Đà Nẵng: Đề nghị đặt tên đường Võ An Ninh, Trần Bạch Đằng, Huỳnh Văn Nghệ

Ngày 21/10, Hội đồng tư vấn, đặt đổi tên đường và công trình công cộng TP Đà Nẵng đã công bố Dự thảo Đề án đặt, đổi tên đường (dự kiến trình HĐND TP Đà Nẵng tại kỳ họp cuối năm 2015) để lấy ý kiến đóng góp của cán bộ và nhân dân TP.

Trong đó có đề xuất lấy tên Cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Ninh đặt cho đoạn đường có điểm đầu là đường 7,5m chưa đặt tên, điểm cuối cũng là đường 7,5m chưa đặt tên. Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 1.660m; rộng có đoạn 7,5m, có đoạn 10,5m; vỉa hè mỗi bên có đoạn rộng 4m, có đoạn 5m (thuộc khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ, quận Cẩm Lệ).

Đà Nẵng: Đề nghị đặt tên đường Võ An Ninh, Trần Bạch Đằng, Huỳnh Văn Nghệ - ảnh 1

Cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Ninh (Ảnh: Internet)

Theo Đề án, Cố nghệ sĩ Võ An Ninh (1907-2009) tên thật là Vũ An Tuyết, quê ở phố Hàng Gai, Hà Nội. Ông là một nghệ sĩ tài hoa, cây đại thụ của làng nhiếp ảnh Việt Nam, sở hữu những bộ ảnh giá trị không chỉ đối với nền nghệ thuật nhiếp ảnh Việt Nam mà còn có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử của đất nước như bộ ảnh về nạn đói năm Ất Dậu 1945, bộ ảnh về Hồ Gươm...

Năm 1938, tác phẩm “Đẩy thuyền ra khơi” của ông được Giải thưởng ngoại hạng triển lãm ảnh Paris-Pháp. Cuối năm 1938, ông được Bằng khen tại triển lãm ảnh nghệ thuật quốc tế Bồ Đào Nha cho tác phẩm “Chợ bán nồi đất” và Huy chương vàng trong cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật cá nhân tại Huế. Bộ ảnh ghi lại nạn đói năm 1945 là một thành công trong sưu tập ảnh: bức ảnh hai em bé ngồi bên cây số hai Thái Bình chờ chết. Năm 1960, ông được Huy chương đồng tại triển lãm ảnh quốc tế tại Liên Xô với tác phẩm “Nước ròng bãi Trà Cổ”; năm 1965, triển lãm ảnh quốc tế BIFOTA đã tặng Bằng khen cho ông với tác phẩm “Đôi nét thủy mặc Sa Pa”.

Ông nổi tiếng về ảnh phong cảnh tạo nên phong cách nghệ thuật riêng của mình, sâu lắng, thanh thoát, êm ả, trữ tình, như: Bác Hồ những ngày đầu dựng nước (1945 - 1946), toàn quốc kháng chiến 1946, nhân dân Sài Gòn đuổi tàu chiến Mỹ (1950)...; về Hồ Gươm như: Hồ Gươm buổi sớm, Hồ Gươm bốn mùa, có những bức man mác nét cổ hoài như: Thu về, Nhớ xưa, những bức ảnh về thiếu nữ như: Thiếu nữ Hà Nội, Trong vườn si đền Voi Phục, Một nét quê hương, Hương lúa... Nhiều bức ảnh khác chụp ở những vùng đất khác nhau trên khắp mọi miền đất nước như: Thác Bản Giốc (Cao Bằng), Đỉnh Phan-xi-păng, Xuân về trên dãy Hoàng Liên Sơn, Phơi lưới trên sông Cấm, Biển bạc (Đà Nẵng), Suối nắng rừng thông (Đà Lạt), Nhà thờ Đức Bà…

Cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Ninh đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Độc lập hạng Ba, Huy chương vì sự nghiệp Văn học - Nghệ thuật Việt Nam, Huy chương vì sự nghiệp Văn hóa - Thông tin, Huy chương vì sự nghiệp phát triển Nghệ thuật Nhiếp ảnh Việt Nam và Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT đợt I năm 1996.

Trong dịp này, Hội đồng tư vấn, đặt đổi tên đường và công trình công cộng TP Đà Nẵng cũng đề xuất lấy tên nhà sử học Trần Bạch Đằng đặt cho đoạn đường có điểm đầu là khu vực chưa thi công, điểm cuối là đường Ngô Thì Sĩ. Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 1.210m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m (thuộc khu tái định cư xưởng 38, 387 và khu biệt thự T20 (quận Sơn Trà).

Theo Đề án, Trần Bạch Đằng (1926-2007) tên thật là Trương Gia Triều, quê ở xã Thanh Hưng, huyện Giồng Riềng, nay là tỉnh Kiên Giang. Ông không chỉ là một nhà báo, nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch... mà còn là một nhà sử học đầy uy tín, một nhà chính trị lão thành của Việt Nam, từng giữ nhiều cương vị quan trọng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ như Bí thư Thành ủy Sài Gòn, phụ trách Ban Tuyên huấn TƯ Cục, Chủ tịch Hội VHNT miền Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam...

Ông cũng là tác giả của trường thiên tiểu thuyết “Ván bài lật ngửa” viết về nhân vật tình báo bí ẩn trong lịch sử chiến tranh Việt Nam là Đại tá Phạm Ngọc Thảo, với bút danh Nguyễn Trương Thiên Lý. Về truyện ngắn, ông có nhiều tác phẩm mang tính thời sự như: Bác Sáu Rồng (1975), Một ngày của Bí thư Tỉnh ủy (1985), Chân dung một quản đốc (1978), Ngày về của ngoại (1985)… Về kịch nói, ông có: Trần Hưng Đạo bình Nguyên (1951), Nửa tuần trăng kỳ lạ (1984), Tình yêu và lời đáp (1985)… Về điện ảnh, ông cũng có nhiều kịch bản phim được đánh giá cao. Ông còn tham gia biên soạn hoặc làm chủ biên nhiều công trình khoa học như: Địa chí Văn hóa TP.HCM, Địa chí Đồng Tháp Mười, Địa chí Sông Bé, Lịch sử Nam Bộ kháng chiến...

Về thể loại báo chí, ông được xem là cây bút tích cực phê phán tiêu cực và có nhiều kiến nghị sâu sắc về việc đổi mới của Việt Nam. Nổi bật nhất có Đổi mới - Đi lên từ thực tế (NXB Trẻ, 2000), gồm 112 bài tuyển chọn từ 1975-2000. Về thơ, ông có các tập: Bài ca khởi nghĩa (1970), Hành trình (1972), Theo sóng Đồng Nai (1975), Đất nước lại vào xuân (1978), Những cái tên đồng bằng (1986), Tuyển tập Hưởng Triều (1997)… Ông đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT (2001). Năm 1965, được tặng Giải thưởng Văn học Nguyễn Đình Chiểu...

Trong khi đó, đoạn đường có điểm đầu là đường Võ Chí Công, điểm cuối là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 580m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 5m (thuộc khu tái định cư Đông Trà – Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn) được đề nghị đặt tên người anh hùng kiêm thi sĩ Huỳnh Văn Nghệ.

Theo Đề án, Huỳnh Văn Nghệ (1914-1977) quê ở làng Tân Tịch, tổng Chánh Mỹ Hạ, tỉnh Biên Hòa, nay là xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương; là một nhà hoạt động cách mạng, một nhà chỉ huy quân sự tài ba, một nhà thơ lớn… Lẫy lừng trong vai trò chiến sĩ, lẫn sự nghiệp văn chương, ông đã để lại một huyền thoại đẹp về người anh hùng kiêm thi sĩ…

Thuở nhỏ, ông học bậc tiểu học tại làng Mỹ Lộc, quận Tân Uyên và học rất giỏi. Nhờ đó, năm 1928, sau khi tốt nghiệp bậc tiểu học, ông đã giành được học bổng bậc trung học của Trường Petrus Ký. Năm 1932, ông đỗ bằng Thành chung, sau đó ông ra làm viên chức tại Sở Xe lửa Sài Gòn. Thời gian này, tham gia phong trào Đông Dương Đại hội vào năm 1936, bắt đầu hoạt động làm thơ, viết báo (tiếng Việt, tiếng Pháp) đăng trên các báo ở Sài Gòn với bút danh Hoàng Hồ.

Năm 1937, ông được bí mật kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ nhất. Năm 1942, ông bị phát hiện và bị truy bắt, nhưng ông kịp đào thoát sang Thái Lan, hoạt động trong phong trào Việt kiều yêu nước, ra tờ báo Hồn cố hương, kêu gọi Việt kiều hướng về Tổ quốc, ủng hộ cách mạng.

Năm 1944, ông trở về nước bắt liên lạc với ông Trần Văn Giàu, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ và được giao lập khu nghĩa quân Đất Cuốc tại quê hương Tân Uyên. Năm 1945, ông được giao nhiệm vụ là Thủ lĩnh Thanh niên Tiền phong tại Biên Hòa và tham gia Tổng khởi nghĩa tháng Tám, trực tiếp chỉ huy bắt sống tỉnh trưởng và cảnh sát trưởng tỉnh Biên Hòa, rồi Chỉ huy trưởng lực lượng Giải phóng quân Biên Hòa, cố vấn cho Ủy ban Kháng chiến miền Đông.

Năm 1946, ông được cử làm Khu bộ phó Khu 7. Ông đã chỉ huy nhiều trận đánh lớn tại miền Đông. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 1946, ông đã chỉ huy 8 trận tấn công lớn của địch vào Chiến khu Tân Uyên - Lạc An. Đặc biệt, với trận La Ngà ngày 1/3/1948, tiêu diệt 2 Đại đội địch, 63 xe camions và thiết giáp, đơn vị của ông được Chính phủ tặng thưởng Huân chương Chiến công, riêng ông được Hồ Chủ tịch gửi tặng một chiếc áo trấn thủ.

Năm 1950, ông làm Phó Tư lệnh, rồi Tư lệnh Bộ Tư lệnh Khu 7. Năm 1953, ông được cử ra Bắc học tập và làm Phó Cục trưởng Cục Quân huấn. Sau đó, ông chuyển sang làm Tổng cục phó Tổng cục Lâm nghiệp. Năm 1965, ông về miền Nam tham gia chống Mỹ và công tác tại TƯ Cục miền Nam, giữ các cương vị Trưởng ban Căn cứ, Phó ban Kinh tài và Trưởng ban Lâm nghiệp. Sau khi đất nước thống nhất, ông làm Thứ trưởng Bộ Lâm nghiệp.

Ông đã được Đảng, Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân (2010); Giải thưởng Nhà nước về VHNT cho các tác phẩm “Chiến khu xanh”, “Bên bờ sông xanh”, “Rừng thẳm sông dài”. Ông để lại một số tác phẩm tiêu biểu khác như Nhớ Bắc (1940), Thanh niên (1940), Quê hương rừng thẳm sông dài, Tiếng hát giữa rừng…

HẢI CHÂU

Không thể sinh con, tôi có nên ly hôn chồng để quay về với tình cũ?

Không thể sinh con cho gia đình nặng tư tưởng phong kiến, tôi chìm đắm trong cuộc hôn nhân đầy nước mắt. Liệu tôi có nên ly hôn chồng để quay về với tình cũ?

Đô thị thời đại Sun Urban City: Nơi lý tưởng để ‘sống cuộc đời rực rỡ’

Ngày 24/8, lễ ra mắt dự án Đô thị thời đại Sun Urban City - “Sống cuộc đời rực rỡ” tại Nhà thi đấu tỉnh Hà Nam đã mang tới màn trình diễn nghệ thuật mãn nhãn cùng những thông tin đầu tiên về thành phố nghỉ dưỡng ngoại ô 1001 tiện ích phía nam Hà Nội.

Xem ngay kẻo lỡ: Loạt show diễn hot nhất Đà Nẵng dịp nghỉ lễ 2/9

Hàng loạt ưu đãi, trải nghiệm và show diễn đỉnh cao tại khu du lịch Sun World Ba Na Hills và “quận giải trí” Da Nang Downtown (Công viên châu Á cũ) đang chào đón du khách dịp nghỉ lễ Quốc khánh.

Đời thực sexy của Như 'chài trai' đóng phim hot nhất giờ vàng VTV

Yên Đan, nữ diễn viên sinh năm 1997 vào vai Như "chài trai" - bạn cùng phòng của Pu trong "Đi giữa trời rực rỡ" sở hữu nhan sắc và vóc dáng ấn tượng.

Hoa hậu Hà Kiều Anh lãi 900 lượng vàng trong thời gian ngắn nhờ mua bán đất

Hoa hậu Hà Kiều Anh tiết lộ tự lập khi khởi nghiệp, mua đất năm 16 tuổi, chưa bao giờ thua lỗ trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Phòng trọ 3m2 giá 1,8 triệu ở Hà Nội, nhiều người 'ngộp thở' khi nhìn vào

Căn phòng trọ 3m2 chỉ đủ cho một người nằm ngủ và chừa lại một lối đi nhỏ hẹp. Giá thuê căn phòng khiến nhiều người ngỡ ngàng. Tại khu nhà này, còn có những phòng trọ diện tích nhỏ hơn đã có người ở.

Đủ tuổi nghỉ hưu được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Bộ LĐ-TB&XH vừa có văn bản trả lời Sở LĐ-TB&XH tỉnh Vĩnh Phúc xung quanh vướng mắc về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động đủ điều kiện nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Ngắm núi mây đẹp siêu thực tại ‘nóc nhà Nam bộ’

Nổi tiếng với những khoảnh khắc mây phủ đẹp siêu thực, núi Bà Đen (Tây Ninh) xứng đáng là miền tiên cảnh phải đến ít nhất một lần trong đời.

Đêm nhạc Dốc Mộng Mơ: Đan Trường, Cẩm Ly ‘nối lại tình xưa’

Cặp song ca vàng sẽ tái hợp trên sân khấu đêm nhạc Dốc Mộng Mơ ngày 1/9 tại Bản Mây - ngôi làng nhỏ trong khuôn viên khu du lịch Sun World Fansipan Legend, với những bản tình ca từng làm nên tên tuổi Đan Trường - Cẩm Ly.

Đang cập nhật dữ liệu !