Đà Nẵng nên chăng có một con đường mang tên "Đảo Gạc Ma"?

Xét trên bình diện tỉnh - thành thì Quảng Bình là tỉnh có nhiều liệt sĩ hy sinh nhất trong trận hải chiến giữ đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988 (Đà Nẵng và Thái Bình đúng thứ 2 với 9 người); nhưng nếu xét trên bình diện xã - phường thì Hoà Cường (Đà Nẵng) là nơi có nhiều con em nhất đã ngã xuống sau trận chiến này!
Đà Nẵng nên chăng có một con đường mang tên
Nhà bia trong khu di tích quốc gia Đình làng Nại Nam... - Ảnh: HC

Phường có nhiều liệt sĩ nhất sau trận hải chiến 14/3/1988

25 năm đã trôi qua kể từ ngày 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam vĩnh viễn nằm lại giữa biển khơi trong trận hải chiến bi hùng ngày 14/3/1988 bảo vệ hòn đảo chìm Gạc Ma trong cụm đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam trước sự xâm chiếm của kẻ "ỷ mạnh hiếp yếu" Trung Quốc.

Trong số 64 chàng trai ra đi từ 15 tỉnh, thành trong cả nước để làm nên bản tráng ca bất tử về lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh ngày ấy, có 9 người là con dân TP Đà Nẵng. Đặc biệt, trong đó có 7 người cùng ở phường Hoà Cường.

Sau nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, nay phường Hoà Cường đã được chia thành 3 phường là Hoà Cường Nam, Hoà Cường Bắc và Khuê Trung. 7 anh hùng liệt sĩ là con dân phường Hoà Cường đã ngã xuống trong trận hải chiến cách đây một phần tư thế kỷ nay cũng thuộc về 3 phường khác nhau: Hoà Cường Nam 3, Hoà Cường Bắc 3 và Khuê Trung 1. Nhưng xét cho cùng thì họ vẫn chung một "gốc" Hoà Cường.

Theo tính toán sơ bộ của chúng tôi, nếu xét trên bình diện tỉnh - thành thì Quảng Bình là tỉnh có nhiều liệt sĩ hy sinh nhất trong trận hải chiến giữ đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988 (với 13 người, tiếp đó là Đà Nẵng và Thái Bình với 9 người); nhưng nếu xét trên bình diện xã - phường thì Hoà Cường là nơi có nhiều con em nhất đã ngã xuống sau trận chiến này. Đó là các anh Trần Tài, Trương Quốc Hùng, Nguyễn Hữu Lộc, Phan Văn Sự, Lê Văn Xanh, Phạm Văn Lợi, và Nguyễn Phú Đoàn

Cùng với 57 đồng đội khác, thân xác các anh vẫn đang nằm lại đâu đó giữa biển Đông sóng gió sau khi chỉ với cuốc xẻng, xà beng, súng bộ binh làm nhiệm vụ xây dựng đảo phải đối đầu với tàu chiến, pháo hạm của Trung Quốc, và rồi cùng nắm tay làm thành "vòng tròn bất tử" để bảo vệ đảo, bảo vệ lá cờ Tổ quốc mà Thiếu úy Trần Văn Phương, Phó chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma quấn quanh mình cùng tiếng hô lớn “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân” trước khi nhận những trái đạn oan nghiệt từ phía kẻ thù.  

Đà Nẵng nên chăng có một con đường mang tên
Có tấm bia tưởng niệm 121 121 anh hùng liệt sĩ là người Hoà Cường hoặc người từ nơi khác hy sinh trên đất Hoà Cường qua các thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ và bảo vệ Tổ quốc sau năm 1975 - Ảnh: HC

Nên có một con mang tên "Đảo Gạc Ma" ngay trên đất Hoà Cường

Bí thư Đảng uỷ phường Hoà Cường Bắc Văn Thái Dũng cho hay, vùng đất Hoà Cường trước đây chỉ là "vùng ven" TP, cỏ cây rậm rạp, người dân đi lại phải men đường ruộng. Sau khi chính quyền phát động, nhân dân đã tự nguyện chặt phá vườn tạp, đồng hoang, hiến đất mở con đường đất đỏ từ Bình An qua tận sân bay, dài khoảng 2km lấy tên là đường Trường Sa như một sự tưởng nhớ những con em Hoà Cường đã ngã xuống trong trận hải chiến giữ đảo Gạc Ma.

"Sau đó lãnh đạo TP Đà Nẵng đã chuyển tên Trường Sa để hợp cùng tên Hoàng Sa cho tuyến đường ven biển đẹp nhất TP nối từ bán đảo Sơn Trà vào đến giáp giới tỉnh Quảng Nam như một sự khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo thân yêu này. Còn tuyến đường Trường Sa "đất đỏ" ngày nào đã trở thành tiền thân của tuyến đường 30-4 to, đẹp hiện nay!" - ông Văn Thái Dũng cho hay.

"Với "tư cách" là phường có nhiều con em hy sinh nhất thuộc một TP có số liệt sĩ đứng thứ 2 trong cả nước sau trận hải chiến giữ đảo Gạc Ma cách đây đúng một phần tư thế kỷ và đến hôm nay sự kiện này vẫn còn rất nóng hổi bởi biển Đông vẫn đang từng ngày từng giờ bị người khác làm cho dậy sóng, ông nghĩ gì nếu có đề xuất TP Đà Nẵng nên có một con đường mang tên "Đảo Gạc Ma"?" - chúng tôi đặt câu hỏi.

Sau một hồi suy nghĩ, ông Văn Thái Dũng nói: "Tôi thấy ý tưởng đặt tên "Đảo Gạc Ma" cho một con đường ở Đà Nẵng là rất hay, và sẽ càng hay hơn nữa nếu cái tên ngày được đặt cho một con đường ở ngay địa bàn Hoà Cường. Qua đó nhắc nhở con em Hoà Cường, con em Đà Nẵng và khách từ các nơi đến đây luôn nhớ về những thanh niên Hoà Cường nói riêng, Đà Nẵng nói chung và hơn hết là những thanh niên Việt Nam đã anh dũng hy sinh để chống lại sự chiếm đóng trái phép của Trung Quốc đối với hòn đảo thiêng liêng của Tổ quốc!".

Đà Nẵng nên chăng có một con đường mang tên
Trong đó có tên 7 liệt sĩ Hoà Cường đã hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988 - Ảnh: HC

Và rồi ông Dũng giới thiệu một nơi có thể đặt tên đường "Đảo Gạc Ma". Đó là các tuyến đường quanh khu vực Di tích quốc gia Đình làng Nại Nam nằm cạnh Cung Thể thao Tiên Sơn (thuộc phường Hoà Cường Bắc). "Trong khuôn viên của di tích này, bên cạnh ngôi đình hơn 100 năm tuổi có một nhà bia với tấm bia tưởng niệm ghi tên 121 anh hùng liệt sĩ là người Hoà Cường hoặc người từ nơi khác hy sinh trên đất Hoà Cường qua các thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ và bành trướng. Trong đó có tên 7 liệt sĩ Hoà Cường đã hy sinh ở Trường Sa trong trận hải chiến ngày 14/3/1988!" - ông Thái Văn Dũng nói.

Đồng thời ông cho biết thêm, hiện tuyến đường ôm quanh khu di tích quốc gia Đình Nại Nam đi tới cầu Tiên Sơn đã được đặt tên là đường Nại Nam. Tuy nhiên trong khu vực này còn nhiều đường trống chưa có tên lắm. Nếu đặt tên đường "Đảo Gạc Ma" ở đây sẽ tạo nên một tổng thể liên hoàn rất có ý nghĩa. "Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ việc này!" - ông Văn Thái Dũng nhấn mạnh.

Chúng tôi tiếp tục đem ý tưởng đặt tên đường "Đảo Gạc Ma" đến gặp Đại tá Thái Thanh Hùng, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Đà Nẵng. Sau khi nghe trình bày, ông Thái Thanh Hùng nói: "Đây là ý tưởng rất hay, một phát hiện rất có ý nghĩa. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ đề xuất này và trong kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng tới đây sẽ chính thức đề xuất với Hội đồng đặt đổi tên đường TP Đà Nẵng xem xét. Một tên đường như thế sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc tôn vinh các anh hùng liệt sĩ và thể hiện quyết tâm của cả dân tộc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, nhất là luôn nhắc nhở cho thế hệ trẻ về những vùng đất máu thịt của đất nước vẫn đang nằm trong sự chiếm đóng trái phép của người khác!".

Nhân kỷ niệm 25 năm ngày xảy ra trận hải chiến bi hùng bảo vệ đảo Gạc Ma khiến Tổ quốc lại phải nhận thêm một vết thương rớm máu, chúng tôi xin trân trọng chuyển những đề xuất trên đây đến Hội đồng đặt đổi tên đường Đà Nẵng và lãnh đạo TP xem xét, quyết định!

HẢI CHÂU

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !