Cuối năm học: Rộ chuyện lãng phí, xài không hết tiền
Lãng phí bảng tương tác
Năm học này, TP.HCM trang bị gần 1.000 bảng tương tác ở các trường mầm non và tiểu học với tổng kinh phí gần 180 tỉ đồng (ngân sách cấp 50%, còn lại các trường sẽ thu từ phụ huynh).
"Hàng trăm tỉ đồng mà dùng như bảng đen" là nhận xét của báoThanh Niên sau khi khảo sát thực trạng này tại nhiều trường học.
Ở các trường, bảng tương tác chủ yếu dùng trong một số giờ học tiếng Anh - Ảnh: Đào Ngọc Thạch/Thanh Niên |
Theo đó, số lần học sinh được học bảng tương tác là rất thấp, có nơi chỉ vài lần trong năm; giáo viên thì chưa biết cách thao tác thành thục bảng hay tự thiết kế bài giảng phù hợp. Thậm chí, nhiều trường không dám nhận thiết bị vì không có chỗ để.
Tờ báo đã chỉ ra lãng phí bắt đầu từ việc độc quyền phân phối bảng tương tác của đơn vị cung cấp thiết bị, khi mà giá cả chênh lệch gấp nhiều lần so với các nhà cung cấp khác (khoảng 2,2 - 3,6 lần).
Báo này giả định, với khoảng 180 tỉ đồng và mức giá 181 triệu đồng/bộtheo giá của đơn vị đang phân phối thiết bị, thì mỗi trường chỉ có thể được trang bị tối đa là 2 bộ.
Trong khi đó, nếu đầu tư với mức giá 60 triệu đồng/bộ thì mỗi trường có đến 5 bộ.
Còn nếu biết tận dụng tiết kiệm dựa trên thiết bị đã có sẵn thì mỗi trường có thể có đến 10 bộ.
Có nghĩa là khoảng 30 - 50% số lớp học trên một cấp sẽ được trang bị bảng tương tác; sức ảnh hưởng tích cực lên chất lượng giáo dục mới lớn.
Một chuyên gia công nghệ cho biết, mục đích của công nghệ là để giảm chi phí giảng dạy chứ không làm giáo dục trở nên đắt đỏ và xa xỉ.
Lãng phí ở đề án ngoại ngữ quốc gia
Bảng tương tác mà TP.HCM đưa vào các trường chủ yếu được sử dụng để dạy tiếng Anh.
"Có lãng phí" là khẳng định của Bộ GD-ĐT khi thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 ở một số địa phương.
Theo kết luận của Bộ GD-ĐT (đưa ra ngày 19/5) , việc sử dụng ngân sách lãng phí đặc biệt ở khâu mua sắm thiết bị dạy học.
Ngoài ra, còn có lãng phí ở việc đào tạo giáo viên không đến nơi đến chốn, chuẩn giáo viên tiếng Anh giảm so với lúc ban đầu, có tỉnh đến nay không có giáo viên nào đạt chuẩn theo yêu cầu.
Nữ sinh Trường THPT Phan Đình Phùng trong lễ bế giảng năm học |
Tiền cho giáo dục tiêu không hết
Theo báo cáo kiểm toán ngân sách năm 2012 vừa được Kiểm toán Nhà nước gửi lên Quốc hội, một số khoản chi cho đầu tư lâu dài như giáo dục – đào tạo, dạy nghề, sự nghiệp khoa học – công nghệ không tiêu hết tiền.
Các khoản chi chưa giải ngân hết là: chi sự nghiệp giáo dục – đào tạo và dạynghề 127.136 tỷ đồng, bằng 93,5% dự toán, số còn lại 8.785 tỷ đồng; chi sự nghiệpy tế, dân số và kế hoạch hóa gia đình 39.454 tỷ đồng, bằng 96,4%, giảm 1.459 tỷđồng dự toán; chi sự nghiệp khoa học – công nghệ 5.918 tỷ đồng, bằng 82,7%,giảm 1.242 tỷ đồng; chi sự nghiệp kinh tế, bao gồm cả sự nghiệp bảo vệ môitrường 56.854 tỷ đồng, bằng 97,1%, giảm 1.684 tỷ đồng.
Lãng phí nhân lực trình độ đại học
Báo cáo tại phiên khai mạc Quốc hội sáng 20/5, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân cho biết, cử tri và nhân dân băn khoăn về thông tin 72.000 người tốt nghiệp cao đẳng, đại học, sau đại học chưa có việc làm và đề nghị Chính phủ chỉ đạo làm rõ nguyên nhân, thực hiện các giải pháp đồng bộ để tránh lãng phí nguồn lực của gia đình và xã hội (trong thực tế thì theo số liệu của Bộ LĐ-TB và XH, con số thất nghiệp là 158.000 người).
Lãng phí sức khỏe tâm thần
Khó quy ra được tiền tỉ, tiền triệu, nhưng những áp lực cho học sinh và giáo viên trong học tập cũng là một dạng lãng phí lớn. Loạt bài "bấn loạn vì dạy và học" cuả báo Tuổi Trẻ mổ xẻ kỹ lưỡng về vấn đề này.
Nghiên cứu của cử nhân y tế công cộng Nguyễn Thị Mỹ Chi (ĐH Y dược TP.HCM) cho thấy Có đến 73,1% HS bị mắc bệnh rối nhiễu tâm trí bởi áp lực từ chương trình học và 69,2% bởi áp lực thi cử, 71,3% đến từ những áp lực với giáo viên.
Học càng yếu, tỉ lệ bị rối loạn tâm thần càng cao (nguồn: nghiên cứu của cử nhân Nguyễn Thị Mỹ Chi). Trong ảnh: tư vấn viên Đinh Quang Ngọc tư vấn tâm lý cho học sinh Trường THCS Lý Phong (Q.5, TP.HCM) - Ảnh: N.Hùng - Đồ họa: Vĩ Cường/Tuổi Trẻ |
Không chỉ học sinh đổ bệnh vì học, giáo viên cũng stress vì dạy. Ngoài áp lực chuyên môn, những yếu tố khác như bệnh thành tích, sự quá tải, sự chi phối từ lãnh đạo...cũng đổ lên đầu giáo viên, khi không giải tỏa được, lại trút xuống học sinh.
Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy rối nhiễu tâm trí đứng thứ 5 trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật cho con người. Trong tương lai, tâm thần là bệnh phổ biến nhất, đứng đầu trong danh sách gánh nặng bệnh tật của con người, vượt lên cả HIV/AIDS, tim mạch và các bệnh nhiễm trùng.
Lãng phí khó đong đếm: Sự tha hóa của trí thứcTrong bức thư tâm huyết gửi tới VietNamNet, PGS Dương Quốc Việt, Bộ môn đại số - Khoa toán (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) đề cập tới thói quen ru ngủ,tự đánh lừa mình và dẫn tới tha hóa trong giới đào tạo, nghiên cứu.
Giảng viên Việt so sánh: người ta đã từng giải thể hàng vạn cơ quan-xí nghiệp-công ty trong những năm qua do hoạt động không hiệu quả thì không có lý do gì mà lại không xảy ra đối với giáo dục - nơi sản xuất nhiều“hàng dởm” - bệnh thành thích gian dối - bằng cấp - danh hiệu lan tràn - cùng không khí thiếu dân chủ và thiếu thẳng thắn - háo danh. Theo ông, những điều này đang âm thầm phá hủy xã hội ghê gớm, nên cũng rất cần phải bị“giải thể” theo một nghĩa nào đó. Giải thể để tái lập!
Bức thư nhận được nhiều đồng cảm, bởi vấn đề "chúng ta đừng tự lừa mình" không phải chuyện riêng của những người làm giáo dục, mà còn là thực tế của nhiều cá nhân, tổ chức, tập thể.
Nguồn: VNN