Đà Nẵng: Đề nghị đặt tên đường Tự Đức và 4 đảo của quần đảo Hoàng Sa

Hội đồng Tư vấn đặt, đổi tên đường Đà Nẵng đề nghị lấy tên Hoàng đế Tự Đức và 4 đảo Đá Bắc, Phú Lâm, Hữu Nhật, Quang Ảnh (thuộc quần đảo Hoàng Sa) đặt cho các tuyến đường trên địa bàn TP.

Đặt tên đường bằng tên 4 đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa...

Ngày 9/11, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cho hay, Phó Chủ tịch UBND TP Huỳnh Đức Thơ vừa ký công văn 9684/UBND-VX chỉ đạo công bố dự thảo Đề án đặt, đổi tên đường để lấy ý kiến cán bộ, nhân dân TP trước khi trình HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII tại kỳ họp thứ 11 (dự kiến diễn ra từ ngày 9 - 12/12/2014).

Đà Nẵng: Đề nghị đặt tên đường Tự Đức và 4 đảo của quần đảo Hoàng Sa - ảnh 1

Học sinh Đà Nẵng tìm hiểu bản đồ hành chính huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) - Ảnh: HC

Đáng chú ý, Hội đồng Tư vấn đặt, đổi tên đường và công trình công cộng TP Đà Nẵng đề nghị lấy tên 4 đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa (tức huyện đảo Hoàng Sa của Đà Nẵng) là Đá Bắc, Phú Lâm, Hữu Nhật, Quang Ảnh đặt tên cho 4 tuyến đường thuộc địa bàn hai quận ven biển là Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà.

Theo đó, tại quận Ngũ Hành Sơn, tên “Đảo Đá Bắc” được đề nghị đặt cho đoạn đường có điểm đầu là đường Lê Văn Hiến, điểm cuối là đường Chương Dương: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 640m, rộng 10,5m; vỉa hè mỗi bên rộng có đoạn 10m và có đoạn 4,5m (thuộc khu dân cư Nam Tiên Sơn mở rộng).

Theo ban soạn thảo đề án, đảo Đá Bắc là một rạn san hô vòng thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa. Đảo Đá Bắc nằm cách đảo Hoàng Sa thuộc khu trung tâm nhóm Lưỡi Liềm khoảng 34 hải lý, cách đảo Phú Lâm thuộc khu trung tâm nhóm An Vĩnh khoảng 50 hải lý và là điểm cực Bắc của cả quần đảo.

Tên “Đảo Phú Lâm” được đề nghị đặt cho đoạn đường có điểm đầu là đường Trường Sa, điểm cuối là đường Lê Văn Hiến: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 600m, rộng 15m; vỉa hè mỗi bên rộng 9m (thuộc khu đô thị Hòa Hải H1-3.

Theo ban soạn thảo đề án, đảo Phú Lâm là một trong hai đảo lớn nhất thuộc nhóm đảo An Vĩnh, là đảo quan trọng nhất của nhóm đảo An Vĩnh và quần đảo Hoàng Sa, là đảo duy nhất từ xa có thể nhìn thấy được. Đảo có chiều dài 1,7km, chiều ngang 1,2km.

Tên “Đảo Hữu Nhật” được đề nghị đặt cho đoạn Đoạn đường có điểm đầu là đường 15m chưa đặt tên, điểm cuối là đường 7,5m chưa đặt tên: Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 320m, rộng 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m (thuộc khu đô thị Hòa Hải H1-3).

Theo ban soạn thảo đề án, đảo Hữu Nhật là một đảo san hô thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm của quần đảo Hoàng Sa. Đảo mang tên Đội trưởng của một suất đội Thủy quân triều Nguyễn được vua Minh Mạng phái ra Hoàng Sa đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ, dựng bia chủ quyền của Việt Nam. Đảo Hữu Nhật nằm về phía Nam và cách đảo Hoàng Sa 3 hải lý, dáng đảo hình tròn, đường kính 800m, độ cao 8m, diện tích 0,6km2, có vành đai san hô bao ngoài, giữa là vùng biển lặng.

Tại quận Sơn Trà, tên “Đảo Quang Ảnh” được đề nghị đặt cho đoạn đường có điểm đầu là đường Võ Văn Kiệt, điểm cuối là đường Nguyễn Duy Hiệu: Mặt đường bằng bê tông nhựa, có đoạn bê tông xi măng; chiều dài 735m; rộng có đoạn 5m và có đoạn 5,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

Theo ban soạn thảo đề án, đảo Quang Ảnh mang tên nhân vật lịch sử Phạm Quang Ảnh - Đội trưởng Đội Hoàng Sa thời Nguyễn, theo lệnh vua Gia Long ra Hoàng Sa để thu hồi hải vật. Đảo do san hô cấu thành, độ cao 6m, nằm về phía Tây Nam của đảo Hữu Nhật và đá Hải Sâm nhưng chệch ra bên ngoài vành san hô cong đặc trưng cho khu trung tâm nhóm Lưỡi Liềm. Xung quanh đảo là bờ biển có nhiều đá ngầm sắc nhọn rất nguy hiểm, tàu lớn không thể thả neo gần đảo mà phải neo ở ngoài khơi, muốn vào đảo phải sử dụng thuyền nhỏ. Đảo có hình bầu dục, diện tích khoảng 0,7km2.

Và tên vị Hoàng đế có công tổ chức phòng thủ cửa biển Đà Nẵng

Trong dịp này, Hội đồng Tư vấn đặt, đổi tên đường và các công trình công cộng TP Đà Nẵng cũng đề nghị đặt tên “Tự Đức” cho đoạn đường có điểm đầu là đường Phan Văn Đáng, điểm cuối là đường Huỳnh Tịnh Của (02 đường dự kiến đặt tên đợt này): Mặt đường bằng bê tông nhựa, chiều dài 1.710m, rộng có đoạn 10,5m, có đoạn 7,5m; vỉa hè mỗi bên rộng 2x5m và 2x4m (thuộc huyện Hòa Vang).

Theo ban soạn thảo đề án, Tự Đức (1829 - 1883) có tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, ngoài ra còn có tên khác là Nguyễn Phúc Thì. Ông là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn và là con trai thứ hai của Hoàng đế Thiệu Trị. Tháng 10, năm Ðinh Mùi (1847), ông lên ngôi Hoàng đế, lấy năm Mậu Thân (1848) làm năm niên hiệu Tự Ðức thứ nhất. Sau khi lên ngôi, ông đã chủ trương ổn định đất nước.

Thực dân Pháp xâm lược nước ta đúng vào thời gian Hoàng đế Tự Đức trị vì. Ông là người lập kế hoạch tổ chức phòng thủ cửa biển Đà Nẵng với quy mô lớn hơn bất cứ cửa biển nào khác ở nước ta. Hệ thống phòng thủ này gồm các đồn, đài, bảo được xây dựng liên hoàn như Trấn Dương, Hóa Khê, Mỹ Thị, Hải Châu, Phước Ninh, Thạc Gián, Chơn Sảng, Hải Vân Quan…; các thành An Hải, Điện Hải. Cùng với hệ thống phòng thủ này là lực lượng quân đội, tàu chiến, đại bác và các phương tiện thông tin, quan sát.

Năm 1858, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công vào cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Dưới sự chỉ đạo của vua Tự Đức, các tướng tài như Đô thống Lê Đình Lý, Tham tri Phan Khắc Thận, Hồng Lô Tự Khanh Nguyễn Duy, Thống Chế Chu Phước Minh, Nguyễn Tri Phương… đã tổ chức nhân dân, nghĩa binh đẩy lui quân giặc.

Không chiếm được Đà Nẵng, quân Pháp quay vào đánh chiếm Gia Định (1859), chiếm luôn các tỉnh Biên Hòa, Định Tường thuộc miền Đông Nam Kỳ (1861) buộc triều đình Tự Đức phải ký Hòa ước Nhâm Tuất (1862). Có thể nói, trong cuộc kháng Pháp lần đầu tiên, trên mặt trận Đà Nẵng, ông là người có nhiều công lao trong việc lập các hệ thống phòng thủ và cử các tướng chỉ huy lực lượng nghĩa binh và nhân dân chăm lo tổ chức kháng Pháp và giành được thắng lợi.


HẢI CHÂU

Đồn Biên phòng phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền chống khai thác IUU

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của ngư dân trong việc khai thác thủy sản đúng quy định của pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế, lực lượng Biên phòng đã tổ chức nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động tới ngư dân.

Nghệ An: Duy trì 4 tổ công tác liên ngành kiểm soát nghề cá

Bốn tổ công tác liên ngành được bố trí tại 4 cảng cá lớn ở Nghệ An, thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thanh tra, kiểm soát nghề cá.

Hà Tĩnh: Kiên quyết xử lý các đối tượng khai thác hải sản trái phép

Mặc dù đã được tuyên truyền và ký cam kết nhưng một số người vẫn sử dụng kích điện để khai thác hải sản trên biển, vi phạm Luật Thuỷ sản 2017 và cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban Châu Âu.

Tuyên truyền chống khai thác IUU ở huyện ven biển duy nhất Ninh Bình

Huyện Kim Sơn là địa phương duy nhất của tỉnh Ninh Bình giáp biển nên việc tuyên truyền chống khai thác IUU luôn được chú trọng và ưu tiên hàng đầu.

Hà Tĩnh: Những thách thức và giải pháp trong chống khai thác IUU

Mặc dù còn nhiều thách thức và trở ngại trong quản lý, điều hành chống khai thác IUU, tuy nhiên với tinh thần quyết liệt và đồng bộ, Hà Tĩnh đang từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Lồng ghép tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân vùng biển

Chủ tàu cá, ngư dân xã Phú Thuận (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được tuyên truyền về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) thông qua các cuộc tuyên truyền phổ biến pháp luật.

Nghệ An: Nỗ lực tuyên truyền chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn để ngư dân vươn khơi

Trong những năm qua, các ngành chức năng Nghệ An đã chú trọng tuyên truyền cho ngư dân chấp hành nghiêm các quy định về chống khai thác IUU, đồng thời phối hợp ngăn chặn tàu cá địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài.

Nghệ An: 100% chủ tàu cá khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài

Tất cả chủ tàu, thuyền trưởng khai thác xa bờ ở Nghệ An đã ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, thực hiện cập nhật dữ liệu lên phần mềm VNFishbase nhằm đảm bảo hoạt động tàu cá không vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Nghệ An: Kiên quyết xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản

Trong năm 2022, ngành chức năng ở Nghệ An đã kiên quyết xử phạt nhiều vụ vi phạm quy định về khai thác thủy sản, từ đó ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân từng bước được nâng cao.

Thanh Hóa: Gắn trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU

Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường công tác tuyên truyền cho ngư dân về chống khai thác thủy sản trái phép, kiểm soát việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá.

Đang cập nhật dữ liệu !