Dân Hà Nội 'ngộ độc' gia vị Trung Quốc

Tại chợ Long Biên, các bao tải tỏi, gừng, hành củ khô... (loại từ 20-30kg) có chữ Trung Quốc bao quanh chất đầy trong sạp đang chờ được đem đi tiêu thụ.
Sau thông tin gừng, khoai tây Trung Quốc bị phát hiện có hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép khiến không ít người tiêu dùng hoang mang thì các chợ đầu mối, chợ lẻ vẫn là xứ sở để tiêu thụ các mặt hàng gia vị Trung Quốc như hành củ, hàng tây, tỏi, cà rốt...

Được chuộng vì giá rẻ, mẫu mã đẹp

Ghi nhận của PV tại các chợ đầu mối như Long Biên, Đền Lừ (Hà Nội), mỗi ngày có đến hàng trăm chuyến xe tải chở các loại hoa quả, nông sản khô về đây tiêu thụ.
Dân Hà Nội 'ngộ độc' gia vị Trung Quốc - ảnh 1
Hành củ, tỏi Trung Quốc bán đầy chợ ở Hà Nội (ảnh SGTT)

Theo tiết lộ của các chủ hàng chuyên đánh buôn các loại gia vị, nông sản Trung Quốc từ cửa khẩu về Hà Nội, giá các mặt hàng này rẻ như bèo, thấp hơn rất nhiều so với những loại gia vị trong nước. Đơn cử như hành củ khô, hành tây, cà rốt, gừng giá nhập khẩu chỉ khoảng 2.500 đồng/kg, tỏi 3.400 đồng/kg.

Mặc dù các loại gia vị Trung Quốc có nhiều tai tiếng về chất lượng, hàng trong nước cũng khá dồi dào nhưng vì ưu thế giá rẻ, mẫu mã đẹp, được nhà hàng, quán ăn ưa chuộng nên lượng tiêu thụ gia vị Trung Quốc khá mạnh.

Chị Thanh, một thương lái chuyên buôn hành, tỏi khô Trung Quốc nhiều năm nay, nhận xét: “Tuy độ thơm không bằng hàng Việt nhưng hành, tỏi Trung Quốc tép to, mã đẹp lại dễ bóc nên được đa phần nhà hàng, quán ăn chọn mua”.

Hiện tại các chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội, giá bán sỉ tỏi, hành khô Trung Quốc là 16.000 đồng/kg. Trong khi đó, mặt hàng này của Việt Nam mẫu mã xấu nhưng lại có giá bán đắt gấp 3 lần hàng Trung Quốc.

Chị Lan - người chuyên đổ buôn hành tỏi cho tiểu thương các chợ lẻ - cho hay, trước kia chị có nhập cả các loại hành củ khô, tỏi, hành tây trong nước nhưng do tiêu thụ chậm, tiểu thương chợ lẻ chê đắt, khó bán nên giờ chị chỉ nhập với số lượng hạn chế theo đơn đặt hàng, còn lại chủ yếu bán hàng Trung Quốc.

Hỏi mua các loại hành, tỏi Việt Nam với mục đích dùng để làm gia vị trong nhà hàng, chị Lan nói: “Mua mấy loại hàng nội đó đắt lắm, làm hàng ăn làm sao có lời, nhà hàng toàn đặt mua hàng Trung Quốc. Mà ở chợ này hàng nội hiếm lắm”.

“Do giá rẻ, được nhiều mối hàng chuộng nên mỗi ngày tôi bán hết cả tấn hàng gia vị”, chị Lan chia sẻ thêm.

Trong khi đó, tại các chợ bán lẻ, các loại hành, tỏi, gừng, hành tây, cà rốt... nhập từ Trung Quốc vẫn “phủ sóng” khắp chợ, lấn át hàng nội vì giá rẻ, người bán sẽ được lời nhiều hơn so với bán hàng nội.

Theo cơ quan kiểm dịch thực vật đóng tại Lạng Sơn, năm 2012 tại cửa khẩu Lạng Sơn, Việt Nam nhập tới 680.000 tấn rau củ quả các loại từ Trung Quốc. Trong đó, riêng hành củ khô nhập 18.500 tấn, tỏi trên 116.000 tấn, hành tây 64.000 tấn.

Liên tục phát hiện hàng độc hại

Mặc dù liên tiếp có thông tin nông sản Trung Quốc bị phát hiện có chất độc hại trong thời gian gần đây nhưng các loại mặt hàng này vẫn ùn ùn về chợ. Các nhà hàng quán ăn vẫn sử dụng với số lượng lớn mỗi ngày. Điều đó khiến người tiêu dùng hoang mang bởi ngoài những loại nông sản đã được phát hiện độc hại thì những loại nông sản Trung Quốc khác liệu có giống như vậy hay không?
Dân Hà Nội 'ngộ độc' gia vị Trung Quốc - ảnh 2

Khoảng giữa năm nay, cơ quan chức năng của Bộ NN-PTNT cho biết đã phát hiện mẫu chanh vàng nhập từ Trung Quốc qua cửa khẩu ở TP.HCM có nhiễm chất Carbendazim vượt ngưỡng cho phép.

Ngay sau đó không lâu, thông tin gừng Trung Quốc được bảo quản bằng chất độc hại khiến người tiêu dùng hoang mang bởi gừng Trung Quốc đang được bày bán khắp các chợ. Bộ NN-PTNT qua kiểm tra đã phát hiện có một mẫu gừng tại chợ Bình Điền trên địa bàn TP.HCM có dư lượng aldicarb 0,06ppm vượt ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn của EU và Nhật Bản.

Mới đây nhất, cơ quan chức năng đã tiêu hủy gần 26 tấn khoai tây Trung Quốc đội lốt khoai Đà Lạt vì phát hiện chất độc hại Chorpyrifos (một hóa chất dùng để diệt mối) vượt quá mức dư lượng tối đa cho phép đến 16 lần.

Điều đáng nói là đây không phải là lần duy nhất mà khoai tây bị phát hiện có chất độc hại bởi vào giữa năm 2012, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cũng đã phát hiện khoai tây Trung Quốc nhập qua cảng Sài Gòn có chứa hoạt chất Cholorpyrifos vượt mức giới hạn tối đa cho phép từ 3-5 lần.

Tại cuộc họp giao ban quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp vừa qua của Bộ NN-PTNN, Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu cũng đã chỉ đạo cần kiểm soát từ gốc các sản phẩm nông sản, tăng cường phối hợp với thanh tra chuyên ngành các sản phẩm liên quan đến nông sản trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu từ Trung Quốc.

Việc nông sản Trung Quốc bị phát hiện có chất độc hại liên tiếp thời gian gần đây làm đa phần người tiêu dùng hoang mang. Nhiều người cho rằng, họ có thể hạn chế, tránh mua hoặc tẩy chay các sản phẩm là hàng nông sản Trung Quốc ở chợ nhưng các nhà hàng, quán ăn vẫn sử dụng và tiêu thụ mạnh các loại nông sản này, nhất là các loại gia vị hành, tỏi, gừng... Do đó, người tiêu dùng nghiễm nhiên vẫn sử dụng nông sản Trung Quốc hàng ngày mà không biết chúng có an toàn hay không.

Nguồn VNN

Kỹ sư công nghệ về quê nuôi ốc, thu nhẹ lãi nửa tỷ mỗi năm

Sau hơn 4 năm về quê khởi nghiệp, đến nay chàng kỹ sư trẻ đang sở hữu trại ốc sinh sản với 22 ao bạt cùng khoảng 6.000m2 hồ nuôi ốc thương phẩm. Mỗi năm, anh nhẹ nhàng bỏ túi tiền lãi gần nửa tỷ đồng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

Ngân hàng chưa mạnh tay phong tỏa, khóa tài khoản lừa tiền, vì sao?

Một ngân hàng lớn đã lên danh sách các tài khoản đáng ngờ suốt 3 năm nay. Từ 1/7, các ngân hàng có quyền mạnh tay quyết định phong tỏa hoặc đóng tài khoản có dấu hiệu lừa đảo.

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Khách chuyển khoản đi, tiền bị phanh lại, ngân hàng gửi tin nhắn sững sờ

Câu chuyện một khách hàng chia sẻ, khi một người nhắn tin đề nghị chuyển khoản thanh toán cho món hàng vừa ship, chị thực hiện chuyển tiền, bất ngờ giao dịch bị phanh lại cùng dòng chữ cảnh báo khiến khách vô cùng kinh ngạc.

Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo

Xác thực sinh trắc học sẽ làm “sạch” tài khoản ngân hàng, ngăn chặn được mua bán hay cho thuê tài khoản. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp an toàn tuyệt đối để phòng chống lừa đảo trực tuyến.

TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup hoàn toàn mới

Tập đoàn TH ra mắt bộ sản phẩm sữa chua ăn Top Cup cao cấp, hoàn toàn từ thiên nhiên, được coi là một “thế hệ sữa chua mới”, với cách thưởng thức độc đáo khi kết hợp sáng tạo sữa chua sánh mịn cùng phần Top Cup (topping) để riêng mới lạ.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

Xác thực sinh trắc học khi chuyển tiền sẽ giải quyết triệt để vấn nạn lừa đảo

Khi đã đăng ký xác thực khuôn mặt, nếu người dùng lỡ bị kẻ lừa đảo lấy được mã đăng nhập và mã giao dịch thì lệnh chuyển tiền đó vẫn không thể thực hiện được, do khuôn mặt xác thực không phải của chủ tài khoản.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.