Hà Nội đạt hơn 100 tỷ đồng, kinh phí chuyển giao và dịch vụ khoa học công nghệ đạt 22 tỷ đồng, năm sau luôn tăng cao hơn năm trước.

 Tuy vậy, với số lượng các bằng sáng chế và giải pháp hữu ích đã được cấp lên tới hàng trăm với nhiều đơn vị nghiên cứu mạnh, tiềm năng cho chuyển giao công nghệ vẫn là rất lớn.

 Năm 2008, ĐH Bách Khoa Hà Nội từng thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển công nghệ Bách khoa Hà Nội (BK-Holdings). Nhưng mô hình này đã sớm bộc lộ nhiều thiếu sót hạn chế, dẫn tới doanh nghiệp phải tự đi chuyển giao công nghệ còn nhà khoa học không biết cách vận hành doanh nghiệp.

 Sau khi thực hiện cơ chế tự chủ giáo dục, ĐH Bách Khoa Hà Nội buộc phải có những bước đi đột phá nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển giao công nghệ để tạo nguồn thu cho trường. Đó là việc thành lập Trung tâm Chuyển giao công nghệ BK-TTO và Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Bách khoa Hà Nội (BK Fund) vào tháng 05/2020 với sứ mệnh thiết lập một nền tảng vững chắc cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới và sáng tạo.

 Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Trung, trung tâm Chuyển giao công nghệ BK-TTO áp dụng mô hình TTO của trường Đại học Cornell sẽ là cầu nối giữa nhà trường và doanh nghiệp, hỗ trợ đưa các sản phẩm nghiên cứu khoa học vào ứng dụng thực tế.

 Bên cạnh đó, Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Bách khoa Hà Nội (BK Fund) cũng ra đời với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng, hướng tới các đối tượng đầu tư là các sáng chế, phát minh trong trường đại học, viện nghiên cứu có tiềm năng.

 Nhiều giải pháp sáng chế phục vụ cộng đồng

 Từ mối liên hệ với doanh nghiệp, nhiều công trình nghiên cứu của ĐH Bách Khoa Hà Nội trong các lĩnh vực như vật liệu mới, cơ khí, điện tử, tự động hóa, nhiệt-lạnh, các chế phẩm sinh học, các sản phẩm nuôi trồng thủy sản, phục vụ môi trường… đã đạt kết quả tốt. Nhiều sản phẩm đã hoàn thiện và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp như Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông, nhà máy Thủy điện Hòa Bình, công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao, bệnh viện E, Tổng công ty LILAMA…

{keywords}

Đoàn giảng viên và cán bộ của Bách khoa Hà Nội thăm quan nhà máy sản xuất tại Công ty cổ phần Rạng Đông. Ảnh: Việt Hòa

Nổi bật nhất phải kể đến cú bắt tay tiền tỷ giữa Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội) với công ty TNHH Đại Phát năm 2017 trên dự án “Sản xuất một số sản phẩm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi từ phụ phẩm công nghiệp chế biến tôm”.

 Kết quả là sau hai năm nghiên cứu, công ty Đại Phát đã ứng dụng thành công kết quả nghiên cứu để xây dựng dây chuyền sản xuất nước mắm đạt 600.000 lít/năm, một dây chuyền sản xuất dịch tôm và hai dây chuyền bột tôm với tổng công suất 350 tấn nguyên liệu/ngày, ước tính doanh thu đạt 15-17 tỷ đồng/tháng. Không chỉ đem lại giá trị kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, tận dụng phụ phẩm tôm còn góp phần xử lý vấn đề môi trường đang rất nổi cộm trong ngành công nghiệp chế biến tôm.

 Trong mùa dịch, ĐH Bách Khoa Hà Nội cũng là đơn vị đầu tiên công bố bộ KIT xét nghiệm Covid-19. Cáng cách ly được nhà trường đưa ra mô hình gần như đầu tiên, trong đó băng ca áp lực âm BK-IC 4.0 đã được trường trao tặng bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và bệnh viện Bạch Mai. Máy thở BK-Vent ứng dụng trong hỗ trợ điều trị Covid-19 cũng được các giảng viên trường ĐH Bách Khoa Hà Nội nghiên cứu chế tạo. Ngoài ra, sinh viên trường cũng sáng chế nhiều giải pháp hữu ích như máy nhắc nhở thông minh hỗ trợ bác sĩ chống dịch, máy rửa tay tự động…

 Tất nhiên, là trường đại học đi đầu về sáng chế kỹ thuật, thật thiếu sót nếu không nhắc đến các loại máy móc do ĐH Bách Khoa Hà Nội nghiên cứu thành công. Tiêu biểu có thể kể đến robot chọn gốc cỏ để xịt thuốc BK Delta, có khả năng phân biệt cỏ dại và hoa màu qua camera với độ chính xác được nhóm thử nghiệm lên tới 85%, thao tác xịt thuốc chính xác 97%. Giá thành sản xuất khoảng 10 triệu đồng và đã sẵn sàng cho chuyển giao sản xuất đại trà.

{keywords}

Máy thở BK-Vent do các giảng viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nghiên cứu chế tạo

Một sản phẩm công nghệ cao khác là thiết bị lặn không người lái Dolphin có khả năng tự hành theo lập trình, phục vụ hoạt động quan trắc, quan sát, thu thập dữ liệu và giám sát dưới nước tại vùng biển nông, phục vụ an ninh quốc phòng và kinh tế biển đảo. Với khả năng điều khiển tự hành hoặc thủy âm ở phạm vi hoạt động sâu 50m, Dolphin có thể hoạt động liên tục 6-8 giờ và đã sẵn sàng chuyển giao.

 Mới đây, ĐH Bách Khoa Hà Nội đã ký kết hợp đồng hợp tác với Tập đoàn EVN đưa hai dự án nghiên cứu vào ứng dụng thực tiễn. Đó là đề tài của PGS. Nguyễn Hồng Quang về “Nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống kiểm nghiệm bộ ổn định công suất PSS ứng dụng cho nhà máy điện” và TS. Lương Xuân Điển về “Nghiên cứu tái chế vật liệu xúc tác xử lý các khí oxit nitơ gây ô nhiễm không khí tại Tổng công ty Phát điện 1”. Trường cũng còn ba đề tài nữa đã đi đến những vòng thẩm định cuối cùng của Tập đoàn EVN.

 Với nhiều hoạt động hợp tác sâu rộng từ các tập đoàn lớn cho đến những doanh nghiệp nhỏ, ĐH Bách Khoa Hà Nội chính là cái nôi, nơi ươm mầm cho khát vọng trẻ vươn lên trong cuộc sống nhờ những phát minh, sáng chế hữu ích tạo ra giá trị cho xã hội và cộng đồng.

 Hữu Phương

AIA Việt Nam và Tiki hợp tác xây dựng nền tảng kỹ thuật số độc quyền về bảo hiểm nhân thọ

AIA Việt Nam và Tiki thỏa thuận thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn diện độc quyền đầu tiên giữa một doanh nghiệp cung cấp giải pháp bảo hiểm và một nền tảng công nghê hàng đầu Việt Nam.

VinBrain sử dụng “siêu máy tính” cho các giải pháp ứng dụng AI

VinBrain (thuộc tập đoàn Vingroup) là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng thế hệ siêu máy tính NVIDIA DGX A100 trong việc phát triển một cách hiệu quả và đột phá các sản phẩm AI. 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Nghiên cứu ứng dụng một số loại rau, củ, quả trong điều chế thuốc trị bệnh đái tháo đường

Đề tài “Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme α-Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường” được đánh giá có nhiều tiềm năng khai thác để ứng dụng thực tế.

Ứng dụng công nghệ nano UFB để bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu tay

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ hoàn toàn “Hệ thống ứng dụng công nghệ nano UFB bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu cầu tay”. Sản phẩm sẽ được thương mại hóa thời gian tới.

Nhiều công nghệ ứng dụng thành công hữu ích cho các công trình xây dựng

Công nghệ Ô ngăn hình mạng Neoweb… đã được ứng dụng thành công, hiệu quả trong các công trình xây dựng.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nhìn lại năm 2020, năm của Make in Vietnam

Năm 2020 là một năm đầy sôi động đối với các nhà cung cấp nền tảng số. Tính đến ngày 25/12, đã có 26 sự kiện với tổng số 38 nền tảng số Make in Vietnam được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để giới thiệu.

KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp

Ngành khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sáng chế thành công phòng chờ ảo cho bệnh nhân

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã sáng tạo ứng dụng phòng chờ ảo - QQueue, cung cấp hệ thống xếp hàng trực tuyến, giảm thời gian chờ của bệnh nhân, hạn chế tình trạng tụ tập đông người nơi công cộng.

Đang cập nhật dữ liệu !