Đại học Huế: Liên kết với DN đào tạo nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao

Trong quá trình đào tạo, Khoa Du lịch – Đại học Huế tăng cường phối hợp liên kết với doanh nghiệp nên sau khi ra trường nhiều sinh viên đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng và có việc làm ổn định tại các doanh nghiệp.

Những năm trước đây, xuất phát từ nhu cầu bức thiết về nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao để phục vụ phát triển du lịch Thừa Thiên Huế, khu vực Miền trung – Tây nguyên (MT-TN) và cả nước cũng như yêu cầu tổ chức lại các chuyên ngành đào tạo có liên quan đến du lịch tại Đại học Huế. Ngày 14/1/2008, Giám đốc Đại học Huế đã ký quyết định số 020/QĐ-ĐHH-TCNS thành lập Khoa Du lịch trực thuộc Đại học Huế từ tiền thân là Bộ môn Du lịch của Khoa Quản trị kinh doanh - Trường Ðại học Kinh tế - Đại học Huế.

Khoa Du lịch - Đại học Huế

Trải qua 10 năm thành lập và phát triển, Khoa Du lịch – Đại học Huế hiện nay đã có 11 chuyên ngành đào tạo trình độ đại học về du lịch và 1 ngành đào tạo trình độ Thạc sỹ. Đặc biệt từ năm học 2018, Khoa Du lịch xây dựng đề án tuyển sinh áp dụng cơ chế đặc thù theo theo Công văn số 4929 của Bộ GD&ĐT ngày 20/10/2017 đối với 2 ngành đào tạo trình độ đại học là Quản trị khách sạn và Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành. Điểm nổi bật của các chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù là việc tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa Khoa với doanh nghiệp và các chuyên gia trong quá trình đào tạo nhằm tăng thời gian đào tạo thực hành, thực tập trực tiếp tại doanh nghiệp (trong đó, thời gian thực hành, thực tập tại các doanh nghiệp không ít hơn 50% tổng thời gian thực hiện chương trình đào tạo).

Khoa Du lịch – Đại học Huế đào tạo 120 sinh viên ở những năm mới thành lập, đến nay cùng với việc phát triển của các chuyên ngành đào tạo, quy mô sinh viên, trong năm học 2017 – 2018 có hơn 2.000 sinh viên đang theo học. Đội ngũ cán bộ của Khoa Du lịch hiện nay có 108 người (trong đó, có 78 cán bộ giảng dạy gồm 3 PGS, 6 TS, 41 Thạc sĩ) không ngừng tăng về số lượng, hoàn thiện dần về cơ cấu và phát triển mạnh về chất lượng. Từ 3 bộ môn ban đầu, hiện Khoa Du lịch có 5 bộ môn gồm Du lịch học, Lữ hành, Khách sạn và Nhà hàng, Công nghệ thông tin và Truyền thông du lịch dịch vụ (ICT), Quản lý sự kiện và Marketing dịch vụ (EM&M), Trung tâm Thực hành và Liên kết doanh nghiệp và 4 đơn vị trực thuộc khác.

Để tạo ra hiệu quả, khoa Du lịch – Đại học Huế đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp bằng nhiều hướng khác nhau trong việc đào tạo và đến nay đã có hơn 30 đơn vị đối tác là các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế. Mỗi năm, khoa có gần 1.000 lượt sinh viên tham gia thực tập, thực tế tại các doanh nghiệp, ngoài ra Khoa Du lịch còn liên kết được với một số doanh nghiệp nước ngoài như Thái Lan, Singapore… Nhờ đó, trên 80% sinh viên ra trường có việc làm và đều đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp.

Ngày 13/1, trong buổi lễ kỷ niệm 10 năm thành lập và phát triển Khoa Du lịch – Đại học Huế, PGS. TS. Trần Hữu Tuấn - Khoa trưởng Khoa Du lịch khẳng định, Khoa Du lịch tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội. Tăng cường chất lượng theo hướng nâng cấp các chương trình đang có, mở mới các chương trình chất lượng cao & chương trình liên kết nước ngoài làm hạt nhân lan tỏa đến các chương trình truyền thống. Đổi mới phương pháp giảng dạy và đánh giá theo hướng hiện đại. Nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp. Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp, chủ động nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp, trên cơ sở đó thiết kế chương trình và kế hoạch đào tạo phù hợp nhu cầu doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu của của thị trường lao động trong lĩnh vực du lịch.

Khoa Du lịch – Đại học Huế ra đời đã mở ra cơ hội tốt hơn cho người học có điều kiện học tập ở trình độ cao thuộc các chuyên ngành du lịch và góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và của ngành, nâng cao danh tiếng, uy tín và hình ảnh của du lịch Miền trung Tây nguyên nói riêng và Du lịch Việt Nam nói chung. Với tầm nhìn: “Xây dựng Khoa Du lịch – Đại học Huế thành địa chỉ đào tạo, nghiên cứu và cung ứng dịch vụ khoa học công nghệ có chất lượng và uy tín trong lĩnh vực du lịch, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao và từng bước tiếp cận chuẩn mực quốc tế” – PGS. TS. Trần Hữu Tuấn nhấn mạnh.

Khoa Du lịch - Đại học Huế vinh dự đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (ảnh: ĐHH).

Đến dự và phát biểu tại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Khoa Du lịch – Đại học Huế, ông Nguyễn Dung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đánh giá cao những thành tích mà các thế hệ cán bộ, viên chức và người lao động của Khoa Du lịch – Đại học Huế đã đạt được trong thời gian qua và ghi nhận những đóng góp tích cực của Khoa Du lịch đối với sự phát triển ngành du lịch nói riêng cũng như đối với kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên – Huế nói chung.

Hà Oai

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !