Đầy rẫy nội dung nhảm nhí và “độc hại” trên TikTok

Video nội dung nhảm nhí câu view, truyền bá mê tín dị đoan, tin giả tràn lan hay cả những thông tin "nhạy cảm" về chính trị đều xuất hiện trên TikTok tại Việt Nam.

Lời toà soạn: TikTok đang trở thành một "vấn nạn" với đầy nội dung nhảm nhí, xuyên tạc, vi phạm pháp luật đi kèm đó là tình trạng tin giả tràn lan và các thông tin "nhạy cảm" về chính trị. Đáng chú ý thuật toán của nền tảng này lại cổ vũ cho điều đó xảy ra và nguy hiểm hơn khi người dùng TikTok đều là người trẻ. Báo VietnamNet xin chuyển đến độc giả loạt bài phản ánh về những "vấn nạn" trên nền tảng này.

Nội dung nhảm nhí, truyền bá mê tín dị đoan, quảng cáo cờ bạc online

Chỉ cần mở TikTok lên là người dùng như bước vào một “mê hồn trận” bởi rất nhiều video ngắn được đăng tải trên nền tảng này. Đáng chú ý là việc xuất hiện rất nhiều video có nội dung nhảm nhí câu view. 

 

TikTok chứa đầy nội dung nhảm nhí và tục tĩu. Ảnh chụp màn hình


Những video có nội dung tục tĩu nói về tình dục đang xuất hiện nhan nhản, thật ngạc nhiên là đa số nằm ở các tài khoản của phái nữ, nội dung gồm nhiều câu hỏi dung tục về quan hệ tình dục. Các cô gái này vô tư trả lời hay chỉ dẫn mọi người cách quan hệ kiểu “biến thái” như:  Nuốt tinh dịch vào trong, làm bắn tùm lum, 18cm đưa vào cảm giác như thế nào…

Mới đây, một clip TikTok gần 5 triệu view cũng gặp phản ứng dữ dội khi chủ nhân kênh này khẳng định các bằng đại học về quản trị kinh doanh, ngôn ngữ Anh, marketing, quản lý nhân sự đều “vô dụng”. Nhiều ý kiến cho rằng, chủ kênh cố tình tạo ra nội dung tranh cãi để câu view tạo tương tác. 

Anh Hoàng Hải, một người làm sáng tạo nội dung tại TP.HCM cho biết, các clip nhảm nhí xuất hiện trên TikTok ngày càng nhiều do nền tảng này đòi hỏi phải sản sinh ra lượng nội dung mới liên tục nhằm thu hút người xem, tạo tương tác để kênh lên phần gợi ý. 

 Không khó để tìm thấy những clip TikTok truyền bá mê tín dị đoan. Ảnh chụp màn hình


Đáng báo động là trên TikTok còn xuất hiện rất nhiều clip vi phạm pháp luật, từ truyền bá mê tín dị đoan đến quảng bá cờ bạc online.

Không quá khó để tìm thấy các video có nội dung này, người dùng chỉ cần gõ từ khoá “xem bói”, ngay lập tức hàng loạt clip liên quan sẽ xuất hiện. Đa phần là video quảng bá các địa chỉ xem bói và những người làm nội dung ra sức khẳng định xem ở chỗ này, chỗ kia giải đoán đều đúng, xem một lần đúng cả năm…

 

Quảng cáo game bài đổi thưởng. Ảnh chụp màn hình


Chưa hết, những video quảng cáo cho game bài đổi thưởng, một hình thức đánh bạc online bị cấm ở Việt Nam, cũng đầy rẫy trên nền tảng này. Chủ nhân các kênh TikTok hướng dẫn người xem tham gia một cách rất chi tiết và không quên quảng bá để hút người chơi.

Lan truyền tin giả, thông tin chính trị sai sự thật

Cơ quan chức năng đang liên tục đưa ra cảnh báo về vấn nạn tin giả tràn lan trên mạng xã hội và TikTok không phải là ngoại lệ. Thậm chí, trên nền tảng này tin giả lây lan còn nhanh hơn, khi chính nó luôn gợi ý thông tin cho người dùng.

Khi người viết thử tìm kiếm tên CEO F88 là Phùng Anh Tuấn, ngay lập tức xuất hiện một loạt gợi ý, thậm chí có cả video thông tin vị CEO này đã bị bắt. Trên TikTok còn xuất hiện thông tin như bà Nguyễn Phương Hằng sắp về; những người mà bà Hằng nêu tên trong quá trình livestream sẽ bị bắt; ông Võ Hoàng Yên bị khởi tố và sắp đến lượt các nghệ sĩ … Đặc biệt, các đoạn livestream của bà Nguyễn Phương Hằng trước đây, trong đó có nội dung xúc phạm nhân phẩm người khác gồm cả lãnh đạo TP.HCM, cũng được rất nhiều tài khoản đưa lại.

 

Tin giả tràn lan trên TikTok. Ảnh chụp màn hình


Nhưng nguy hiểm nhất là rất nhiều video cắt ghép hình ảnh của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Bên cạnh nội dung trích dẫn từ phát biểu của lãnh đạo còn xuất hiện nhiều video liên quan đến đời tư, hình ảnh gia đình… và bình luận với nội dung không chính xác. Chẳng hạn như có tài khoản đưa thông tin sai sự thật “Bác Vương Đình Huệ qua làm Thủ tướng sau đó lên làm Tổng Bí Thư VN”. Đáng ngại là khi người dùng vừa dừng lại xem nội dung này, ngay lập tức phần tìm kiếm của nền tảng đã xuất hiện gợi ý “ai lên làm tổng bí thư”. Ngoài ra, khi tìm kiếm tên các vị lãnh đạo, TikTok còn đưa ra các gợi ý tìm kiếm sai sự thật như bị đột quỵ, bị bắt… 

 

Trên TikTok còn xuất hiện những nội dung chính trị có trả phí. Ảnh chụp màn hình


Đáng chú ý, trong phần nội dung chính trị, có các video được tài trợ để đưa lên mà trên TikTok xếp vào dạng “quan hệ đối tác có trả phí”. 

Việc TikTok cho phép người dùng tạo tài khoản và đổi tên thoải mái không cần xác minh, cũng khiến cho tài khoản giả mạo xuất hiện nhan nhản. Rất nhiều tài khoản lấy các tên liên quan đến lực lượng công an, quân đội như bocongan.vietnam hay boquocphong, lucluongvutrang-vn… đăng tải video cắt ghép sai sự thật. 

Ngoài ra, tình trạng vi phạm bản quyền cũng diễn ra ngang nhiên trên TikTok, không ít tài khoản vô tư lấy nội dung của các báo điện tử, đài truyền hình… và phát triển kênh cá nhân như một kênh đưa tin thời sự nóng mỗi ngày.

Lê Mỹ

Bài 2: Thuật toán của TikTok gây nghiện và giúp lan truyền nhanh tin giả 

Cô giáo xin mua laptop không được giảng dạy đến hết năm học

Cô giáo xin mua laptop ở Trường Tiểu học Chương Dương, quận 1, TPHCM không được đứng lớp giảng dạy từ nay đến hết năm học 2024-2025.

'Nhìn thầy cô từ chối miễn học phí cho con, nhân viên trường học càng tủi’

"Trong trường học đâu chỉ có nhà giáo, chúng tôi - nhân viên văn thư, kế toán... cũng cống hiến, có khi một lúc phải kiêm vài nhiệm vụ, lương bèo bọt, không phụ cấp, nhưng lại bị 'quên' trong đề xuất miễn học phí của Bộ GD-ĐT", một độc giả bày tỏ.

Học sinh nhiều năng lực, có khát vọng nhưng thiếu định hướng

Theo PGĐ Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương Đỗ Duy Hưng, nhiều học sinh có năng lực và khát vọng nhưng thiếu định hướng dẫn đến lựa chọn sai nghề nghiệp, gây lãng phí.

Cô giáo xin mua laptop: Chỉ những phụ huynh có ăn học mới thích tôi

Liên quan vụ cô giáo xin mua laptop, trong cuộc họp với lãnh đạo Trường Tiểu học Chương Dương, cô Trương Phương Hạnh lớn tiếng nói chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích cô.

Cô giáo xin phụ huynh mua laptop: Tôi bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền

Cô Trương Phương Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Chương Dương cho rằng, cô bị phụ huynh phản ánh vì không nhận tiền mua laptop, còn nếu nhận của phụ huynh thì mọi chuyện đã không xảy ra.

Hàng nghìn sinh viên bị 'giam' bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra tiếng Anh

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

‘Giáo viên dạy tiếng Anh lắp bắp khi giao tiếp với người nước ngoài’

Tôi đã từng chứng kiến một giáo viên dạy môn tiếng Anh THPT trong dịp giao lưu với đồng nghiệp Mỹ đã lắp bắp rồi lặng như tờ. Điều đáng nói đây không phải là trường hợp cá biệt.

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Đang cập nhật dữ liệu !