Công ty bảo hiểm "hụt hơi" lợi nhuận vì đem tiền đi... đầu tư chứng khoán

Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm cho thấy bức tranh trái chiều khi doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại giảm mạnh mà lý do của việc này lại khá bất ngờ: do... đầu tư chứng khoán.

Doanh thu phí bảo hiểm tăng mạnh nhưng lợi nhuận lại đi lùi 

Theo kết quả công bố, trong quý II năm nay, các công ty bảo hiểm đều ghi nhận doanh thu phí bảo hiểm tăng. Doanh thu phí bảo hiểm là một chỉ tiêu quan trọng của các doanh nghiệp trong ngành bảo hiểm. 

Nếu tính về số tuyệt đối, Bảo hiểm Bảo Việt (mã chứng khoán: BVH) có mức tăng mạnh nhất, từ mức 10.177 tỷ đồng lên 10.805 tỷ đồng, tương ứng tăng 628 tỷ đồng so với quý I/2021. Đây vẫn là doanh nghiệp đứng đầu thị trường bảo hiểm về quy mô.

Song nếu tính về tỷ lệ tăng, Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng không (mã chứng khoán: AIC) mới là doanh nghiệp có mức tăng mạnh nhất, lên tới 50% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, một số doanh nghiệp khác ghi nhận mức tăng 2 chữ số là Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (mã chứng khoán: MIG) và Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (mã chứng khoán: BIC), tăng lần lượt 25% và 18%. 

Công ty bảo hiểm hụt hơi lợi nhuận vì đem tiền đi... đầu tư chứng khoán - 1

Trong quý II, các công ty bảo hiểm đều ghi nhận doanh thu phí bảo hiểm tăng (Ảnh minh họa: Tiến Tuấn).

Quý I trước đó, các doanh nghiệp cũng ghi nhận doanh thu phí bảo hiểm tăng mạnh, một phần do mức tăng thấp của cùng kỳ năm trước - thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh. Kết hợp với mức tăng của quý II, lũy kế nửa đầu năm, tất cả doanh nghiệp bảo hiểm đều ghi nhận doanh thu phí bảo hiểm tăng trưởng dương, một số đơn vị ghi nhận tăng 2 chữ số là Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (mã chứng khoán: BMI), Bảo hiểm Quân đội, Bảo hiểm BIDV.

Doanh thu tăng tích cực, song lợi nhuận của các doanh nghiệp bảo hiểm lại "đi lùi". Báo cáo tài chính quý II/2022 cho thấy lợi nhuận sau thuế của hầu hết doanh nghiệp bảo hiểm đều "hụt hơi" so với cùng kỳ năm trước. 

Trong các công ty đã công bố kết quả kinh doanh, chỉ có Bảo hiểm Bảo Minh và Bảo hiểm Hàng không ghi nhận có sự tăng trưởng về lợi nhuận. Trong đó, Bảo Minh tăng 4%, Bảo hiểm Hàng không tăng từ mức 1,4 tỷ đồng lên 17 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp còn lại đều ghi nhận lợi nhuận sau thuế "bốc hơi". Nhiều doanh nghiệp giảm tới 2 chữ số như Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (mã chứng khoán: PGI), Bảo Việt, Bảo hiểm PVI (mã: PVI), Bảo hiểm BIDV… Dù vậy, các doanh nghiệp này vẫn ghi nhận lợi nhuận sau thuế ở mức dương. Trong khi, Bảo hiểm Bảo Long (mã chứng khoán: BLI) ghi nhận lỗ sau thuế gần 52 tỷ đồng, cùng kỳ vẫn có lãi 21 tỷ đồng.

Công ty bảo hiểm đầu tư nghìn tỷ đồng vào cổ phiếu

Trước đó, Công ty cổ phần Chứng khoán SSI đã cho rằng kết quả lợi nhuận quý II năm nay của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không khả quan do diễn biến thị trường chứng khoán không thuận lợi. 

Ngoại trừ Công ty cổ phần Bảo hiểm Nông nghiệp (mã chứng khoán: ABI), tất cả doanh nghiệp bảo hiểm đều có đầu tư cổ phiếu. Bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm vốn có ưu thế trong việc huy động tiền. Năm 2021, đầu tư cổ phiếu chiếm khoảng từ 2% đến 9% tổng danh mục đầu tư và chiếm 10% đến 46% lợi nhuận đầu tư của các công ty bảo hiểm. 

Tuy nhiên, chỉ số đại diện sàn chứng khoán TPHCM chốt phiên cuối tháng 6 tại mốc 1.197 điểm, giảm 328 điểm so với phiên giao dịch đầu năm, tương đương mức giảm 21,4%. Theo thống kê của StockQ, VN-Index nằm trong nhóm 15 chỉ số chứng khoán giảm mạnh nhất thế giới.

Với việc thị trường chứng khoán sụt giảm so với đầu năm, Chứng khoán SSI dự báo các doanh nghiệp bảo hiểm có thể sẽ phải trích lập dự phòng cho các khoản đầu tư cổ phiếu, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng.

Công ty bảo hiểm hụt hơi lợi nhuận vì đem tiền đi... đầu tư chứng khoán - 2

Tính về số tuyệt đối, Bảo hiểm Bảo Việt có mức tăng doanh thu phí mạnh nhất (Ảnh: Bảo Việt).

Bảo Việt lý giải nguyên nhân khiến lợi nhuận sau thuế chỉ bằng 68% thực hiện cùng kỳ năm trước do sự sụt giảm của thị trường chứng khoán nửa đầu năm nay. Giá gốc danh mục đầu tư chứng khoán kinh doanh (cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu chưa niêm yết, trái phiếu, chứng chỉ quỹ) tại thời điểm cuối quý II là 2.954 tỷ đồng, song giá trị thuần giảm xuống còn 2.709 tỷ đồng. Khoản dự phòng giảm giá của doanh nghiệp này lên tới 245 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước, doanh nghiệp dự phòng lỗ chỉ 46 tỷ đồng.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại các doanh nghiệp bảo hiểm còn lại. Giá trị thuần danh mục đầu tư chứng khoán của Bảo hiểm Bảo Minh, Bảo hiểm Bảo Long, Bảo hiểm Petrolimex đã giảm 2 chữ số so với giá gốc. Các công ty bảo hiểm dự phòng lỗ hàng chục tỷ đồng. Cụ thể, chỉ tiêu này ở Bảo hiểm PVI là 37 tỷ đồng, Bảo hiểm Bảo Minh là 35 tỷ đồng, Bảo hiểm BIDV 14 tỷ đồng…

Với Bảo hiểm Bảo Long, doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất ghi nhận lỗ trong quý II năm nay cho tới thời điểm này bị thâm hụt do các khoản dự phòng lớn từ hoạt động đầu tư chứng khoán. Cụ thể, doanh Bảo Long trích dự phòng cho mã HPG hơn 3,7 tỷ đồng, mã PEG hơn 2,7 tỷ đồng, mã STB 2,1 tỷ đồng, mã CTD 1,1 tỷ đồng, mã PCF 251 triệu đồng.

Trong danh mục đầu tư chứng khoán của các công ty, cổ phiếu đang niêm yết cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tại Bảo hiểm Bảo Việt, tỷ lệ là 76,9%, tại Bảo hiểm BIDV là 85,6%, Bảo hiểm Bảo Long là 66,7%, Bảo hiểm PVI là 79%...

Công ty bảo hiểm hụt hơi lợi nhuận vì đem tiền đi... đầu tư chứng khoán - 3

Sự sụt giảm của thị trường chứng khoán nửa đầu năm nay cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp bảo hiểm (Ảnh: Hải Long).

Ngoài ra, một yếu tố khác đáng chú ý tác động đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp đang niêm yết là tổng chi phí bồi thường bảo hiểm.

Chỉ tiêu này tại quý II năm nay đã tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Ở Bảo hiểm Bảo Long, tổng chi phí bồi thường bảo hiểm tăng từ 70 tỷ đồng lên 130 tỷ đồng, ở Bảo hiểm Hàng không tăng từ 111 tỷ đồng lên 173 tỷ đồng, ở Bảo hiểm Petrolimex tăng từ 280 tỷ đồng lên 315 tỷ đồng… Tại doanh nghiệp bảo hiểm quy mô lớn như Bảo Việt, chi phí bồi thường bảo hiểm tăng từ 8.058 tỷ đồng lên 9.125 tỷ đồng. Điều này làm tăng tổng chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp tăng mạnh hơn.

Dù vậy, quan sát mức lợi nhuận khả quan của nhóm công ty bảo hiểm năm 2021, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng ngành bảo hiểm sau nhiều năm đã có sự tăng trưởng về lợi nhuận nhờ phục hồi kinh tế và nhu cầu bảo hiểm quay lại sau đại dịch, môi trường lãi suất, lợi suất trái phiếu ở mặt bằng cao hơn. BVSC vẫn đặt kỳ vọng về đà tăng trưởng của nhóm doanh nghiệp này trong năm nay.

Thép suy giảm, Hoà Phát vẫn tăng thị phần dù lợi nhuận chạm đáy, cổ phiếu HPG sẽ ra sao?

Thép suy giảm, Hoà Phát vẫn tăng thị phần dù lợi nhuận chạm đáy, cổ phiếu HPG sẽ ra sao?

Ngành thép suy giảm trong bối cảnh giá vật liệu xây dựng tăng cao, giá thép giảm, và thị trường bất động sản chững lại tuy nhiên Hoà Phát vẫn tăng thị phần lên 36,4% trong 6 tháng đầu năm, so với 32,4% năm 2021.

Theo Dân trí

Betrimex mở Trung tâm R&D nghiên cứu và phát triển ngành dừa tại TP.HCM

Trung tâm R&D hiện đại của ngành dừa sẽ giúp Betrimex thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược trở thành trung tâm đổi mới, nghiên cứu và phát triển các giải pháp sáng tạo từ dừa.

SHB nhận giải Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam

Không ngừng ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, liên tục đổi mới sáng tạo, mang đến các giải pháp tài chính số toàn diện, nâng cao trải nghiệm khách hàng, SHB được vinh danh là “Ngân hàng có sáng kiến giải pháp thanh toán tốt nhất Việt Nam”.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

SHB dành 11.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp SME vay ưu đãi

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thông báo triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất với quy mô 11.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ bổ sung nguồn vốn lưu động, đầu tư sản xuất kinh doanh và mua phương tiện vận tải.

SHB và dấu ấn tiên phong thành công trong triển khai nhận sáp nhập

SHB đã có những bước tiến trong quá trình nhận sáp nhập Habubank và tái cấu trúc, cùng với tầm nhìn dài hạn và chiến lược phát triển mạnh mẽ.

Tạo điều kiện để đưa kinh tế đêm ‘thăng hoa’

Với thế mạnh ẩm thực, văn hóa, Việt Nam cần chiến lược cụ thể cho kinh tế đêm, quy hoạch chi tiết sản phẩm, dịch vụ, trải nghiệm để sớm đưa kinh tế đêm thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Ra mắt dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island tại Cát Bà

Sun Group vừa giới thiệu dự án “Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island”, tọa lạc tại “trái tim” Cát Bà - nơi thu trọn khung cảnh biển trời vịnh Lan Hạ. Dự án được phát triển dựa trên triết lý xanh, hài hòa với thiên nhiên.

SHB mở gói vay ưu đãi 16.000 tỷ hỗ trợ người trẻ mua nhà, lãi suất chỉ từ 3,99%

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp tín dụng hỗ trợ người trẻ (dưới 35 tuổi) mua nhà, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) triển khai gói cho vay ưu đãi với mức lãi suất được cho là hấp dẫn trên thị trường hiện nay.

Sun Group giới thiệu dự án Thành phố Vịnh trung tâm Xanh Island Cát Bà

Vị trí đắc địa cùng triết lý phát triển bền vững của dự án BĐS đầu tiên Sun Group giới thiệu ở Cát Bà kích hoạt khí thế của gần 2.000 chuyên viên kinh doanh, trong sự kiện “Kích hoạt kỷ nguyên Xanh” sáng 21/2 tại TP Hải Phòng.

Sun Property được vinh danh Top 10 nhà phát triển BĐS hàng đầu Việt Nam

Sun Property (thành viên tập đoàn Sun Group) và 2 dự án Sun Urban City, Sun Symphony Residence đồng loạt được gọi tên tại những hạng mục quan trọng nhất của Lễ Vinh danh thương hiệu Bất động sản dẫn đầu năm 2024 - 2025.