Con số thống kê du khách quốc tế vào Việt Nam không thực chất!

Đó là nhận định của PGS.TS Phạm Trung Lương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam, tại hội thảo “Giải pháp phát triển du lịch TP Đà Nẵng đến năm 2030” do UBND TP Đà Nẵng tổ chức ngày 5/12.

Bệnh thành tích nên cứ thích số khách lớn thôi!

Như tin đã đưa, ngày 5/12, UBND TP Đà Nẵng tổ chức hội thảo “Giải pháp phát triển du lịch TP Đà Nẵng đến năm 2030” nhằm tham vấn ý kiến của các chuyên gia, doanh nghiệp và những người tâm huyết với sự nghiệp phát triển du lịch của TP để cùng tìm ra các giải pháp, định hướng đúng đắn cho phát triển du lịch Đà Nẵng trong giai đoạn đến.

PGS.TS Phạm Trung Lương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam, phát biểu tại hội thảo“Giải pháp phát triển du lịch TP Đà Nẵng đến năm 2030”; ngồi bên cạnh (đeo kính) là ông Trần Chí Cường, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Đà Nẵng (Ảnh: HC)

Tại hội thảo, PGS.TS Phạm Trung Lương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam thẳng thắn cho rằng, một trong những vấn đề rất quan trọng và rất khó của du lịch Việt Nam hiện nay là… vấn đề thống kê.

“Thống kê hiện nay trên phạm vi cả nước nói chung và từng địa phương nói riêng là vẫn theo cách truyền thống, nhưng cái đó không đủ, ít nhất là đối với ngành du lịch. Chính vì vậy, chúng tôi đã nhờ Cộng đồng châu Âu (EU) có dự án để chuyển giao việc thống kê ngành du lịch theo cái gọi là “tài khoản vệ tinh” đúng với thông lệ quốc tế hiện nay khi thống kê ngành du lịch thì mới chuẩn được!” – PGS.TS Phạm Trung Lương nói.

Ông Lương giải thích thêm: “Chuẩn ở đây theo nghĩa có những con số thống kê của chúng ta sẽ bị giảm đi, ngược lại có những con số sẽ tăng lên. Tôi nói ví dụ con số giảm: Đó là con số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Thực hiện thống kê đúng theo thông lệ quốc tế hiện nay thì chắc chắn con số này phải giảm đi chứ không phải như con số chúng ta công bố đâu!”.

Theo nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam, con số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hiện nay được công bố dựa trên chỉ số “khách cứ vào đến Việt Nam, qua biên giới, đóng dấu bụp một cái thì đấy là khách du lịch quốc tế và con số chúng ta công bố hàng năm của ngành du lịch chính là con số này”!

Ông Lương nhấn mạnh: “Nhưng xin thưa, trong con số đấy lại có cả khách quốc tế vào Việt Nam nhưng để đi lao động. Theo định nghĩa của ngành du lịch thì đấy không phải là khách du lịch quốc tế, mà con số này rất lớn, lên đến hàng triệu người chứ không phải ít đâu. Tiếp theo nữa là những người vào Việt Nam học tập, như sinh viên, chưa kể những người này một năm đi ra đi vào nhiều lần chứ không phải ít đâu.

Vậy thì nếu tính đúng, con số khách du lịch quốc tế đúng nghĩa vào Việt Nam chắc chắn phải tụt đi. Nhưng chúng ta hiện nay đang chạy theo bệnh thành tích nên cứ thích con số lớn thôi. Việc này tôi cũng đã từng báo cáo tại hội nghị liên quan do Thủ tướng chủ trì rồi. Chính phủ khi đặt ra các mục tiêu phát triển cho ngành cũng cứ đưa ra năm tới đây phải đón được bao nhiêu khách.

Là những người nghiên cứu, chúng tôi cho rằng chuyện đó không quan trọng. Không quan trọng là bao nhiêu khách mà quan trọng là chúng ta thu về được vào nhiêu? Đó mới là con số quan trọng”.

Du lịch Đà Nẵng phải hướng vào phân khúc khách chất lượng cao

Tại hội thảo, PGS.TS Phạm Trung Lương cũng khuyến cáo, đôi khi đông khách quá sẽ nảy sinh nhiều yếu tố khác, như những áp lực đối với cơ sở hạ tầng, áp lực về môi trường… mà Đà Nẵng và nhiều trung tâm du lịch đang phải gánh chịu. Do đó, ông Lương cho biết, hiện nhiều địa phương đang tính đến việc “quản lý du lịch theo sức chứa của điểm đến”.

“Hiện du lịch Đà Nẵng cũng đang xin chủ trương của HĐND, UBND TP để sắp tới sẽ triển khai. Đây là một công cụ quản lý theo sức chứa để đảm bảo tính bền vững cho điểm đến. Việc này hết sức quan trọng, chứ còn chúng ta cứ chạy theo con số là chết!” – PGS.TS Phạm Trung Lương nói.

Đồng tình với quan điểm này, ông Trần Chí Cường, Trưởng ban Kinh tế – Ngân sách HĐND TP Đà Nẵng cho rằng, định hướng phát triển sắp tới của ngành du lịch TP là phải gắn với chất lượng cao. Theo ông Cường, thời gian qua du lịch Đà Nẵng phát triển về số lượng khá tốt nhưng cũng dẫn đến những áp lực về giao thông, môi trường… như đã thấy. Vì vậy, ông Cường cũng đồng tình đã đến lúc du lịch Đà Nẵng không thể chỉ chú trọng phát triển về số lượng mà phải đi vào chất lượng!

Ông Trần Chí Cường nhấn mạnh: “Có xác định làm du lịch chất lượng cao thì chúng ta mới có những định hướng cụ thể. Yêu cầu du lịch chất lượng cao thì bắt buộc sản phẩm phải cao, dịch vụ cũng phải cao, nguồn nhân lực phục vụ cho các sản phẩm, dịch vụ đó cũng phải cao mới đáp ứng yêu cầu.

Và cái then chốt mà tôi thấy cần phải lưu ý, đó là thị trường khách, cũng phải chất lượng cao mới tương ứng, đồng bộ. Chúng ta đưa ra sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao thì không thể phục vụ đối với thị trường khách chi tiêu thấp, mà sản phẩm đưa ra phải tìm được thị trường khách tương ứng. Vì vậy, tôi đề nghị cần tập trung đánh giá, xem xét lại thị trường!”.

Theo ông Cường, du lịch Đà Nẵng không nhất thiết cứ phải loay hoay đi tìm ở các thị trường mới mà hoàn toàn có thể khai thác phân khúc khách chất lượng cao ở các thị trường quốc tế truyền thống như Trung Quốc, Hàn Quốc... và ngay cả thị trường nội địa. “Có những thị trường lâu nay chúng ta đánh giá chất lượng thấp thì vẫn có phân khúc khách chất lượng cao, chúng ta cần hướng vào đấy để làm công tác xúc tiến!” – ông Trần Chí Cường nói thêm.

HẢI CHÂU
Từ khóa: Đà Nẵng du lịch khách quốc tế Thủ tướng Chính phủ bệnh thành tích Trung Quốc

2 giải đấu Taekwondo kịch tính trong tuần lễ thể thao của CJ K Festa 2025

Những bài quyền đẹp mắt, những trận đối kháng đỉnh cao thể hiện sức mạnh và tinh thần võ đạo thu hút khán giả tại 2 giải Taekwondo đang diễn ra tại TP.HCM.

Báo chí Việt Nam: Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sáng nay (19/6), tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề “Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

SHB - nơi yêu thương lan tỏa, sự sẻ chia chạm đến trái tim

Giữa guồng quay cuộc sống, có những câu chuyện lặng lẽ nhưng ấm áp, có những bàn tay đưa ra đúng lúc, có những tấm lòng rộng mở đồng hành... Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), những điều tử tế vẫn luôn hiện hữu, chạm đến trái tim mọi người.

Diễn viên Võ Hoài Nam: 5 bố con luôn an tâm khi có bà xã quán xuyến

Diễn viên Võ Hoài Nam nói bao nhiêu năm nay bà xã kém 12 tuổi luôn là hậu phương lo lắng mọi thứ cho 5 bố con nên anh rất yên tâm.

Cô gái Nam Định vẽ tranh bằng 'đôi tay' đặc biệt, nuôi ước mơ thành họa sĩ

“Tôi không quyết định được hình hài mình sinh ra nhưng tôi có quyền chọn cách sống”, câu nói ấy đã trở thành động lực, giúp Thơm vượt qua giới hạn của cơ thể, dùng “đôi tay” đặc biệt vẽ lên cuộc đời đầy ý nghĩa.

Bố mẹ mất sớm, cô gái Hải Dương oà khóc khi được anh chị đưa đi ‘hỏi vợ’

Ngày anh chị nhận lời đứng ra lo chuyện cưới hỏi, cô gái Hải Dương xúc động đến bật khóc.

Cử nhân thất nghiệp về quê làm ông chủ vườn ‘cây tỷ đô’

Tốt nghiệp Trường Đại học Thể dục - Thể thao nhưng không xin được việc, anh Đỗ Trọng Học gác lại tấm bằng cử nhân về nhà trồng “cây tỷ đô”, thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.

Niềm tự hào của người SHB

Ngân hàng SHB không chỉ là một tổ chức tài chính, mà còn là nơi nuôi dưỡng và lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp, nơi mỗi cán bộ nhân viên tìm thấy niềm vui, sự gắn bó và tự hào.

Làm việc ở Hà Nội, nam giảng viên vẫn chọn về quê sống, mỗi ngày đi hơn 100km

Làm việc ở Hà Nội nhưng anh Thành vẫn chọn về quê sống 16 năm nay. Mỗi ngày, anh vừa đi vừa về hết hơn 100km.

Du lịch Cát Bà tăng trưởng hai con số nhờ điều gì?

20% là tỷ lệ tăng trưởng khách và doanh thu tới Cát Bà 2024. “Hòn đảo Ngọc” của miền Bắc đang trở thành điểm đến hút khách đáng mơ ước, nhất là khi hệ thống giao thông tới đảo ngày càng thuận lợi.