Dấu ấn CSR của Panasonic tại Việt Nam: Hành trình của sự bền vững

Khái niệm về CSR (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) lâu nay đã không còn xa lạ ở Việt Nam. Tuy nhiên, làm CSR như thế nào thì mỗi doanh nghiệp lại có cách tiếp cận khác nhau.

Với ông lớn xứ sở hoa anh đào Panasonic, câu chuyện CSR gắn với triết lý không đổi của hãng trong hơn 100 năm qua – “đóng góp cho xã hội” – một sứ mệnh trọng yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển trong dài hạn.

Môi trường xanh cho cuộc sống tốt đẹp hơn

Với triết lý “Một cuộc sống tốt đẹp hơn, một thế giới tươi đẹp hơn”, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chú trọng tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, đảm bảo an toàn tiện nghi cho người dùng, song song với giảm phát thải khí CO2, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên trong nhà máy. Còn trong hoạt động CSR, Panasonic đặt trọng tâm vào 2 lĩnh vực là giáo dục và môi trường hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững của liên hợp quốc, bởi đây là hai lĩnh vực mà hãng cho rằng sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho thế hệ tương lai của đất nước.Những hoạt động này được doanh nghiệp coi là đôi cánh của phát triển bên vững.

{keywords}
Panasonic đổi pin cũ lấy pin sinh thái miễn phí cho người dân.

Kết quả cho những nỗ lực đó là các giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện hướng tới sự an toàn, tiện nghi và sức khỏe của người tiêu dùng được đưa vào các dòng sản phẩm. Ví dụ, các giải pháp năng lượng xanh như dòng pin “sinh thái” với các thành phần không gây hại đến môi trường hay pin sạc thông minh giảm xả thải vào môi trường, sản phẩm tiêu thụ năng lượng hiệu quả và tiết kiệm nhất, các giải pháp khí sạch toàn diện từ các không gian trong nhà với các sản phẩm điều hòa, máy lọc không khí cho đến không gian di chuyển với thiết bị phát NanoeX tiện lợi, nhỏ gọn.

{keywords}
Panasonic đã đóng góp 140.000 cây xanh cho 10 tỉnh, thành trên cả nước.

Không chỉ có vậy, hành trình bảo vệ môi trường của Panasonic tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2013 đã trao tặng gần 140.000 cây xanh để phủ thêm sắc xanh cho 10 tỉnh, thành từ năm 2013, thu gom 50.000 pin độc hại và đổi miễn phí trên 20.000 pin sinh thái. Cùng với đó là hoạt động cùng cộng đồng làm sạch rác trên bờ biển, tổ chức những lớp học môi trường cho 19.583 em học sinh nhiều địa phương để truyền cảm hứng và giúp các thế hệ tương lai hình thành lối sống “xanh” bền vững trong cuộc sống hàng ngày.

Giáo dục vì tương lai thế hệ mai sau

Về các hoạt động giáo dục, đều đặn trong gần 20 năm qua, học bổng Panasonic nuôi dưỡng các thế hệ tài năng trẻ, mang đến cơ hội học tập cho gần 100 sinh viên từ nhiều vùng miền tổ quốc với tổng giá trị lên tới 52 tỷ đồng. Đặc biệt, năm 2019, hãng mở rộng thêm chương trình học bổng Panasonic Aircon Scholarship dành cho sinh viên khối kỹ thuật với đối tượng chính là sinh viên năm cuối chuyên ngành nhiệt lạnh.

{keywords}
Trung tâm Panasonic Risupia Việt Nam là Trung tâm duy nhất của Panasonic trên thế giới ngoài Nhật Bản, hoạt động phi lợi nhuận, đến nay đã tròn hơn 10 tuổi.

Bên cạnh đó, từ năm 2010 đến nay, thương hiệu hàng đầu xứ sở mặt trời mọc tâm huyết đầu tư và vận hành Trung tâm khoa học công nghệ cao Panasonic Risupia Việt Nam, trung tâm đầu tiên và duy nhất trên thế giới ngoài Nhật Bản của Panasonic, hoạt động phi lợi nhuận, sử dụng chính những công nghệ tiên tiến của hãng để lồng ghép vào các mô hình, trò chơi trí tuệ, nhằm giúp các em học sinh, sinh viên tiếp thu những kiến thức khoa học, toán, lý một cách sinh động và dễ hiểu nhất. Đến nay, Trung tâm đã đón nhận hơn 800.000 lượt tham quan.

Ngay cả trong hoạt động nội bộ, hãng coi con người là tài sản và vốn quý với phương châm “Hoàn thiện con người trước khi tạo ra sản phẩm”. Các kỹ sư làm việc tại đây luôn được tạo điều kiện đào tạo với các chuyên gia và tiếp cận công nghệ tiên tiến.

Hành trình bền vững theo năm tháng

Kiên trì với triết lý “đóng góp cho xã hội”, Panasonic đã được ghi nhận và vinh danh với nhiều giải thưởng uy tín cho những đóng góp mang đậm dấu ấn của mình. Đó là giải thưởng Môi trường Việt Nam, Giải thưởng Rồng Vàng, Bằng khen và kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất của Bộ Công Thương năm 2020, Giải thưởng Tech Awards 2020 do bạn đọc và chuyên gia công nghệ Vnexpress bình chọn.

{keywords}
Panasonic được trao tặng nhiều giải thưởng uy tín bởi những đóng góp xã hội.

Tổng Giám đốc Panasonic Việt Nam gần đây chia sẻ, trong 50 năm tới, hãng cam kết sẽ tiếp tục là một phần của Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước với những thế mạnh về sản xuất, nghiên cứu phát triển công nghệ mới và các hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Mở đầu cho hành trình mới này là sự chuyển mình từ Công ty điện tử gia dụng thông thường thành Công ty cung cấp các giải pháp sức khỏe toàn diện, hợp tác với Grab để nâng cao chất lượng không khí trên không gian di chuyển tại các nước khu vực Đông Nam Á. Với những bước đi bài bản và sự thấu hiểu nhu cầu xã hội,chắc chắn, hành trình mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt Nam của Panasonic trong 50 năm tới sẽ mang nhiều dấu ấn thật nhiều ý nghĩa.

Minh An

Loại lá dân dã của Việt Nam, sang Mỹ giá 2 triệu đồng/kg

Lá nguyệt quế là loại lá dân dã ở Việt Nam, được sử dụng như một loại gia vị. Loại lá cây này còn mang về nguồn thu ngoại tệ lớn. Ở Mỹ, lá nguyệt quế được bán với giá 1,5-2 triệu đồng/kg.

Thứ nông dân thường vứt đầy đồng không ngờ là 'mỏ vàng'

Rơm khô trước kia thường bị nông dân đốt bỏ ngoài đồng. Hiện nhiều người đã chú trọng đến giá trị của rơm rạ và thương mại hóa sản phẩm. Thứ phụ phẩm nông nghiệp này đang trở thành 'mỏ vàng' với nhiều giá trị, tăng nguồn thu nhập cho nông dân.

Mắc kham gây sốt ‘chợ mạng’, giá bán đắt gấp đôi

Mắc kham có vỏ bên ngoài ngọt, ăn giòn tan với vị chua chát ban đầu và ngọt hậu... giống như ngậm viên ô mai khiến hội chị em mê mẩn. Loại quả rừng này bất ngờ gây sốt trên “chợ mạng”, giá bán đắt gấp đôi.

Sống giữa kho ‘vàng xanh’, người dân vùng cao Thanh Hóa vẫn nghèo

Thanh Hóa là địa phương có diện tích trồng tre, luồng nhiều nhất cả nước. Kinh tế từ cây lâm sản này chỉ giải quyết được cái khó khăn trước mắt, người dân vẫn chưa thể làm giàu.

Người dân vùng cao Thanh Hóa thu hàng chục triệu đồng nhờ quýt hôi

Từ loại quả mọc dại trên rừng không ai hái, quýt hôi được người dân ở vùng cao Thanh Hóa trồng tại các vườn, nương rẫy mang lại thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi vụ.

Xuất khẩu thủy sản giảm, chờ thị trường châu Á cuối năm

Sau những kỷ lục lịch sử, hàng loạt thế mạnh tỷ USD của ngành thuỷ sản hụt thu lớn. Bởi, người tiêu dùng toàn cầu “thắt lưng buộc bụng” khiến xuất khẩu các nhóm hàng thuỷ sản của nước ta lao dốc.

Giá vàng quanh đỉnh lịch sử: Dân 'đua' chốt lời, cửa hàng cạn tiền mặt trả khách

Giá vàng đang trong chuỗi ngày tăng mạnh, thiết lập kỷ lục mới 74,6 triệu đồng/lượng. Người dân kéo nhau đi bán vàng chốt lời khi giá tăng cao khiến tiệm vàng nhiều lúc cạn tiền mặt trả khách.

Gần Tết, chủ trại buồn rầu bán lỗ vài chục triệu đến tiền tỷ mỗi lứa lợn

Cuối năm được coi là mùa cao điểm tiêu thụ nhưng giá lợn hơi vẫn “chạm đáy” và chưa có dấu hiệu phục hồi khiến người chăn nuôi thua lỗ nặng.

Loại côn trùng xấu xí là đặc sản lạ được săn lùng

Loại côn trùng này có vẻ ngoài xấu xí nhưng lại là nguyên liệu chế biến nên nhiều món ngon nức tiếng. Dế cơm ngày nay thành đặc sản được săn lùng, muốn mua cũng khó vì vừa ngon vừa lạ, dù giá không hề rẻ.

Trồng 'cây làm giàu', người dân Thanh Hoá lâm cảnh nợ nần

Cây gai xanh hứa hẹn là loại cây mang lại thu nhập cao, từng được người dân ví von là 'cây làm giàu' nhưng vừa trồng đại trà được 3 năm nay thì người dân ở Thanh Hóa lâm cảnh nợ nần, đứng ngồi không yên.