"Đánh làm sao để trò đau một, thầy đau mười"
Chị Hương kể chị đã có hai năm làm việc ở Malaixia, chị ước ao con mình có được môi trường giáo dục như thế. Trẻ ở đó hoàn toàn tự lập, "Mình đến trường nghe trẻ con của họ nói chuyện cũng mát tai".
Chị Hương bức xúc, tôi không thấy ở đâu mà thầy giáo cô giáo có quyền xâm phạm thân thể học sinh nhiều như ở VN. Từ ngày đi học, các con nhẹ thì lấy thước kẻ cốc vào tay, nặng thì tát ngay vào mặt học sinh và tệ nhất là làm ngay trong lớp. Hành động này đã hoàn toàn chà đạp lên lòng tự trọng của học sinh trong khi giáo viên thì hả hê vì mình đã chứng tỏ được quyền uy của mình".
Hình ảnh người thầy cho thấy họ đang muốn đánh trò để xả cơn giận |
Còn chị Ngô Thị Yến trú tại Thịnh Liệt, Hà Nội cũng sốc không kém: "Các con đã lớn rồi, không thể dạy các con bằng roi bằng vọt như trước nữa. Thời nay yêu mà cho roi, cho vọt là phản tác dụng ngay. Cần nhẹ nhàng bảo ban dần.
Tôi cũng là giáo viên tôi biết có nhiều em học sinh ngang bướng vô cùng, không đánh thì mình cũng bực lắm nhưng không bao giờ nỡ xuống tay với các em vì cứ lấy vai trò của bà mẹ ra, coi các em ấy là con của mình, nếu bị đánh có xót xa không?.
Một thành viên của webtretho cho ý kiến: "Chẳng có lý do gì biện minh cho việc đánh học sinh cả. Thầy giáo biện minh còn trẻ, trẻ - chưa đủ năng lực (cả về trí tuệ lẫn làm chủ bản thân) thì anh không nên đứng lớp.
Anh không thể làm chủ mình thì sao có thể hướng dẫn cho học sinh những điều tốt đẹp? Đừng tưởng giáo viên chỉ đến lớp giảng kiến thức. Ngay từ khi bước vào lớp, anh đã là hình mẫu cho học sinh, mấy chục cặp mắt soi anh từ đầu đến chân. Hôm nay anh vui hay buồn, giảng bài đã tận tâm hay chưa, học sinh biết hết...
Đừng lấy lý do học sinh thời nay thay đổi quá nhiều rồi lấy bạo lực để áp chế. Học sinh muôn đời vẫn vậy, học sinh càng giỏi lại càng ít cần thầy cô; những học sinh càng cá biệt, lại càng muốn được quan tâm. Nhưng học sinh nào, ban đầu cũng đều kính trọng thầy cô cả. Giáo viên đến lớp, không chỉ dạy mà còn phải "dỗ" nữa"
Chốt lại cho lời bình luận của mình, thành viên này than thở: "ở VN mỗi ngày đến trường là một niềm vui là điều xa xỉ vô cùng".
Cần phải xử lý nghiêm khắc cả thầy lẫn trò
Thầy Lê Xuân Trung – Hiệu trưởng Trường THPT Lê Lợi (Hà Đông) cho biết như vậy sau khi xem đoạn clip trò phản kháng lại trò đang lan truyền nhanh trên mạng xã hội.
Theo thầy Trung, hành động bức xúc, nóng nảy, không kiềm chế đánh học trò trên lớp của người thầy là việc làm phản cảm, đáng lên án và cần phải xử lý nghiêm khắc hành vi này đối với bất kỳ thầy cô giáo nào trong quá trình tổ chức dạy học.
Học sinh đánh lại thầy giáo là hành vi đáng lên án |
Tuy nhiên, ngược trở lại việc phản ứng của học trò bằng cách đánh lại thầy điều đó chứng tỏ đạo đức của một bộ phận học sinh ngày nay đáng báo động. Xét về mặt đạo đức, cả về mặt văn hóa đây là điều đáng lên án và cần phải được xử lý nghiêm hành vi đó.
Theo quy định của ngành giáo dục, đây là hành vi mà thầy cô giáo không được làm. Và ngược lại, việc xử lý hành vi đánh lại thầy của học sinh, theo quy định trường THPT của Bộ GD&ĐT ban hành, cũng rất nghiêm khắc.
Trường THPT Nguyễn Huệ, nơi xảy ra vụ việc thầy trò đánh nhau |
Cụ thể trong trường hợp này, trong khung quy định về xử lý giáo viên chưa có quy định rõ ràng. Tùy theo nguyên nhân dẫn tới hành vi bức xúc là gì sẽ do đơn vị sở tại tìm hiểu, để có biện pháp xử lý.
Tương tự đối với học trò, chỉ xúc phạm thầy cô bằng ngôn ngữ, bằng cử chỉ cũng bị xử lý nghiêm khắc, chưa nói đây là hành vi xâm phạm thân thể người thầy mang tính côn đồ, dù đây là hành vi phản kháng trở lại. Tùy vào mức độ ảnh hưởng thân thể của người thầy khi học trò bị đánh lại để chúng ta xử lý mang tính răn đe.
"Đây là một vụ việc tiếp tục buồn của ngành giáo dục, trong khi chúng ta đang thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục năm đầu tiên" - Thầy Trung không nén nổi tiếng thở dài khi nói về sự việc này.