Đề xuất tổ chức các show trình diễn áo dài tại Bảo tàng Đà Nẵng

Sáng 4/9, Bảo tàng Đà Nẵng và Công ty TNHH Long Phương (Đà Nẵng) đã báo cáo với Phó Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ về đề án tổ chức phòng trưng bày và các show trình diễn áo dài tại Bảo tàng Đà Nẵng

Theo Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng Hà Phước Mai, tại nhiều bảo tàng lớn trong nước và trên thế giới đã có không gian trưng bày các bộ sưu tập áo dài Việt Nam qua các thời kỳ. Tuy nhiên do chưa có điều kiện nên Bảo tàng Đà Nẵng, dù được đánh giá lớn nhất miền Trung, đến nay vẫn chưa hình thành được bộ sưu tập về chủ đề này.

Đề xuất tổ chức các show trình diễn áo dài tại Bảo tàng Đà Nẵng - ảnh 1

Bà Ngô Thị Thu Ba, Giám đốc Công ty Long Phương và ông Hà Phước Mai, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng trình bày với Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ (bìa trái) ý tưởng tổ chức phòng trưng bày và các show trình diễn áo dài Việt Nam tại Bảo tàng Đà Nẵng (Ảnh: HC)

Mới đây, Công ty Long Phương đã đề xuất ý tưởng tổ chức các show trình diễn quy mô nhỏ tại Bảo tàng Đà Nẵng để giới thiệu vẻ đẹp của áo dài Việt Nam và góp phần thu hút khách tham quan đến với bảo tàng. Thời gian đầu, để thu hút khách, các show trình diễn dự kiến tổ chức tại đại sảnh ở tầng 1, khi đã có khách ổn định, bán được tour thì sẽ đưa lên tổ chức cạnh không gian dân tộc học ở tầng 3 của bảo tàng.

Theo bà Ngô Thị Thu Ba, Giám đốc Công ty Long Phương, trên thế giới có nhiều mô hình bảo tàng quy mô nhỏ độc đáo như Bảo tàng “Mì ăn liền” (Nhật Bản), Bảo tàng “Mối tình tan vỡ” (Mexico), Bảo tàng “Xúc xích” (Đức)... Tại nhiều bảo tàng cũng tổ chức các màn trình diễn quy mô nhỏ rất đặc sắc như “Spirit of the mist show” (Buffalo, New York) giới thiệu cuộc sống của thổ dân da đỏ tại khu vực thác Niagara, “Kimono show” giới thiệu ngắn gọn về lịch sử của kimono – trang phục truyền thống của Nhật Bản...

TP Đà Nẵng đang nổi lên là một điểm đến du lịch hấp dẫn song hiện còn quá ít tụ điểm văn hóa và hoạt động văn hóa làm nên cái hồn của bất cứ địa phương nào để có thể thu hút và thỏa mãn sự tìm hiểu văn hóa của du khách trong và ngoài nước. Tuy lượng khách đến tham quan tại Bảo tàng Đà Nẵng ngày càng tăng song chủ yếu là khách nội địa, HS – SV địa phương, còn khách nước ngoài chỉ bắt đầu biết đến địa chỉ này vài năm gần đây.

“Với diện tích rộng rãi trong khuôn viên di tích Thành Điện Hải, Bảo tàng Đà Nẵng rất thuận lợi để tổ chức trưng bày và các show trình diễn về lịch sử hình thành, phát triển của áo dài Việt Nam. Mỗi show chừng 40 phút với 12 người mẫu mặc áo dài trình diễn theo các vũ điệu minh họa theo các chủ đề của từng thời điểm như mùa Trung thu thì lấy chủ đề về đêm trăng Rằm... để người ta thấy người phụ nữ Việt Nam cũng duyên dáng lắm, cũng đẹp lắm, cũng văn hóa lắm” – bà Ngô Thị Thu Ba trình bày.

Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đồng tình với việc tổ chức thêm các hoạt động sống động, hấp dẫn và đậm đà bản sắc dân tộc để góp phần thu hút khách đến với Bảo tàng Đà Nẵng cũng như du lịch TP. Tuy nhiên ông tỏ ra khá thận trọng với việc tổ chức các show trình diễn tại một địa chỉ nhạy cảm như Bảo tàng Đà Nẵng trong khuôn viên di tích quốc gia Thành Điện Hải.

“Áo dài thì được rồi, nhưng nếu hiểu theo nghĩa trình diễn thời trạng tại bảo tàng liệu có phản cảm không? Nếu khai thác khía cạnh hình thể của phụ nữ để thu hút khách là trái với một chỗ linh thiêng, tế nhị như thế này. Chỉ sợ đồng ý rồi, sau này triển khai thực hiện, hứng lên “cải biên” một tí thành ra câu chuyện khác thì sẽ rất mệt, bởi đây là một vị trí hết sức nhạy cảm” – ông Huỳnh Đức Thơ băn khoăn.

Theo bà Ngô Thị Thu Ba, tổ chức trưng bày và các show trình diễn áo dài tại Bảo tàng Đà Nẵng, Công ty Long Phương không nhằm đến mục tiêu lợi nhuận mà chỉ mong muốn góp phần tạo thêm sức hút cho du lịch TP. Công việc này rất mới và sẽ khó nhận ngay được sự hẫu thuẫn khi người ta chưa nhìn thấy. Nhưng nếu không mạnh dạn làm thì sẽ không có sản phẩm để phục vụ du khách.

“Tôi làm việc này hoàn toàn với hoài bão thể hiện nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam và áo dài Việt Nam qua các thời kỳ. Lãnh đạo TP có thể yên tâm mà không sợ xảy ra “biến tấu” này kia đâu. Bởi tôi mang một ý định tốt đẹp như vậy thì không cần phải biến tấu!” – bà Ngô Thị Thu Ba khẳng định.

Ông Huỳnh Đức Thơ tiếp nhận ý kiến của bà Ngô Thị Thu Ba và cho biết sẽ tiếp tục cân nhắc, trao đổi thêm trong lãnh đạo TP trước khi có quyết định chính thức. Đồng thời ông cũng lưu ý Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức thêm nhiều hoạt động khác nữa gần gũi với đặc trưng của bảo tàng để phát huy hơn nữa giá trị của địa chỉ văn hóa này.

HẢI CHÂU

Đặc sản ‘ăn tươi nuốt sống' ở Ninh Bình chấm loại nước sốt đọc trẹo miệng

Dù được chế biến từ nguyên liệu tươi sống, không qua công đoạn làm chín nào nhưng đặc sản gỏi nhệch nức tiếng Ninh Bình vẫn hút khách thưởng thức bởi phần thịt dai giòn, vị ngọt dịu, ăn cùng hàng chục loại lá và nước chấm sánh quyện đặc trưng.

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !