Đạo diễn Trần Cảnh Đôn qua đời vì đột quỵ, bác sĩ chỉ cách dự phòng đơn giản, cực kỳ hiệu quả

Được khoẻ mạnh đã là một hạnh phúc, đừng đánh mất sự cân bằng trong cuộc sống, đừng biến mình trở thành tỷ phú khu… nghĩa trang.

{keywords}
Ảnh minh hoạ 

Giới làm phim bàng hoàng khi nghe thông tin đạo diễn Trần Cảnh Đôn mất. Sáng 22/10, một người em kết nghĩa của đạo diễn Trần Cảnh Đôn xác nhận anh đã qua đời vì đột quỵ vào tối 21/10.

Được biết “cha đẻ” bộ phim Ngọc trong đá, Cô thủ môn tội nghiệp từng có tiền sử bệnh tim. Anh qua đời do đột quỵ vào tối 21/10 khi kế hoạch bấm máy phim Tôi thương mà em đâu có hay được chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Đoàn Thạch Biền còn dang dở...

BS Trần Quốc Khánh (Bệnh viện Việt Đức) cho biết, đột quỵ (tai biến mạch máu não) là một trong những biến cố dễ dàng lấy đi mạng sống của chúng ta nhất, hoặc nếu không thì cũng để lại những di chứng nặng nề suốt đời.

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, hiện cứ 10 người chết thì có gần 8 người do bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, phổi tắc nghẽn mãn tính... Và đột quỵ là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra tàn tật và phổ biến thứ ba gây tử vong tại Việt Nam. Mỗi năm có khoảng 200.000 trường hợp đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong.

Điều đáng nói, độ tuổi đột quỵ ngày càng trẻ hóa. Cụ thể, tỷ lệ người trẻ và người trung niên chiếm khoảng 30% tổng các ca đột quỵ. Theo thống kê tại các bệnh viện, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi trung bình tăng khoảng 2% mỗi năm, trong đó số nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.

Đáng lưu ý, bệnh hay gặp ở mùa lạnh. Thời điểm này miền Bắc đang bước vào những đợt rét đầu mùa, nhiệt độ xuống thấp đột ngột cũng là nguyên nhân khiến cho các bác sĩ lo ngại “đột quỵ vào mùa”.

Con đường tốt nhất để tránh, theo BS Trần Quốc Khánh, chính là thực hành những giải pháp dự phòng. Theo đó, vị bác sĩ nghìn like chỉ ra những lưu ý quan trọng để phòng ngừa căn bệnh này.

Thu xếp đi kiểm soát sức khoẻ định kỳ sớm nhất có thể. Đặc biệt quan tâm đến các thông số như đường máu, mỡ máu, huyết áp… để kịp thời điều chỉnh ngay. Mỗi gia đình cũng nên sắm một cân sức khoẻ và một máy đo huyết áp để theo dõi trọng lượng và huyết áp định kỳ cho các thành viên trong nhà.

Xây dựng và duy trì những thói quen tốt cho sức khoẻ hằng ngày như không hút thuốc lá, giảm rượu mạnh, ngủ trước 23h và dậy sớm, thể dục thể thao mỗi ngày. Lưu ý, nếu trời lạnh, mọi người không nên dậy quá sớm, nhớ khởi động nhẹ nhàng trên giường trước khi tung chăn ngồi dậy và mặc ấm khi ra khỏi nhà. Vận động thể chất mỗi ngày, cố gắng giảm cân nặng nếu quá cân… là những điều rất quan trọng giúp dự phòng biến cố này.

Tránh những thói quen không tốt trong ăn uống làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim như ăn mặn, sử dụng nhiều thực phẩm xào-rán-quay-nướng, thịt nguội, xúc xích hay những thực phẩm đóng hộp công nghiệp. Chúng ta nên tạo thói quen ăn sáng đủ đầy, ăn trưa vừa phải và ăn tối ít. Ưu tiên thực phẩm kho nhạt-luộc-hấp-nấu canh-salad, nguyên liệu nên ưu tiên các loại hạt, rau, củ, quả, cá tươi.

Tránh ngồi lâu một tư thế vì rất dễ hình thành những cục huyết khối bắn đi gây tắc mạch não, mạch vành, mạch phổi. Khi ngồi máy bay, ô tô dường dài, ngồi làm việc lâu cứ 60 phút rời khỏi vị trí, vận động ép giãn cơ thể, vươn thở, co duỗi tay chân dăm phút.

Tránh tự ý dừng thuốc, thay đổi thuốc, điều chỉnh liều lượng và thời điểm dùng thuốc, đặc biệt thuốc huyết áp, thuốc điều chỉnh nhịp tim, mỡ máu, tiểu đường…

Tránh những động tác gắng sức đột ngột như bê vật nặng, bê chậu cây cảnh, bê vali trên đường chuyền sân bay, nâng tạ, tập luyện gắng sức trong thời gian ngắn…. Tốt nhất mọi động tác vận động đều cần nhẹ nhàng tăng dần và khởi động trước.

Tránh để cơ thể tiếp xúc với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, đặc biệt là người già. Sau khi tỉnh giấc chưa vội tung chăn rời khỏi giường hoặc sau tiệc rượu chưa vội “lao” ra đường ngay. Luôn xoa lòng bàn tay bàn chân vào nhau hoặc khởi động cơ thể trong chăn một lúc trước khi ra ngoài hoặc cần mặc ấm trước khi rời tiệc.

Những người có nguy cơ cao bị đột quỵ (hút thuốc lá, uống nhiều rượu, bệnh lý tim mạch, rung nhĩ, loạn nhịp tim, tăng cân béo phì, tăng mỡ máu, tăng huyết áp, ít vận động thể thao, tiểu đường, người có tiền sử người thân bị tai biến-nhồi máu, người đang chữa ung thư, người bị bệnh thận mạn tính hoặc bị bệnh hệ thống-miễn dịch, phụ nữ có tiền sử bị tiểu đường thai nghén hoặc tiền sản giật, người nằm lâu sau phẫu thuật thay khớp, phẫu thuật ổ bụng...) cần tạo thói quen đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ hằng năm.

Đặc biệt nhóm những người mang các bệnh lý trên cần khám chuyên khoa tim mạch cũng như xây dựng kế hoạch loại bỏ dần những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được (giảm rượu, bỏ thuốc lá, tăng thể thao…).

Nếu có điều kiện và cẩn thận, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động chụp cắt lớp vi tính khảo sát mạch vành tim, chụp cộng hưởng từ sọ não mạch máu não, siêu âm động mạch cảnh hai bên... để phát hiện sớm những bất thường trong hệ thống mạch máu nếu có.

Chủ động thay đổi cách nhìn cuộc sống theo hướng tích cực, lạc quan và hãy luôn trân quý từng ngày được sống. Căng thẳng kéo dài sẽ kích thích các phản ứng cường thần kinh giao cảm tăng nguy cơ xuất hiện các biến cố tim mạch.

“Được khoẻ mạnh có mặt trên cuộc đời này để gặp gỡ mọi người đã là một hạnh phúc rồi. Xin đừng quá mải mê theo đuổi những danh vọng mà đánh mất sự cân bằng trong cuộc sống. Đừng biến mình trở thành tỷ phú khu… nghĩa trang”, BS Trần Quốc Khánh nhắn nhủ.

Cuối cùng, vị bác sĩ triệu view này cũng khuyến cáo người dân cần hết sức để ý những dấu hiêu báo trước dù mơ hồ nhưng lại có ý nghĩa rất lớn để xử lý kịp thời tai biến như đột ngột đau nhức đầu hoặc đang ăn cơm tự nhiên rơi đũa hoặc lắp bắp nói khó (dấu hiệu của đột quỵ) hoặc tự nhiên đổ gục...

Những lúc như vậy, chúng ta có thể kiểm tra nhanh thêm những dấu hiệu như lưỡi lệch một bên, khó khăn khi huýt sáo, méo miệng, không nói tròn vành chữa A.

“Gọi cấp cứu 115 ngay để đưa bệnh nhân đến viện nhanh nhất có thể. Trong quá trình theo dõi ở nhà và trên đường đến viện người thân cần cởi bớt áo quần tư trang, đặt bệnh nhân nằm ngửa và đầu nghiêng một bên để tránh trào ngược-tụt lưỡi, đo huyết áp và bắt đếm mạch nếu có máy đo huyết áp, tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn uống bất cứ thứ gì kể cả An Cung Hoàng khi chưa có chẩn đoán xác định bệnh và chỉ định từ các bác sĩ”, BS Trần Quốc Khánh nhấn mạnh.

Huyền Anh 

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Đang cập nhật dữ liệu !