Đà Nẵng phát hiện "mỏ vàng" di tích Việt - Chăm

Chiều 2/8, ông Võ Văn Thắng, Giám đốc Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng cho hay, nền móng của một ngôi đền tháp Chăm có niên đại sau thế kỷ thứ X vừa được phát hiện sau hơn nửa tháng khai quật khảo cổ học tại khu vực tổ 3, làng Phong Lệ (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng).

Đà Nẵng phát hiện "mỏ vàng" di tích Việt - Chăm

>> Bảo tàng Đà Nẵng chính thức được xếp hạng

Đà Nẵng phát hiện `mỏ vàng` di tích Việt - Chăm (bài 1)

Đợt khai quật khảo cổ học đang được tiến hành tại di chỉ làng Phong Lệ (Đà Nẵng) - Ảnh: HC

Phát lộ nền móng đền tháp Chăm ngàn năm tuổi

Theo đó, đợt khai quật này đang được Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng phối hợp với Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thực hiện. Trên tổng diện tích khoảng 500m2, các nhà khảo cổ đã phát hiện một quần thể phế tích, trong đó đáng chú ý nhất là nền móng của ngôi đền tháp Champa được xây dựng cách đây khoảng 1.000 năm.

"Qua xác định ban đầu, ngôi đền tháp Champa này có diện tích khoảng 16x16m với 4 góc tháp, 3 cửa phụ, 1 cửa chính. Các nhà khảo cổ đã xác định vị trí tháp chính, kích thước, vị trí trung tâm nơi đặt bệ thờ… Sắp đến chúng tôi sẽ tiếp tục xác định các bậc lên xuống ở các cửa tháp, độ dày của tường tháp, xác định độ rộng của tường tháp, kết cấu nền móng dưới tháp…" - Ông Nguyễn Xuân Mạnh, cán bộ giảng dạy bộ môn khảo cổ học (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) đang trực tiếp làm việc tại hiện trường cho biết.

Giám đốc Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng Võ Văn Thắng cho biết, trong lần khai quật này tại di chỉ làng Phong Lệ không phát hiện các hiện vật quý giá như lần khai quật trước mà chỉ phát hiện dấu tích nền móng của khu đền tháp, tuy nhiên khu đền tháp này rất to lớn. Hiện các nhà khảo cổ đang tiếp tục khai quật để làm rõ ngôi tháp Chăm này. Qua đó, có kế hoạch bảo vệ nhằm phục vụ công tác bảo tồn, giáo dục và du lịch.

Trước đó, vào tháng 6/2011, Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng cũng đã chính thức công bố kết quả sau hai tháng phối hợp cùng trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) tiến hành khai quật khẩn cấp đợt 1 di tích khảo cổ làng Phong Lệ. Qua đó đã hé lộ cả "mỏ vàng" di tích Việt - Chăm hết sức độc đáo và quý giá.

Đà Nẵng phát hiện `mỏ vàng` di tích Việt - Chăm (bài 1)

Đợt khai quật khảo cổ học tại di chỉ làng Phong Lệ vào tháng 5/2011 - Ảnh: HC

Ẩn chứa những toà tháp Chăm đồ sộ…

Tháng 3/2011, trong khi đào móng xây nhà, gia đình anh Quang (Công an quận Cẩm Lệ) vô tình phát hiện ba hiện vật bằng đá và một mảng mỏng tường bằng gạch. Bảo tàng Điêu khắc Chăm đã trực tiếp đến xem xét, xác định đây là di tích khảo cổ Chămpa và đã làm thủ tục tiến hành khai quật khẩn cấp di tích này theo quy định của Luật Di sản trong hai tháng 4 - 5/2011.

Chủ trì đợt khai quật là nhà nghiên cứu Nguyễn Chiều (Khoa Khảo cổ học, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn). Ông cho hay, qua 5 hố khai quật với tổng diện tích 206m2 đã làm xuất lộ nền móng kiến trúc hai phế tích tháp Chăm có quy mô to lớn, 30 hiện vật tương đối nguyên vẹn và hàng trăm viên gạch, mảnh ngói, gốm và đá có nguồn gốc Chămpa với niên đại khoảng 1.000 năm. Đặc biệt, tại hố khai quật H1 rộng 90m2 cho thấy có thể từng tồn tại một toà tháp Chăm có quy mô rất đồ sộ.

Theo Giám đốc Bảo tàng Điêu khắc Chăm Võ Văn Thắng, những phần nền móng tháp Chăm đã phát lộ cho thấy di tích khảo cổ Phong Lệ là khu vực tập trung một số đền tháp lớn, trùng khớp với các ghi chép trong thư tịch của các học giả Pháp đầu thế kỷ XX. Hiện Bảo tàng Điêu khắc Chăm cũng đang lưu giữ 9 hiện vật có ghi trong hồ sơ là thu thập được tại địa danh Phong Lệ cách đây hơn 100 năm.

“Trong khi việc nghiên cứu các đền tháp Chăm ở nhiều nơi khác chủ yếu là phần lộ thiên thì tại đây, do các di tích đã bị san phẳng nên lại là cơ hội tốt để nghiên cứu những bí ẩn trong kỹ thuật xây dựng nền móng khiến các đền tháp Chăm có thể đứng vững cả nghìn năm mà không bị nghiêng, lún. Chẳng hạn ở hố khai quật số 4 phát hiện chân móng tháp dày tới hơn 2m, được gia cố rất công phu với nhiều lớp đá cuội + cát xen giữa những lớp gạch… hết sức bí ẩn. Ở những nơi khác rất khó để đào móng các đền tháp đang tồn tại ra mà nghiên cứu như vậy!” – ông Thắng nói.

Đà Nẵng phát hiện `mỏ vàng` di tích Việt - Chăm (bài 1)

Lễ rước mục đồng tại làng Phong Lệ - Ảnh: HC

Nằm cạnh đi tích tín ngưỡng Việt 150 năm tuổi

Điều hết sức đặc biệt là ngay chính trong khu vực khai quật khảo cổ Phong Lệ, chỉ cách các hố tham sát có vài mét, các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra một kiến trúc cổ là di tích tín ngưỡng của người Việt mà nhân dân địa phương gọi là “Dinh Bà”. Dòng chữ Hán khắc trên đòn đông có ghi niên đại “Tự Đức Nhâm Tuất” (tức năm 1862). Gần đó còn có miếu âm linh và miếu thờ thần hoàng, thổ địa của xóm.

Chưa kể chính làng Phong Lệ cũng là một ngôi làng cổ, xưa tên là Đà Ly, xuất hiện trên “Hồng Đức bản đồ” cách đây hơn 500 năm, đến khi Ông Ích Khiêm là người làng ra làm quan thì làng xin đổi tên là Phong Lệ (thời vua Thiệu Trị năm thứ 1, tức năm 1841). Tại đây còn có nhiều nhà vườn, cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, là nơi toạ lạc nhà thờ danh nhân Ông Ích Khiêm và nhiều di sản văn hoá phi vật thể rất độc đáo, đặc biệt là đình thờ Thần Nông và lễ rước mục đồng độc nhất vô nhị ở VN…

Ông Thắng kể một chuyện khá thú vị, trong chuyến công tác tại Lào mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng phát hiện bên đó cũng có bán hoa sen. Hỏi ra mới biết đó là sen được đưa từ chính… làng Phong Lệ sang. Trồng sen vốn là nghề truyền thống lâu đời của dân làng này. Tương truyền sau khi người Chăm múc đất đắp đền tháp đã để lại hai bàu nước lớn, sau đó người Việt biến thành hai bàu sen nổi tiếng của làng Phong Lệ…

“Tuy đây chỉ mới là kết quả khai quật bước đầu song có thể nói chúng ta vừa phát hiện cả một “mỏ vàng” di tích Việt – Chăm vô giá!” – Phó Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao – Du lịch Đà Nẵng Nguyễn Hữu Chiến thốt lên. Theo ông, dưới lòng đất khu vực này còn rất nhiều lớp trầm tích văn hoá Chăm và văn hoá Việt cổ cần tiếp tục khai phá để có cái nhìn hoàn chỉnh về những cư dân Đà Nẵng cách đây trên 1.000 năm cũng như suốt tiến trình lịch sử vừa qua.

“Đặc biệt là để khẳng định việc người Pháp đặt Bảo tàng Điêu khắc Chăm tại Đà Nẵng là đúng. Lâu nay nhiều người vẫn nói Bảo tàng Chăm mà đặt ở nơi không phải xứ Chăm, nhưng qua cuộc khai quật có thể khẳng định bảo tàng này đang ở trên địa điểm thực sự của cư dân Chăm xưa. Từ đó làm rõ bề dày văn hoá của vùng đất Đà Nẵng mà lâu nay do thiếu quan tâm khai phá nên nhiều người nhận xét là thiếu bề dày văn hoá!” – ông Nguyễn Hữu Chiến nói.

Hải Châu

Đặc sản ‘ăn tươi nuốt sống' ở Ninh Bình chấm loại nước sốt đọc trẹo miệng

Dù được chế biến từ nguyên liệu tươi sống, không qua công đoạn làm chín nào nhưng đặc sản gỏi nhệch nức tiếng Ninh Bình vẫn hút khách thưởng thức bởi phần thịt dai giòn, vị ngọt dịu, ăn cùng hàng chục loại lá và nước chấm sánh quyện đặc trưng.

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !