'Con trai 7 tuổi tò mò đòi xem miếng băng vệ sinh, tôi phải làm như nào?'
"Cháu tò mò nên hỏi mẹ, rồi còn muốn xem thử miếng băng vệ sinh như thế nào. Tôi muốn xin lời khuyên xem phải xử lý tình huống ra sao? ".
Với nhiều bậc phụ huynh, giáo dục giới tính là một vấn đề nhạy cảm, khiến họ không biết phải mở lời ra sao với con cái. Nhiều người thậm chí còn trốn tránh, không muốn nói với con các vấn đề giới tính và luôn lấy lý do con "còn nhỏ, chưa cần biết". Hoặc nhiều gia đình phó thác hoàn toàn chuyện giáo dục giới tính cho giáo viên, nhà trường. Tuy nhiên, điều này là sai và khi con đến độ tuổi cần, cha mẹ cần phải giáo dục con đúng cách, tránh để con có những tò mò, hiểu sai lệch.
Mới đây, một bà mẹ ở Trung Quốc đã chia sẻ về vấn đề nhạy cảm mà mình đang gặp phải. Chị cho biết: "Xin chào các chuyên gia trong lĩnh vực Nuôi dạy trẻ, tôi có con trai năm nay 7 tuổi. Mới đây, tôi có kinh nguyệt và con trai tôi đã nhìn thấy băng vệ sinh dùng rồi của mẹ trong xô rác ở phòng tắm.
Cháu tò mò nên hỏi mẹ, rồi còn muốn xem thử miếng băng vệ sinh như thế nào. Tôi muốn xin lời khuyên xem phải xử lý tình huống ra sao? Tôi cần làm gì trước thắc mắc của con?".
CÁCH CHUYÊN GIA GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Về vấn đề này, Giáo sư Phương Cương, chuyên gia trong lĩnh vực Giáo dục giới tính cho trẻ tại Trung Quốc cho biết: "Đứa trẻ sẽ muốn xem băng vệ sinh mà mẹ đã sử dụng vì sự tò mò của trẻ về kinh nguyệt vẫn chưa được thỏa mãn. Vì đứa trẻ đã hỏi, tôi đề nghị bạn nên bình tĩnh giải thích cho trẻ hiểu kinh nguyệt là gì?".
Người mẹ sau đó hỏi lại: "Cháu đã cần biết về cái này chưa? Để khi nào cháu học cấp 2, giáo viên giải thích có phải sẽ tốt hơn không?".
Câu trả lời của bà mẹ ắt hẳn là suy nghĩ, tâm lý chung của rất nhiều bậc phụ huynh: Phó thác việc giáo dục giới tính cho trường học. Trong khi đó, không phải trường học nào cũng có những có khóa học giáo dục giới tính chuyên nghiệp, bài bản. Việc giáo dục giới tính trong nhà trường nhiều khi không khả quan và cần sự chung tay của các bậc cha mẹ.
Giáo sư Phương Cương nói: "Mặc dù một số trường có dạy trẻ về những khái niệm như kinh nguyệt, sinh sản,... nhưng đa phần là kiến thức tâm sinh lý hời hợt, nội dung chưa thực sự bao quát, khiến trẻ không hiểu rõ. Điều này sẽ gây bất lợi trong việc nâng cao nhận thức của trẻ về bình đằng giới và tôn trọng lẫn nhau,...
Giáo dục giới tính không phân biệt lứa tuổi. Cha mẹ chính là người thầy đầu tiên của trẻ. Thay vì đợi chờ trường học, tốt hơn hết là cha mẹ nên tận dụng sự tò mò của con để giảng giải ở mức độ vừa phải, phù hợp với nhận thức, độ tuổi.
Về vấn đề kinh nguyệt, mẹ có thể giải thích cho con như sau: "Kinh nguyệt là quá trình phụ nữ thải (qua âm đạo) máu và các chất khác từ niêm mạc tử cung vào một thời điểm trong tháng và diễn ra từ khi dậy thì cho đến khi mãn kinh (ngừng chu kỳ kinh nguyệt đều đặn), ngoại trừ khi mang thai. Quá trình này kéo dài khoảng 3-5 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt thường diễn ra hàng tháng và xảy ra trong hệ thống sinh sản của phụ nữ.
Mẹ cũng có thể tìm cho con xem một số tranh ảnh, video tài liệu để trau dồi thêm kiến thức về giới tính".
- Việc này bố nói với con trai sẽ tốt hơn đúng không?
Giáo sư Phương Cương đáp: "Giáo dục giới tính không phân biệt giới tính, không liên quan gì đến giới tính của cha, mẹ và con. Việc cha hay mẹ giáo dục giới tính cho con phụ thuộc vào "kiến thức của ai khoa học hơn" và "thái độ của ai bình tĩnh hơn khi nói chuyện với con cái".
Tôi khuyên các bậc cha mẹ nên cùng trả lời câu hỏi của con, tạo bầu không khí thoải mái sẽ khiến gia đình nói chuyện về các vấn đề giáo dục giới tính tốt hơn. Đối với việc đứa trẻ muốn xem miếng băng vệ sinh mà mẹ đã dùng, tôi có lời khuyên như sau:
Dưới góc độ thỏa mãn trí tò mò của trẻ, trước khi cho trẻ xem, hãy cho trẻ biết kinh nguyệt và băng vệ sinh là gì.
Thứ hai, lấy miếng băng vệ sinh sạch giới thiệu cho trẻ cấu tạo, cách sử dụng và chức năng của nó. Thứ ba, có thể cho trẻ thử dùng các chất lỏng khác để thử và hiểu độ thấm hút của băng vệ sinh.
Bằng cách này, sự tò mò của trẻ về kinh nguyệt và băng vệ sinh đã thực sự được thỏa mãn. Sau đó sẽ xem trẻ có cần hỏi thêm hay không. Đừng vội vàng cảm thấy "bẩn thỉu", "ghê tởm" khi trẻ có những thắc mắc nhạy cảm. Thay vào đó, phải bình tĩnh, xóa bỏ những kỳ thị về kinh nguyệt của trẻ, tránh cho trẻ trêu chọc những bạn nữ đang đến kỳ kinh. Từ đó trẻ học được cách tôn trọng và giúp đỡ phụ nữ khi cần.
Dù là con trai nhưng trẻ có mẹ, sau này có thể lấy vợ, có con gái. Việc hiểu về kỳ kinh nguyệt sẽ giúp con biết yêu thương những người phụ nữ xung quanh nhiều hơn".
Con gái có mùi lạ tắm mãi không hết, mẹ đưa đi khám bác sĩ thì bàng hoàng biết sự thật
Sau khi biết sự thật, người mẹ đã vô cùng hối hận vì thời gian qua đã bỏ bê con gái mình.
Theo phapluat.suckhoedoisong.vn