'Công xưởng' in đề thi THPT quốc gia: Dùng cân điện tử để phát hiện thừa thiếu tờ đề

Phòng in sao đề thi THPT quốc gia của Đại học Bách khoa Hà Nội được ví như "công xưởng" bởi chứa hơn 4 tấn giấy in.
Năm 2018, Đại học Bách khoa Hà Nội cần in sao hơn 700.000 đề của 9 môn thuộc 5 bài thi THPT quốc gia cho cụm thi do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chủ trì. Do vậy, trường cần khoảng 2,1 triệu tờ giấy cứng A4, tương đương 4 -5 tấn giấy.

"Hai xe tải chất đầy giấy được chở đến, năm ngoái có 570.000 đề mà phòng in đã như "công xưởng". Năm nay, núi giấy sẽ cao hơn nữa", thầy Hiệu phó Trần Văn Tớp nói.
Ông Tớp giải thích số lượng đề thi THPT quốc gia tăng đột biến từ năm 2017 do quy định mỗi phòng thi có 24 mã đề, thay vì 6 mã đề như trước. Việc thay đổi phương thức thi, trừ Ngữ văn làm tự luận có thể in trong một tờ giấy, các bài thi khác đều là trắc nghiệm, phải dùng 3 tờ in hai mặt mới hết đề, cũng đẩy lượng giấy cần sử dụng lên tăng cao.


Làm 13 tiếng/ngày để kịp in sao đề thi

Một cán bộ tham gia tổ in sao đề thi THPT quốc gia năm 2017 cho biết, hơn 10 năm làm công tác này, chưa khi nào chị và đồng nghiệp phải đối mặt với khối lượng đề cần nhân bản lớn như 2017. Nhân sự làm in sao do đó phải tăng cường gấp đôi mọi năm.

Có 9-10 ngày để hoàn tất việc in sao đề THPT quốc gia, vài chục người ở căn phòng khóa kín phải luôn chân, luôn tay làm việc theo dây chuyền, suốt từ 7h30 đến 22h, thậm chí có hôm tới 24h. Ngoài khoảng hơn hai tiếng ăn trưa, tối, các cán bộ gần như không giải lao.

"Mọi người đều làm việc hăng say, nghiêm túc lắm bởi ai cũng xác định đang làm nhiệm vụ quan trọng của quốc gia nên tận lực, tận tâm, làm cẩn thận", một nữ cán bộ nhớ lại.

Được "giao" nhiệm vụ dập ghim trong những ngày trực tiếp vào phòng cách ly những năm trước nhưng dù gắng sức làm nhanh đến cứng đờ cánh tay, thầy hiệu phó Tớp vẫn không kịp tiến độ bốc, ghép các tờ đề mà cán bộ nhà trường thực hiện. Trên cánh tay của nhiều người là miếng giảm đau, băng y tế bởi giấy liên tục cứa đứt tay.

Mọi công tác in sao, vận chuyển đề thi, bài thi của thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia đều có nhân viên an ninh giám sát. Ảnh kiểm tra túi đựng bài thi của thí sinh năm 2017: Hoàng Thành.



Dùng cân điện tử để phát hiện thừa thiếu tờ đề

Quá trình in sao đề thi có nhiều công đoạn như nhân bản, ghép đề, dập ghim, cho đề vào túi đựng... Do mỗi thí sinh có một mã đề riêng, có em thi một bài tổ hợp, em thi hai, có những sĩ tử chỉ thi 1-2 môn thành phần trong bài tổ hợp nên việc in sao, ghép đề cực kỳ phức tạp. Đại học Bách khoa Hà Nội do đó chỉ chọn cán bộ có nhiều năm kinh nghiệm in sao đề, làm việc cẩn trọng, tỉ mỉ để đưa vào vòng lõi cách ly.
"Không có chuyện tán gẫu ở khu vực in sao. Thi thoảng, các thầy cô mới trêu đùa một câu cho không khí bớt căng thẳng", thày Tớp nhớ lại những năm trước tham gia tổ in sao.

Nhiều năm làm việc trong tổ in sao đề, ông Tớp vừa ngỡ ngàng vừa thán phục sự chuyên nghiệp, sáng tạo của cán bộ làm công tác này. Một người trong đội ngũ in sao ấy sẽ lên lịch trình cụ thể khi nào, những ai sẽ thực hiện công đoạn gì. Có người chuyên đứng giám sát khi dây chuyền in sao hoạt động, để kịp thời phát hiện các sai sót.

Vài năm trước, một cán bộ của Đại học Bách khoa Hà Nội có ý tưởng dùng cân điện tử để phát hiện sự thừa - thiếu số lượng tờ giấy trong một túi đề thi. "Chiếc cân này có thể đo được chính xác cân nặng của một tờ giấy nên dù túi đề chỉ thừa hoặc thiếu một tờ, cân cũng phát hiện ra", ông Tớp nói. Sáng kiến trên đã giải phóng bao công sức cho cán bộ làm công đoạn kiểm đếm số lượng tờ đề trong mỗi túi đựng đề thi. Công việc này chỉ cần thiếu kiên nhẫn, không tập trung một chút, có thể gây nhầm lẫn tai hại cho cả kỳ thi quan trọng của quốc gia.

Sau khi in sao, các đề thi được đóng gói vào bao bì cứng đã mã hóa bằng màu sắc để dễ phân biệt túi đề của từng môn. Đề thi tiếp đó được đưa vào những thùng tôn lớn, niêm phong kín và chuyển tới điểm thi. Tất cả đều có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của công an thành phố, để đảm bảo an toàn, bảo mật cho tài liệu thuộc Danh mục bí mật nhà nước độ tối mật của ngành Giáo dục và Đào tạo.

Kỳ thi THPT quốc gia 2018, cả nước có gần 926.000 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó, hơn 237.000 em chỉ xét tốt nghiệp THPT, số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng là hơn 688.000.

Kỳ thi chính thức diễn ra trong 2,5 ngày, từ 25/6 đến 27/6. Mỗi tỉnh thành sẽ có một cụm thi, do Sở Giáo dục chủ trì, phối hợp với các đại học.

Cụm thi do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chủ trì có sự phối hợp tổ chức kỳ thi THPT quốc gia 2018 với 10 trường đại học. Trong đó, Đại học Bách khoa Hà Nội phụ trách in sao đề thi. Công việc này bắt đầu từ ngày 14/6, dự kiến hoàn thành trước 1-2 ngày thí sinh làm thủ tục dự thi.

Theo quy định, khu vực in sao đề thi được cách ly 3 vòng độc lập, có an ninh túc trực 24/24h. Tất cả điện thoại di động, máy tính xách tay, iPad... được thu giữ, để bên ngoài.

Ở vòng lõi, các cán bộ trực tiếp in sao đề sẽ làm việc và sinh hoạt trong căn phòng kín, suốt thời gian từ lúc bắt đầu in sao đến kết thúc kỳ thi. Căn phòng này có duy nhất cửa ra vào, luôn được khóa, chìa do một cán bộ công an Hà Nội (PA83) giữ.

Theo VNE

Giao lưu văn hóa sưu tập tem nhân dịp kỷ niệm Ngày sinh Bác Hồ

Chương trình Giao lưu văn hóa sưu tập tem sẽ giúp học sinh Trường THCS Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) thêm yêu quê hương đất nước, góp phần phát triển phong trào sưu tập tem trong trường học.

Nữ sinh Trường Newton và hành trình giành học bổng toàn phần đại học top đầu thế giới

Tháng Tư luôn là giai đoạn sôi động nhất của việc apply học bổng của các học sinh có khát vọng tìm kiếm những môi trường giáo dục lý tưởng trên phạm vi toàn cầu.

Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp

Vừa qua, Trường THCS- THPT Newton đã tổ chức hội thảo “Kỷ nguyên chuyển đổi số và những định hướng cho con khi chuyển cấp”.

Tuyển sinh 2022: Thí sinh trúng tuyển đại học xác nhận nhập học từ hôm nay

Từ hôm nay (18/9), Bộ GD&ĐT sẽ mở hệ thống để thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến; hạn cuối xác nhận nhập học là 17h ngày 30/9/2022.

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh triển khai phương án phòng, chống virut Corona

Sở GD-ĐT Hà Tĩnh vừa ban hành văn bản số 132/SGDĐT-CTTT gửi Trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở; Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện về việc triển khai phòng, chống dịch bệnh do virut Corona gây ra.

Hải Phòng: Nhiều trường học "nhắc nhở" phụ huynh phòng chống vi rút Corona

Trong ngày 30, 31/1, nhiều trường học tại thành phố Hải Phòng đã có thông báo gửi đến phụ huynh, học sinh về việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona.

Dọn phòng, bố ngỡ ngàng phát hiện Bộ luật “phải tuân chỉ” của con trai lớp 5

Một học sinh lớp 5 (ở Thanh Hóa) đã tự đề ra bộ luật 21 điều “phải tuân chỉ” riêng cho bản thân khiến cha mẹ vô cùng ngỡ ngàng.

Diễn biến mới nhất vụ hàng chục học sinh ở Đắk Lắk mang "hàng nóng" đi hỗn chiến

Vụ hàng chục học sinh tham gia chuẩn bị đánh nhau tại Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk đang khiến dư luận hết sức quan tâm. Tuy nhiên, các số liệu của nhà trường cung cấp cho báo chí và cơ quan chức năng đã "vênh" nhau một cách khó hiểu.

"Đề thi học sinh giỏi Văn lớp 9 của Hà Nội đưa ra yêu cầu hoàn toàn phi lí"

Đó là chia sẻ của TS. Trịnh Thu Tuyết – nguyên giáo viên trườn THPT Chu Văn An (Hà Nội) về đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 9 của Hà Nội.

Xã hội càng "trí tuệ nhân tạo" sẽ càng cần "nhân văn số"

Ở Việt Nam, rô-bốt đã làm thay chức năng của nhân viên trong thư viện. Như vậy, để thấy viễn cảnh rô-bốt thay thế hoàn toàn con người trong một số lĩnh vực kỹ thuật không còn xa nữa. Nhưng nói như vậy, không có nghĩa là rô-bốt có thể thay thế mọi lĩnh vực...

Đang cập nhật dữ liệu !