ĐB Trần Du Lịch: Đừng nên cố gắng để mọi người dân sở hữu nhà ở

“Phát triển nhà ở Việt Nam giống như chiếc máy bay chỉ có ghế hạng thương gia mà thiếu hạng phổ thông thành ra hạng thương gia không ai ngồi còn phổ thông muốn đi mà không được…”, ĐB Trần Du Lịch nói.

Gói 30.000 tỷ đồng đang được người dân ví von “tiền nhìn thấy mà không với tới vay được”. Chia sẻ với Infonet bên hành lang Quốc hội ngày 29/5, ĐB Trần Du Lịch (TP. Hồ Chí Minh) nói thẳng, ngoài thay đổi đối tượng cho vay gói 30.000 tỷ đồng, thì giá nhà phải giảm đi thêm nữa.

“Nghẽn” do xác định không “trúng” đối tượng

Tới thời điểm này gói 30.000 tỷ đồng mới giải ngân được 7.000 tỷ đồng, nghĩa là chưa tới 1/4 mục tiêu sau gần 3 năm triển khai. Lý do sự chậm trễ là gì, thưa ông?

Quan điểm của tôi là không đổ trách nhiệm lên ai, ngân hàng, người vay hay doanh nghiệp. Mục tiêu của gói 30.000 tỷ đồng là muốn hỗ trợ người dân có thu nhập thấp có nhà. Nhưng chúng ta đừng nhầm lẫn giữ cố gắng để mọi người dân có nhà và sở hữu nhà ở, hai cái này hoàn toàn khác nhau. Và dường như hiện giờ gói này lại đang hướng đến mục tiêu cố gắng để mọi người dân sở hữu nhà ở. Những nước giàu có người dân cũng không phải hết tất cả dân đều sở hữu nhà ở. Nếu nghèo đã có nhà Nhà nước cho thuê giá rẻ.

ĐB Trần Du Lịch: Đừng nên cố gắng để mọi người dân sở hữu nhà ở - ảnh 1

ĐBQH Trần Du Lịch: Ngay từ đầu việc xác định đối tượng cho vay của gói 30.000 tỷ đồng đã không “trúng”, không đúng

Những người thuộc đối tượng nghèo hoặc cận nghèo đô thị thì làm sao có tiền mà mua nhà. Ví như, thu nhập như ở TP. Hồ Chí Minh những đối tượng này 16 triệu đồng/năm, thì làm sao họ có đủ điều kiện mà trả lãi vay ngân hàng hàng tháng chứ nói gì đến chuyện mua được nhà. Nên dù có kéo dài thêm thời gian vay ra nữa thì họ cũng chịu, không thể mua nổi với mức thu nhập như vậy. Còn về phía ngân hàng, nhìn thấy rủi ro trước mắt, chả anh nào dại mà cho vay.

Thành ra vấn đề ở đây là ngay từ đầu việc xác định đối tượng cho vay của gói 30.000 tỷ đồng đã không “trúng”, không đúng, trong khi đó quỹ phát triển nhà ở xã hội lại không hình thành.

Tôi nhắc lại, tôi không đổ lỗi cho ai trong việc gói 30.000 tỷ đồng “tiền nhìn thấy mà không với tới vay được”. Ở đây việc phát triển quỹ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân, người lao động mới là quan trọng.

Nhiều người dân khi tiếp cận với gói vay 30.000 tỷ đồng đều cảm thấy nản chí ngay từ khâu xác định thu nhập, khiến ngay khâu đầu tiên tiếp cận gói vay này đã “nghẽn”, thưa ông?

Bộ Xây dựng thì xác định người thu nhập thấp là người có mức thu nhập không phải đóng thuế thu nhập cá nhân, tức là dưới hoặc bằng 9 triệu đồng/tháng. Nhưng ngân hàng thì cho rằng đối tượng thu nhập như vậy không đủ điều kiện trả nợ nên không cho vay… Chúng ta cãi nhau thu nhập là bao nhiêu. 

Nói thu nhập phải trên 9 triệu đồng/tháng thì với mức thu nhập ấy lại không thuộc đối tượng vay, mà dưới 9 triệu đồng/tháng thì tiền đâu trả cho ngân hàng hàng tháng (cả gốc, lãi). Thành ra, tiền đâu mà mua nhà. Mâu thuẫn chính ở đây là phải xem lại đối tượng người được mua nhà. Phải điều chỉnh đối tượng vay của gói 30.000 tỷ đồng, chứ còn với đối tượng quy định hiện nay tự nó đã nghẽn rồi.

Giá nhà phải giảm thêm nữa

Tiêu chí xác định thu nhập ngay từ đầu giữa các bên đã “vênh” nhau, chỉ có người dân ở giữa là “gánh” đủ khổ ải, thưa ông?

Quan điểm của tôi, gói 30.000 tỷ hỗ trợ phải hỗ trợ phân khúc thị trường không phải cho người thu nhập thấp mà là thu nhập trung bình chưa có nhà ở. Tức là, đảm bảo khoản thu nhập hàng tháng của anh có thể đủ thanh toán được cho ngân hàng. Đồng thời, phải kéo giá nhà xuống thêm nữa. Ví dụ ở đô thị lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội giá chỉ tầm 1 tỷ đồng hoặc dưới một chút, còn tại các tỉnh, thành khác chỉ từ 500-600 triệu đồng thì mới có người mua được.

Như thế mới “kích” giải ngân nhanh được gói vay này được và mới thu hút các nhà đầu tư bất động sản đầu tư vào phân khúc này. Tất nhiên không phải tất cả mọi người đều mua được nhà với giá này, nhưng trong 10-15 năm thu nhập của họ có thể trang trải được. Hiện nhiều nơi như Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh đang nở rộ triển khai phân khúc nhà ở giá rẻ và họ bán như tôm tươi.

Đồng thời, chuyển hướng đối tượng cho vay như vậy cũng sẽ xử lý được một vấn đề méo mó của thị trường lâu nay, là cả một thời gian dài các nhà đầu tư chỉ xây dựng căn hộ cao cấp. Phải điều chỉnh lại theo hướng này thì thị trường mới được giải tỏa, gói vay này mới không bị đóng băng. Tôi vẫn nói, phát triển nhà ở Việt Nam giống như chiếc máy bay chỉ có ghế hạng thương gia mà thiếu hạng phổ thông. Thành ra hạng thương gia không ai ngồi còn phổ thông không ai đi.

Còn các loại nhà khác mà tôi gọi là nhà ở dạng phổ thông tức là loại nhà phù hợp với sức mua của đa số những người làm công ăn lương, công chức cũng như các đối tượng khác có thể mua trả góp trong vòng 10 - 15 năm vẫn nên coi là nhà thương mại giá rẻ

Ngoài điều chỉnh lại đối tượng vay như ông nói thì có nên “gỡ” rối bằng cách điều chỉnh lại các xác định thu nhập của người vay, thưa ông?

Với hoàn cảnh nước ta thì thế nào gọi là chuẩn thu nhập thấp khi đất nước vừa thoát khỏi chuẩn nghèo? Ví dụ TPHCM, người thu nhập thấp thu nhập 16 triệu/năm thì một tháng bao nhiêu mà mua nhà? Những người đó chỉ có thể thuê nhà ở xã hội để ở chứ lực đâu mà mua nhà. Thành ra chúng ta cứ đặt ra cái khó cho mình rồi lại đòi gỡ.

Thực tế, dù danh sách ngân hàng cho vay gói 30.000 tỷ đồng đã được “nới”, nhưng không phải ngân hàng nào cũng mạnh dạn triển khai. Có chăng là “trưng” quảng cáo rồi lại “chèo kéo” khách vay gói vay thương mại… Ông bình luận ra sao về thực tế này?

Ngân hàng thương mại họ phải tính tới rủi ro cho mình, họ cũng phải nắm đằng chuôi. Đối tượng thu nhập bấp bênh, đôi ba triệu đồng/tháng thì thử hỏi làm sao họ dám cho vay. Với đối tượng này ngay cả các ngân hàng thương mại Nhà nước cũng “lắc đầu” huống chi tới ngân hàng thương mại cổ phần khác. Cho vay rồi thì ít nữa họ chạy theo để đòi cũng mệt. nên việc các ngân hàng phải tính toán, phòng rủi ro và từ chối cho vay là điều dễ hiểu.

Nguyễn Hoài (thực hiện)

Quả ‘thần dược’ của Trung Quốc tràn sang chợ Việt, giá chỉ 30.000 đồng/kg

Được ví như vị thuốc “thần dược”, hồng táo Trung Quốc đang ồ ạt tràn sang chợ Việt và bán với giá rẻ chưa từng có, thấp nhất từ trước đến nay.

CAEXPO: Sữa yến mạch TH true OAT nhận giải sản phẩm mới được yêu thích nhất

Tại sự kiện xúc tiến thương mại thường niên lớn hàng đầu khu vực ASEAN - Trung Quốc (CAEXPO) lần thứ 21, bộ sản phẩm Sữa yến mạch TH true OAT của Tập đoàn TH xuất sắc nhận giải "Sản phẩm được yêu thích nhất".

Vị trí trung tâm kết nối của Sun Urban City Phủ Lý, Hà Nam

Không chỉ tọa lạc tại khu vực phong thủy thịnh vượng bậc nhất, dự án Sun Urban City Phủ Lý còn đón đầu quy hoạch hạ tầng và tương lai phát triển của tỉnh Hà Nam.

Giá chung cư 'nhảy múa', chênh cả tỷ đồng sau 1 tháng rao bán

Trước nhu cầu cao, nguồn cung khan hiếm, môi giới liên tục báo giá chung cư tăng một cách chóng mặt. Một số "cò" bất động sản được cho là té nước theo mưa, hét giá căn hộ cao hơn từ 500 triệu đến cả tỷ đồng chỉ sau vài tuần rao bán.

Cô gái Cần Thơ thu bộn tiền nhờ nghề độc lạ

Nhờ tạo ra những con vật, đồ vật siêu đáng yêu bằng len, cô gái ở Cần Thơ thu bộn tiền và tạo ra công ăn việc làm cho nhiều sinh viên.

Thị trường phía Tây đón nguồn cung căn hộ cao cấp mới

Quy hoạch hạ tầng tiện ích hiện hữu, sản phẩm độc đáo cùng chủ đầu tư uy tín là loạt lý do các dự án chung cư mới phía tây Hà Nội đều “đắt hàng”. Kịch bản này được dự báo tiếp tục xảy ra với những tòa căn hộ cuối cùng trong đại đô thị phía tây.

6 dấu hiệu nhận biết cuộc gọi mạo danh nhân viên ngân hàng

Một trong những dấu hiệu đáng lưu tâm nhất là khi khách hàng gọi lại số điện thoại nghi ngờ lừa đảo thì không có tín hiệu hoặc rất lâu mới có tín hiệu nhưng không có người bắt máy.

Sun Urban City - giải cơn khát đô thị cao cấp cho khu vực gần phía nam Hà Nội

Với quy hoạch hiện đại, hạ tầng đồng bộ và hệ thống tiện ích đẳng cấp, dự án Đô thị Thời đại - Sun Urban City hứa hẹn là không gian sống văn minh, lý tưởng của người Hà Nam cũng như cư dân mới ở miền Bắc.

Sự vươn mình của Đông Nam Á và dấu ấn ngân hàng Việt

Trong Top 200 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á của Fortune có 34 ngân hàng, riêng Việt Nam đóng góp 12 đại diện.

Từ đống vỏ sầu riêng vứt bỏ biến thành than sinh học, giấm gỗ bán giá cao

Trung Quốc đau đầu vì vỏ sầu riêng phát thải lượng CO2 khổng lồ, còn ở nước ta cả triệu tấn cũng bị vứt bỏ. Số vỏ 'trái cây tỷ đô' này đem làm than sinh học giúp giảm phát thải, đồng thời cho ra loại giấm gỗ bán với giá cao.