Cử nhân bằng giỏi truyền kinh nghiệm học tập, làm thêm cho tân sinh viên

Năm nhất đại học là một khởi đầu mới nhiều bỡ ngỡ, thậm chí hoài nghi. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích dành cho các bạn tân sinh viên.

Để thời đại học trôi qua một cách có ý nghĩa, sinh viên nên đưa ra lộ trình học tập và làm việc cho mình ngay từ năm nhất.

Từng là sinh viên năm thứ nhất đầy bỡ ngỡ cho đến khi giành được tấm bằng giỏi ở ngôi trường danh giá, Nguyễn Mai Hương (SN 1998) - cựu sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân đã có những chia sẻ xung quanh lộ trình học tập suốt quãng thời gian là sinh viên của mình.

{keywords}
Nguyễn Mai Hương - sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ĐH Kinh tế Quốc dân

Theo Hương, ngay từ khi chân ướt, chân ráo bước vào giảng đường chị đã rất chú trọng phát huy ưu thế của bản thân qua việc học tiếng Anh.

“Em nghĩ rằng, học tiếng Anh chắc chắn là điều đầu tiên mà các bạn sinh viên quan tâm khi lên đại học. Bởi lẽ, hiện nay Tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu và các bạn sinh viên sẽ luôn có ưu thế khi sử dụng thành thạo ngôn ngữ này.

Khi học tốt tiếng Anh bản thân em có thể tra cứu các văn bản, tài liệu học thuật của nước ngoài một cách dễ dàng, hay tham gia các khóa học online của các trường đại học lớn trên thế giới thông qua các nền tảng như: Coursera, SkillShare...

Ngoài ra, khi giỏi tiếng Anh, không chỉ em mà các bạn sinh viên khác cũng có thể kiếm được các công việc part-time liên quan đến ngoại ngữ có thu nhập ổn (gia sư, dịch thuật, content writer...)”, Hương nói.

{keywords}
Ảnh minh họa

Ngoài ra, Mai Hương cho rằng sinh viên còn cần phải trang bị cho mình những kỹ năng sử dụng bộ công cụ của Google như Google Document, Google Slide và Google Drive  vì chắc chắn sẽ sử dụng nhiều khi học đại học.

Sinh viên sẽ phải làm các bài tập lớn, thuyết trình, lên kế hoạch cho các hoạt động trong câu lạc bộ... nên hãy thành thạo thao tác sử dụng các công cụ. Đồng thời học thêm sử dụng Word, Excel để thuận lợi trong các môn học liên quan đến thống kê kế toán và tin học ứng dụng.

“Khác với cấp 3, đại học không phải nơi mà các thầy cô cầm tay chỉ việc. Ở môi trường đại học, những kiến thức được dạy trên trường chỉ là một phần rất nhỏ so với bể kiến thức ngoài xã hội.

Em khuyên các bạn sinh viên năm thứ nhất nên tìm hiểu tất cả các công cụ và tài liệu mà nhà trường hỗ trợ sẵn, có thể là thư viện sách, thư viện trực tuyến hay các công cụ tìm kiếm tài liệu nghiên cứu khoa học”, Hương chia sẻ.

Một điều không thể thiếu với sinh viên là tham gia các câu lạc bộ phù hợp với năng lực của bản thân. Bởi lẽ khi sinh viên vừa chập chững vào trường, việc không quen biết nhiều người chắc chắn sẽ khiến các bạn gặp những khó khăn nhất định.

Việc tham gia các câu lạc bộ chính là cơ hội để gặp gỡ nhiều bạn đồng trang lứa, các anh chị tiền bối sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ mình. Dần dần, bạn sẽ thích nghi với môi trường đại học và có thêm những mối quan hệ mới.

Tuy nhiên, các bạn cũng nên chọn lọc câu lạc bộ để tham gia và không nên quá sa đà vào hoạt động câu lạc bộ mà bỏ bê việc học.

Với nhiều sinh viên nhất là những sinh viên tỉnh lẻ thì tìm công việc part-time để có thêm thu nhập hỗ trợ sinh hoạt phí cũng là điều nhiều bạn hướng đến.

“Theo kinh nghiệm của em thì sinh viên năm nhất không có nhiều công việc "bàn giấy" nhàn hạ, hoặc công việc liên quan đến ngành học hiện tại. Nhưng các bạn hoàn toàn có thể tìm một công việc nhỏ phù hợp với thế mạnh của bản thân.

Nếu bạn biết thiết kế đồ họa hoặc có chút khiếu viết lách, bạn có thể làm CTV Design part time hoặc CTV Content cho các tổ chức.

Nếu bạn thích các công việc năng động và được rèn nhiều về kỹ năng giao tiếp thì bạn có thể xin làm nhân viên kinh doanh. Tuy nhiên, dù là việc gì thì việc học vẫn phải đặt lên hàng đầu”, Mai Hương đưa ra lời khuyên với các bạn tân sinh viên.

Hoàng Thanh

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Á hậu Miss Grand Vietnam Hạnh Nguyên: Mẹ là giáo viên tiểu học, cha dạy ĐH Đồng Tháp

Lê Phan Hạnh Nguyên chia sẻ những tâm sự và câu chuyện đặc biệt về hành trình giành ngôi vị Á hậu 1 Miss Grand Vietnam 2024.

Vũ Hiền Hellen: Từ bị miệt thị, bố mẹ đòi 'từ mặt' đến Á hậu 2 Miss Grand Vietnam

Á hậu 2 Miss Grand Vietnam 2024 Vũ Thị Thu Hiền từng mất tự tin trong thời gian dài vì bị miệt thị ngoại hình. Người đẹp cũng tiết lộ suýt bị bố từ mặt vì quyết tâm theo đuổi đam mê ca hát.

Nam sinh Hà Nội vượt 20km đến trường và hành trình giành Huy chương Vàng quốc tế

Quãng đường từ nhà đến trường của Tuấn Anh gần 20km. Bố mẹ không có điều kiện đưa đón nên nam sinh đi học bằng xe buýt. Hàng ngày, em rời nhà vào lúc 5h30...

Hồng Diễm 'lột xác' sau 'Trạm cứu hộ trái tim'

Ngay sau khi kết thúc phát sóng "Trạm cứu hộ trái tim", Hồng Diễm lột xác hoàn toàn về ngoại hình so với vai Ngân Hà tại các sự kiện.

Thủ khoa không đi học thêm, đạt điểm gần tuyệt đối ĐH Bách khoa Hà Nội

Được các bạn rủ thử sức với kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội, Đình Thái chỉ có 2 tuần làm quen với dạng đề. Thế nhưng, nam sinh đã đạt 96,43/100 điểm, trở thành thủ khoa sau cả 6 đợt thi.

Hoa hậu Nông Thuý Hằng: 'Tôi ế toàn thân, chưa thấy ai tiếp cận'

Hoa hậu Các dân tộc Việt Nam 2022 Nông Thuý Hằng tập trung cho công việc nên không có thời gian yêu, tụ tập bạn bè. Cô thoải mái đón nhận tình yêu nhưng vẫn "ế toàn thân".

Nữ sinh giành học bổng toàn phần tiến sĩ khi chưa tốt nghiệp

Dù vẫn chưa tốt nghiệp, nữ sinh Phương Trang đã được ngôi trường hàng đầu châu Á cấp học bổng toàn phần trong suốt 4 năm học tiến sĩ tại Singapore.

Nữ sinh năm 3 và cơ duyên hai lần đi học trao đổi ở Nhật Bản

Cù Khánh Linh nhận được cơ hội học chuyển tiếp tại Đại học Waseda, ngôi trường từng đào tạo 8 đời thủ tướng Nhật Bản, ngay khi trở về sau một kỳ học trao đổi tại Đại học Kansai ở Osaka.

Đang cập nhật dữ liệu !