Cựu tổng thống Moldova không loại trừ khả năng triển khai quân đội NATO trên Moldova
Chính trị gia này lưu ý, điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu bỏ qua quy chế trung lập được ghi trong Hiến pháp của đất nước, được thông qua từ năm 2016-2017.
Theo ông Dodon, Hiến pháp cũng nêu rõ rằng "nếu chính phủ cho rằng cần phải có sự can thiệp của một số lực lượng bên ngoài để giải quyết các vấn đề an ninh của mình, thì điều này có thể được thực hiện, bất chấp tình trạng trung lập".
Ông Dodon cũng nói thêm rằng không cần thiết phải hủy bỏ quyết định này, vì tất cả các quyết định của Tòa án Hiến pháp là cuối cùng và không bị kháng cáo.
Như vậy, nhà cầm quyền không cần thiết phải có sự thay đổi trong Hiến pháp vì thủ tục này mất ít nhất 6 tháng, vẫn có thể cho phép sự can dự từ bên ngoài.
Ngoài ra, các nhà chức trách hiện tại không có đa số lập hiến trong Quốc hội để sửa đổi Luật Cơ bản của đất nước thông qua cơ quan lập pháp.
Cựu tổng thống cũng nhận định rằng người dân Moldova rõ ràng không đứng về phía chính quyền trong vấn đề đưa liên minh vào lãnh thổ của đất nước họ và các nhà chức trách cũng nhận thức rõ điều này. Vì vậy, nếu chính quyền thực hiện bước đi này, sẽ phải chuẩn bị tâm lý đối mặt với những làn sóng phản đối từ người dân.
Trước đó, ông Dodon cũng tuyên bố rằng chính phủ hiện tại đang cố tình ngăn chặn các cuộc đàm phán với Gazprom, để dành cơ hội mua khí đốt thông qua các kế hoạch khác nhau, gây tổn hại cho công dân của mình.
Hạ Thảo (lược dịch)