Đại gia rác ngập trong nợ nần, bị ngân hàng rao bán tài sản

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa thông báo việc bán đấu giá khoản nợ của Công ty cổ phần Đầu tư Thành Quang (Công ty Thành Quang) với giá khởi điểm hơn 675 tỷ đồng.

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên BIDV rao bán đấu giá khoản nợ này. Công ty cổ phần Đầu tư Thành Quang (Công ty Thành Quang) chính là chủ đầu tư một số dự án nhà máy xử lý rác thải trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong đó có dự án để lại nhiều tai tiếng là Khu xử lý rác thải huyện Đông Anh, một dự án bị chậm tiến độ và đến nay vẫn chưa thể đưa vào sử dụng dù được khởi công từ năm 2011 và dự kiến đưa vào hoạt động năm 2017.

Công ty Thành Quang do ông Nguyễn Thanh Quang là người đại diện theo pháp luật. Ông Quang còn là người đại diện tại một số doanh nghiệp trong hệ sinh thái Thành Quang Group như: Công ty cổ phần Môi trường đô thị Thành Quang; Chi nhánh 2 Công ty cổ phần Đầu tư Thành Quang – Nhà máy rác Đan Phượng.

Nói về dự án Khu xử lý rác thải huyện Đông Anh, dự án có tổng mức đầu tư 768 tỷ đồng, trong đó vốn góp tự có của Công ty Thành Quang là 158,985 tỷ đồng (chiếm 20,69%), vốn vay thương mại là 690,453 tỷ đồng (chiếm 79,31%). Thời hạn thuê đất là 49 năm, kể từ ngày 11/11/2011. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện DA, Nhà đầu tư đã để xảy ra một số hạn chế, thiếu sót, vi phạm dẫn đến chậm tiến độ.

Tháng 2/2020, Sở KH&ĐT thành phố Hà Nội công bố kết quả thanh tra chỉ ra hàng loạt sai phạm trong quá trình thực hiện dự án như: Nhà đầu tư còn hạn chế, lúng túng về lựa chọn công nghệ, cân đối nguồn vốn, hoàn thiện các thủ tục đầu tư, xây dựng, đất đai và môi trường. Nhà đầu tư còn để xảy ra một số thiếu sót, vi phạm quy định của Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành trong thực hiện,…

Trong một lần trả lời báo chí về việc chậm tiến độ dự án, đại diện công ty cho biết sự thiếu kinh nghiệm của công ty trong lĩnh vực xử lý rác thải nguy hại khiến công ty không tính toán cẩn trọng bài toán kinh tế, cân đối tỉ lệ giữa xử lý rác sinh hoạt và rác công nghiệp, đồng thời có chiến lược về quy mô công suất ngay từ đầu, sau đó phải điều chỉnh qua lại nhiều lần.

{keywords}
Nhà máy xử lý rác Đông Anh do Công ty Thành Quang làm chủ đầu tư.

Trong khi đó, dự án Nhà máy xử lý rác thứ hai do công ty làm chủ đầu tư là Nhà máy xử lý rác Phương Đình (huyện Đan Phượng) đi vào hoạt động từ năm 2015. Đây là dự án cũng từng có nhiều điều tiếng khi bị người dân địa phương phản đối về tình trạng gây ô nhiễm. Đồng thời việc nhà máy nhiều lần phải tạm dừng để sửa chữa cũng khiến người dân đặt ra nghi vấn về tính hiệu quả của nguồn vốn vay ưu đãi khi xây dựng nhà máy từ quỹ Bảo vệ môi trường Hà Nội.

Hồi đầu năm 2021, BIDV từng rao bán khoản nợ của Công ty Thành Quang với giá trị khoản nợ (số liệu tạm tính đến thời điểm 21/3/2021) là 670,6 tỷ đồng đồng, trong đó dư nợ gốc là 469,4 tỷ đồng và dư nợ lãi là 201,2 tỷ đồng.

Tài sản đảm bảo cho khoản nợ gồm máy móc thiết bị của dự án nhà máy xử lý rác thải huyện Đông Anh là tài sản hình thành từ vốn vay. Giá bán khởi điểm dự kiến là 670,6 tỷ đồng.

Do không tìm được đối tác mua lại khoản nợ trên, mới đây BIDV tiếp tục thông báo đấu giá khoản nợ này của Công ty Thành Quang với giá khởi điểm 675,859 tỷ đồng. Giá khởi điểm không bao gồm các chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu/sử dụng tài sản, phí đăng ký và các chi phí khác (nếu có) khi thực hiện mua khoản nợ, các chi phí này do người trúng đấu giá chịu.

Theo thông báo của BIDV, thời gian tiếp nhận hồ sơ đấu giá từ ngày 21/9 đến hết ngày 8/10/2021. Thời gian diễn ra đấu giá là ngày 11/10/2021.

Người mua được tài sản bán đấu giá được sở hữu toàn bộ quyền đòi nợ và các quyền, nghĩa vụ khác liên quan đến khoản nợ phát sinh theo Hợp đồng tín dụng và các văn bản sửa đổi, bổ sung giữa BIDV với Công ty CP Đầu tư Thành Quang.

Ngân Giang

Ngân hàng chật vật rao bán 'cục nợ' hơn 400 tỷ xuống chỉ còn 100 tỷ

Ngân hàng chật vật rao bán 'cục nợ' hơn 400 tỷ xuống chỉ còn 100 tỷ

Ngân hàng Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội vừa rao bán đấu giá tài sản là khoản nợ của Công ty TNHH MTV Vận tải Biển Đông tại Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội và Agribank Chi nhánh Cầu Giấy.  

GELEX thận trọng đặt kế hoạch lợi nhuận 2023

Điều này nằm trong bức tranh kinh doanh chung của toàn thị trường năm 2023, khi phần lớn các doanh nghiệp đều đặt chỉ tiêu tăng trưởng khá thận trọng.

TP.HCM lo doanh nghiệp trục lợi khi đầu tư dự án nhà ở xã hội

Theo dự thảo nghị quyết thí điểm phát triển nhà ở xã hội, chủ đầu tư sẽ được dành một phần diện tích tại dự án để bán thương mại, hạch toán riêng và hưởng toàn bộ lợi nhuận. Tuy vậy, UBND TP.HCM lo ngại doanh nghiệp sẽ trục lợi.

‘Teo tóp’ nguồn cung, người thu nhập thấp khó mua nhà ở xã hội

Là loại hình nhà ở đáp ứng nhu cầu thực của phần lớn người dân tại các đô thị, nhưng những năm qua, nhà ở xã hội vẫn luôn rơi vào tình trạng cung không đủ cầu.

Xây dựng, đất đai, hải quan, thuế bị doanh nghiệp 'chê' nhiều nhất

Lĩnh vực đất đai và xây dựng bị 14% doanh nghiệp đánh giá kém, 43% doanh nghiệp đánh giá trung bình; thuế và hải quan có 10% doanh nghiệp đánh giá kém, 30% đánh giá trung bình.

"Bơm" mạnh 34% lượng xe mới cho thị trường ô tô trong nước

Trong tháng 3, cả lượng xe ô tô mới được sản xuất, lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu đều tăng mạnh, đưa nguồn cung ô tô mới trở nên dồi dào hơn trong thời gian tới.

Nguyên Cục trưởng Phòng Vệ Thương mại làm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Ông Lê Triệu Dũng, nguyên Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại của Bộ Công Thương được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Dự án chậm tiến độ, khách đòi đất, doanh nghiệp nói 'không còn liên quan'

Mặc dù đã ký kết hợp đồng để quý II/2020 nhận quyền sử dụng đất tại dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Hải An, nhưng đến nay khách hàng vẫn mòn mỏi chờ đợi, trong khi lãnh đạo mới của doanh nghiệp lại nói không còn liên quan.

Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam sẵn sàng trở lại trong bối cảnh mới

Sau khi trải qua những tháng đầu năm đầy ảm đạm với sự sụt giảm đơn hàng từ nước ngoài, ngành dệt may Việt Nam đang rục rịch trở lại đường đua quốc tế trong một bối cảnh mới ổn định hơn.

4 ngân hàng yếu kém sẽ phải bắt buộc chuyển giao về 4 ngân hàng TMCP

4 ngân hàng thương mại cổ phần sẽ nhận chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng yếu kém. Trong đó, có 2 ngân hàng nhận chuyển giao có đề xuất được nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại lên 49%.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đẩy mạnh bán cà phê tại khu nhà giàu Gangnam của Hàn Quốc

Tập đoàn Trung Nguyên Legend của ông Đặng Lê Nguyên Vũ hôm 28/3 đã chính thức mở văn phòng đại diện tại Gangnam, Seoul, Hàn Quốc để đẩy mạnh bán cà phê G7.