Đà Nẵng: Nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm mặn nghiêm trọng

Từ đầu năm 2013 đến nay, nước sông Cầu Đỏ (nguồn cung cấp nước sinh hoạt chính cho TP Đà Nẵng) liên tục bị nhiễm mặn nghiêm trọng, nhiều thời điểm vượt giới hạn tối đa độ mặn cho phép đối với nước sinh hoạt theo tiêu chuẩn Việt Nam
Đà Nẵng: Nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm mặn nghiêm trọng - ảnh 1
Nhà máy nước Cầu Đỏ đang rất chật vật xử lý tình trạng nguồn nước sinh hoạt cung cấp cho TP Đà Nẵng bị nhiễm mặn nghiêm trọng - Ảnh: HC

Ngày 16/3, Giám đốc Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng Nguyễn Trường Ảnh cho hay, đến nay tỉ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch toàn TP Đà Nẵng đạt hơn 85,7%, trong đó 6 quận nội thành đạt 92,8% và huyện ngoại thành (Hòa Vang) đạt 38,8% (chưa tính phần nước sạch nông thôn). So với năm 2011, tỉ lệ thất thoát nước còn 19,39% (giảm 1,79%). Hiện Công ty quản lý hơn 198.000 khách hàng, phấn đấu năm 2013 đạt tổng doanh thu 265 tỉ đồng, nộp ngân sách 57,5 tỉ đồng và duy trì tỷ lệ thất thoát nước ≤20%.

Điều hết sức đáng lo ngại là tình trạng nguồn nước thô tại sông Cầu Đỏ (nguồn cung cấp nước sinh hoạt chính cho TP Đà Nẵng) liên tục bị nhiễm mặn nghiêm trọng ngay cả trong mùa đông, làm phát sinh chi phí xử lý, nhân lực và làm tăng chi phí sản xuất nước. Tổng số ngày bị nhiễm mặn trong năm là 87 ngày, có thời điểm độ mặn lên đến 6.084mg/lít.

Đặc biệt, từ đầu năm 2013 đến nay, nước sông Cầu Đỏ tiếp tục bị nhiễm mặn cao, tổng số ngày mặn trên 250mg/lít (vượt giới hạn tối đa độ mặn cho phép đối với nước sinh hoạt theo tiêu chuẩn Việt Nam) là 36 ngày. Do vậy, trạm bơm phòng mặn An Trạch phải vận hành 24/24h và hiện nay vẫn đang duy trì chế độ này.

Dự báo vấn đề nguồn nước nhiễm mặn tại Cầu Đỏ sẽ liên tục và kéo dài, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng Võ Duy Khương vừa có ý kiến chỉ đạo Công ty TNHH MTV Đà Nẵng phải có kế hoạch chủ động và kiểm soát tình hình nhằm bảo đảm chất lượng nguồn nước.

Trong đó, yêu cầu Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng làm việc với Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác thủy lợi Đà Nẵng và các đơn vị liên quan chuẩn bị các phương án xử lý nguồn nước, bao gồm khai thác nước sông Túy Loan, hồ Đồng Nghệ, hồ Hòa Trung để đáp ứng các nhu cầu nông nghiệp, thủy điện và nước sinh hoạt cho TP. Đồng thời thảo luận phương án phối hợp với tỉnh Quảng Nam để khai thác nước sông Yên một cách hiệu quả, chậm nhất đến giữa tháng 4/2013 báo cáo UBND TP xem xét quyết định.

Ông Võ Duy Khương cũng lưu ý tỉ lệ thất thoát nước ở Đà Nẵng trong năm qua tuy có giảm (1,79%) song vẫn còn cao. Vì vậy ông yêu cầu Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng trong năm 2013 tiếp tục phấn đấu giảm tỉ lệ thất thoát nước còn 17% (thay vì ≤20% như đã đăng ký). Ông cho biết lãnh đạo TP sẽ chỉ đạo Công ty Quản lý nhà chung cư sửa chữa các bể ngầm, góp phần làm giảm tỷ lệ thất thoát. nước ở các khu chung cư.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng cũng yêu cầu Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng đến hết tháng 6/2013 phải hoàn thành phương án điều chỉnh tăng giá nước để trình HĐND xem xét quyết định vào kỳ họp diễn ra vào tháng 7 tới.

HẢI CHÂU

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !